Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

doc 23 trang sklop9 04/11/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9
 được tốt hơn và có thể giúp cho học sinh có được kĩ năng viết văn nghị luận tốt 
nhất. 
 III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 Trong quá trình dạy học, ở phân môn tập làm văn giáo viên phải dạy cho 
học sinh nắm vững văn nghị luận. Sau đó giáo viên giúp học sinh phân biệt được 
nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
 Ở phần tập làm văn lớp 9, học sinh được học riêng về nghị luận xã hội 
qua 2 bài đó là : Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và Nghị luận về 
một vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí. Trong quá trình dạy, giáo viên hướng dẫn kĩ 
cho học sinh nắm được bản chất của dạng bài này. Giáo viên cần rèn kĩ năng 
viết cho từng đối tượng nghị luận nghị luận xã hội, giúp các em biết cách lập 
luận, biết lấy dẫn chứng từ thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.
 Ngoài ra, trong quá trình học tập nhất là trong lúc ôn thi giáo viên giúp 
học sinh biết cách xử lí đề bài theo yêu cầu. Vấn đề nghị luận được đưa ra dưới 
nhiều hình thức khác nhau, có thể trực tiếp nhìn thấy, có thể gián tiếp cần phát 
hiện. Học sinh cần nghiên cứu kĩ, phát hiện đúng đối tượng nghị luận để bài làm 
đi đúng hướng.
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kiến thức đời sống xã hội để 
các em có vốn kiến thức đưa vào bài làm. Giáo viên cũng giúp học sinh biết 
cách liên hệ thực tế rút ra được bài học kinh nghiệm, biết bày tỏ quan điểm thái 
độ, hành động , nhận thức sau khi làm dạng bài nghị luận xã hội.
IV – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu, tôi đặt trọng tâm là học sinh THCS và môn 
Ngữ văn 9 ( phân môn Tập làm văn). Môn Ngữ văn 9 đòi hỏi tư duy khá cao 
nhất là ở phần tập làm văn. Phần viết văn nghị luận là một trong những phần 
trọng tâm nhất của phân môn Tập làm văn 9 trong đó có nghị luận xã hội. 
Trong nhiều năm gần đây các bài thi trong kì thi chuyển cấp hầu hết là yêu cầu 
viết đoạn văn kiểu bài nghị luận trong đó một phần nghị luận văn học và một 
phần nghị luận xã hội. Thông qua kết quả thu được từ bài làm của học sinh tôi 
 2 Dựa vào những cơ sở lí luận trên, tôi có một vài điều tâm đắc trong việc 
hướng dẫn học sinh lớp 9 viết văn nghị luận xã hội để các em có thể đạt kết quả 
tốt nhất trong việc học tập và trong các kì thi.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như kiểm tra học kì, đặc biệt 
là kì thi tuyển vào lớp 10,thậm chí kì thi học sinh giỏi lớp 9, ở môn Ngữ văn 
nhiều năm qua học sinh viết phần văn nghị luận xã hội còn nhiều hạn chế. Bài 
làm của học sinh thường chưa đúng yêu cầu thể loại, sơ sài, lan man, lúc thừa, 
lúc thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Khả năng làm sáng tỏ vấn đề còn non kém do học 
sinh thiếu kiến thức thực tế.Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô giáo chúng ta 
phải trăn trở, phải suy ngh. Do đó mỗi thầy cô đứng lớp chúng ta cần phải tìm ra 
phương pháp nào đó dạy cho học sinh biết cách viết văn nghị luận xã hội theo 
yêu cầu là việc làm thiết thực. Bản thân học sinh tích cực rèn rũa để có kĩ năng 
viế nghị luận xã hội . Từ thực tế trên tôi chọn viết đề tài “ Rèn kĩ năng viết văn 
nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.” nhằm trao đổi kinh nghiềm cùng đồng 
nghiệp giúp bản thân nâng cao nghiệp vụ trong giảng dạy và giúp học sinh nâng 
cao chất lượng học tập cũng như nâng cao kết quả trong các kì thi tuyển sinh 
vào lớp 10 hoặc thi học sinh giỏi. Nâng cao chất lượng học sinh cũng là góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục đó là vấn đề mà thầy cô giáo cần phải quan 
tâm và chú trọng.
 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
- Số HS chưa biết viết văn nghị luận xã hội chiếm 21%.
- Số học sinh biết làm nhưng chất lượng bài thấp, bài viết còn sơ sài lủng củng 
chiếm 41%.
- Số học sinh viết đạt yêu cầu nhưng chưa thuyết phục cao chiếm 32%.
- Số học sinh làm tốt bài nghị luận xã hội cả về kiến thức và kĩ năng, bài viết có 
sức thuyết phục , chất lượng bài làm tốt chiếm 6%.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
 4 điểm đúng đắn, sáng rõ, dẫn chứng phù hợp, lời văn chính xác, sinh 
 động.
 - Bố cục: 
 Mở đoạn: Giới thiệu trực tiếp tư tưởng đạo lí cần nghị luận.
 Thân đoạn: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí được nghị luận. 
 Phân tích, chứng minh làm rõ nội dung nghị luận, biểu hiện như thế 
 nào, vai trò ý nghĩa ra sao. Mở rộng liên hệ thực tế với các vấn đề liên 
 quan, bác bỏ tư tưởng trái ngược
 Kết đoạn: Rút ra bài học hành động cụ thể cho bản thân và cho thế hệ 
 trẻ.
 3. Vị trí của nghị luận xã hội trong cấu trúc đề thi. 
 Yêu cầu viết nghị luận xã hội thường nằm ở cuối phần II trong đề thi.
 Ví dụ: 
Câu 3. Phần I. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn thành phố Hà Nội năm 2017. 
Hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 12 câu) về quan niệm : Được sống 
trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người.
Câu 3. Phần II. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn thành phố Hà Nội năm 2018.
Hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia 
đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Câu 3. Phần II. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn thành phố Hà Nội năm 2019.
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng 2/3 trang giấy 
thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người 
khám phá khả năng của chính mình?
 4. Hướng dẫn cụ thể khi viết văn nghị luận xã hội.
 4.1. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 a. Hướng dẫn các bước thực hiện.
Đối với dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, để giải quyết vấn đề ta 
cần lưu ý cách xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và 
trả lời những câu hỏi như sau đây:
 - Nó là gì?
 - Nó như thế nào?
 6 Ví dụ : Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một 
triết lí sâu sắc, thấm thía : Chỉ có tình cha con là không thể chết. Viết đoạn văn 
khoảng 12 câu nêu ý kiến của em về tính triết lí trong câu nói đó.
Kiểu 3 : Đưa ra một hình ảnh hoặc một câu chuyện nhỏ ,học sinh tìm hiểu kĩ để 
phát hiện ra thông điệp được gửi gắm trong câu chuyện hoặc trong hình ảnh . 
Sau khi tìm ra thông điệp , học sinh đưa thông điệp ấy trở về thành đối tượng 
được nghị luận 
 Với kiểu thứ nhất ( kiểu thường gặp hơn kiểu 2), giáo viên hướng dẫn trình 
tự chung như sau :
Mở đoạn :
 Giới thiệu về sự việc được nghị luận.
Thân đoạn : 
- Giải thích vấn đề được nghị luận như một khái niêm.
- Trình bày biểu hiện của vấn đề.
- Bàn luận mở rộng : bàn mặt tốt mặt xấu, đúng saiđể đưa ra quan điểm của 
người viết.
Kết đoạn :
 Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Với kiểu thứ 2, giáo viên hướng dẫn học sinh :
 Mở đoạn bằng cách : Dẫn trực tiếp luôn quan điểm và khẳng định tính đúng sai.
Thân đoạn :
 -Ý nghĩa của triết lí.
 - Đưa ra dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ quan điểm đã cho.
 -Bàn mở rộng nâng cao.
 -Liên lệ thực tế.
Kết đoạn : Bài học rút ra từ quan điểm đưa ra.
Kiểu thứ 3, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện như sau.
 8 ước mơ bình dị nhưng có những ước mơ cao cả, lớn lao. Nhưng thật tẻ 
 nhạt khi cuộc đời không có ước mơ.
 - Chứng minh ý nghĩa của ước mơ: Sử dụng dẫn chứng từ thực tế ( ước 
 mơ cao cả lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay của các nhà khoa 
 học; ước mơ bình dị của các bác nông dân)
 - Bàn luận mở rộng: Ước mơ sẽ không đến với những ai sống thiếu lí 
 tưởng, không có ý chí và nghị lực. Nếu con người biết vượt qua khó 
 khăn thử thách để theo đuổi ước mơ chính đáng thì sẽ đạt được điều 
 mình muốn. Tuy nhiên ước mơ phải thực tế, phù hợp với khả năng và 
 hoàn cảnh, không nên viển vông xa vời sẽ phản tác dụng.
Kết đoạn: Mỗi người sống cần có ước mơ phù hợp, chính đáng, đặc biệt tuổi trẻ 
học sinh càng cần nuôi dưỡng ước mơ và biết biến nó thành hiện thực.
Hướng dẫn bằng cách 2 .( đặt ra câu hỏi theo từng phần)
Dựa vào trình tự chung của bài nghị luận xã hội giáo viên hướng dẫn học sinh 
bằng các câu hỏi sau :
Ước mơ có vai trò như thế nào với đời sống con người ?( mở đoạn)
Ước mơ là gì ?
Biểu hiện của ước mơ trong đời sống với mỗi người như thế nào ?
Ước mơ được hình thành trên cơ sở nào ?
Ước mơ có đồng nghĩa với tham vọng không ?
Nếu sống không ước mơ thì con ngưới sẽ ra sao ?
Em sẽ làm gì để nuôi dưỡng ước mơ của mình và làm cho ước mơ đó trở thành 
trong sáng cao đẹp ? ( kết đoạn).
Dựa vào hướng đẫn trên học sinh sẽ dễ dàng xây dựng được đoạn văn nghị luận 
Như sau : 
Mở đoạn : Ước mơ có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn con người giúp mỗi chúng ta 
sống có mục đích hướng tới tương lai.
Thân đoạn :
 10 Phần thân đoạn học sinh làm sáng tỏ nhận định bằng các biểu hiện qua dẫn 
chứng,lí lẽ đưa ra.
Ví dụ 2: ( Nêu suy nghĩ về một vấn đề đưa ra)
 Sự tự tin vào bản thân rất quan trọng đối với mỗi người khi bước trên đường 
đời. Nó là nền tảng của chiếc cầu thang thành công và là một yếu tố để tạo nên 
cuộc sống hạnh phúc. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ 
của em về vấn đề này.
Yêu cầu về kĩ năng : Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
Yêu cầu về kiến thức : Học sinh cần triển khai được các nội dung sau.
Mở đoạn: Giới thiệu được vai trò của tự tin đối với con người ( nó giúp con 
người có thêm sức mạnh , sống có mục đích , có lí tưởng )
Thân đoạn:
 - Giải thích: Sự tự tin là tin vào chính bản thân mình ( giá trị,phẩm chất, 
 năng lực). Tự tin trái ngược với sự rụt rè, luôn lo sợ sẽ thất bại, 
 không dám theo đuổi ước mơ.
 - Biểu hiện : Sự tự tin thể hiện từ những việc bình thường (như những 
 người học sinh phát biểu ý kiến trước lớp) đến những việc làm lớn 
 hơn, cao cả hơn của những nhà khoa học hay của các chính trị gia.
 - Vai trò của tự tin : Tự tin giúp con người có bản lĩnh, xây đắp ước mơ, 
 thể hiện bản thân, có khả năng quyết đoán, vượt khó
 - Chứng minh: Bác Hồ tự tin mới dám ra nước ngoài tìm đường cứu 
 nước với hai bàn tay trắng từ lúc còn thanh niên. Những tấm gương về 
 người khuyết tật sống vươn lên khẳng định bản thân , họ là những vận 
 động viên giỏi , những học sinh giỏi những kĩ sư
 - Bàn luận mở rộng : Những người sống thiếu tự tin , luôn dựa dẫm vào 
 người khác , không dám đối mặt với thử thách khó khăn thì sẽ khó 
 thành công và đứng vững trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên cần 
 phân biệt tự tin với chủ quan , coi trọng và đề cao cái tôi , xem thường 
 người khác dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
 12 Kết đoạn : Triết lí « chỉ có tình cha con là không thể chết » mãi mãi là một triết 
lí đúng, nó nhắc nhở mỗi chúng ta biết trân trọng,tôn thờ tình cảm ấy.
Ví dụ 4 : ( Tìm thông điệp từ câu chuyện để nghị luận) 
 Câu chuyện “ Lỗi lầm và sự biết ơn .”
 Hai người bạn cùng đi qua sa mạc . Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra 
cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời 
miệt thị người kia . Cảm thấy bị xúc phạm , anh không nói gì, chỉ viết lên cát :
 “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi 
tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ 
bị đuối sức và chìm dần xuống . Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên 
bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá : “ Hôm nay người bạn tốt nhất của 
tôi đã cứu sống tôi”. 
Người kia hỏi : “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh , anh viết lên cát, còn bây giờ anh 
lại khắc lên đá” ?
Anh ta trả lời : “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, 
nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, 
trong lòng người”. 
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn , thù hận lên cát và 
khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
 ( Ngữ văn 9 – Tập 1 trang 160)
Viết bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về câu 
chuyện trên.
Bước 1 : Giải thích.
 - Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.
 - Khái quát ý nghĩa câu chuyện : Việc làm của anh bạn là một bài học 
 giáo dục con người hãy tha thứ khi bạn bè , người thân mắc lỗi và ghi 
 nhớ ơn khi người khác giúp đỡ mình.
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_nghi_luan_xa_hoi.doc