Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng khai thác mạch kiến thức trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam cho học sinh Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng khai thác mạch kiến thức trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng khai thác mạch kiến thức trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam cho học sinh Lớp 9
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm dù nhỏ nhất : là câu tục ngữ, bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đồ sộ đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Các tác phẩm rất giàu giá trị nhân văn, có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và hướng các em đến những ước mơ và khát vọng để phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Dạy đọc – hiểu tác phẩm truyện hiện đại là dạy học sinh phương pháp tìm tòi, khám phá thế giới văn chương nghệ thuật, hướng các em phát hiện cái hay, cái đẹp, những giá trị độc đáo ẩn mình trong từng tác phẩm. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi người thầy phải chú trọng đến vấn đề khai thác sâu mạch kiến thức trong văn bản. Vậy mạch kiến thức trong văn bản là gì? Đó chính là những tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản. Thông qua những tín hiệu thẩm mỹ ấy, người nghệ sĩ gửi đến bạn đọc những thông điệp, tư tưởng nghệ thuật nhất định. Một văn bản mang tín hiệu thẩm mỹ là văn bản đem đến cho người đọc những rung động tinh tế, mạnh mẽ, khơi dậy cho người đọc những tình cảm trong sáng trong tâm hồn, hướng người đọc đến những ước mơ, khao khát chân- thiện- mỹ. Vấn đề đặt ra là người giáo viên có nhận ra những tín hiệu thẩm mỹ của tác phẩm hay không, có phương pháp khai thác, hướng dẫn học sinh tiếp cận đến những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm hay không? Điều đó phụ thuộc vào khả năng cảm nhận và năng lực sư phạm của người giáo viên đứng lớp. Đối với các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam, tôi thấy rằng phần lớn học sinh còn cảm thấy lúng túng trong việc cảm thụ nội dung, tư tưởng cũng như những cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Các em thường thiên về tóm tắt nội dung tác phẩm nên rất hạn chế về mạch cảm xúc. Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý sâu sắc do chính bản thân các em cảm nhận hay thật sự rung động với tác phẩm. Có thể là do người dạy chưa xác định được mạch kiến thức, chưa nhận ra những tín hiệu thẩm mỹ hoặc chưa có phương pháp khai thác phù hợp để hướng dẫn học sinh tiếp cận những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Vì thế con đường đến với thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu còn gặp không ít khó khăn. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi thiết nghĩ chúng ta cần phải có những phương pháp, cách thức thực hiện cụ thể hơn trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận, cảm thụ giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Đó chính là lí do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kỹ năng khai thác mạch kiến thức trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam Trang 1 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của việc khai thác mạch kiến thức các văn bản truyện Việt Nam hiện đại môn Ngữ văn lớp 9. Các văn bản truyện Việt Nam hiện đại là nội dung quan trọng được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 9 bao gồm 5 tác phẩm: Làng – Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Bến quê – Nguyễn Minh Châu, Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. Tất cả đều là truyện ngắn, được sáng tác sau năm 1945, phản ánh cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và từ sau năm 1975. Qua thực tế giảng dạy các tiết văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tôi nhận ra rằng: * Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau : - Một số không ít giáo viên chưa tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, chưa thực sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, chưa đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật sống, nhân vật suy nghĩ và hành động hoặc giáo viên chưa vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng tình cảm. Thế là, giáo viên chưa tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, giữa thực tại và hư cấu - Hiện nay, mặc dù đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nhưng vẫn còn không ít giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều. - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. Việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học chưa được thường xuyên làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh . - Một bộ phận giáo viên chưa nghiên cứu kĩ SGK, SGV, nội dung chuẩn kiến thức, chưa xác định được mạch kiến thức trọng tâm của bài. Giáo viên còn lệ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn. * Về phía học sinh - Trên địa bàn trường mà tôi giảng dạy, học sinh đa số là con em nông thôn, nhiều gia đình còn khó khăn nên việc đầu tư về vật chất cũng như thời gian cho con cái học tập chưa cao. Ngoài giờ đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ các công việc gia đình, không có thời gian để tự học. - Một số phụ huynh chỉ giao phó cho nhà trường mà không quan tâm nhắc nhở việc học tập của con em mình. Trang 3 2.2. Các giải pháp thực hiện Khai thác sâu mạch kiến thức trong văn bản là vấn đề quan trọng, cần thiết trong các tiết dạy văn bản. Xác định được mạch kiến thức trong văn bản là điều kiện cần thiết để cảm thụ sâu sắc tác phẩm. Mạch kiến thức chính là những tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản, giải mã được những tín hiệu thẩm mỹ ấy, chúng ta mới nhận được những thông điệp thẩm mỹ quý giá mà người nghệ sĩ gửi gắm trong các sáng tác của mình. Một tác phẩm văn chương, không bao giờ tập trung đầy đủ những tín hiệu thẩm mỹ, mà người nghệ sĩ chỉ tạo ra những tín hiệu thẩm mỹ phục vụ cho đề tài, chủ đề, nội dung mà mình muốn biểu đạt. Nếu như trong thơ trữ tình, những tín hiệu thẩm mỹ cần khai thác đó là mạch cảm xúc, cấu tứ bài thơ, hình ảnh tu từ, nhạc điệu, tổ chức lời thơthì trong văn xuôi, mạch kiến thức được thể hiện ở cốt truyện, tình huống truyện, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, chất liệu, nhan đề tác phẩmVì vậy, để học sinh cảm thụ có hiệu quả một văn bản truyện hiện đại, ngoài việc cung cấp để học sinh nắm chắc kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của tác giả, hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm thì điều cơ bản là người thầy phải dẫn dắt học sinh khai thác sâu mạch kiến thức văn bản để các em có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn các giá trị của tác phẩm. Muốn đạt được điều đó, tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể sau: 2.2.1 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững sự phát triển của tình tiết (cốt truyện) (tức là hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện) Hiểu một cách ngắn gọn, cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định của nhà văn. Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình thành, đặc điểm của mỗi tính cách cũng như sự tác động qua lại giữa các tính cách. Cũng nhờ cốt truyện, nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, chứng tỏ năng lực, cách thức chiếm lĩnh thực tại khách quan của mình. Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Học một bài thơ trữ tình phải nắm được diễn biến của cảm xúc. Học một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả. Còn học một tác phẩm truyện trước hết phải nắm được diễn biến của câu chuyện, tức là phải tóm tắt được cốt truyện. Để hiểu được nội dung phản ánh, phân tích được các giá trị về mặt tư tưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự, cần tóm tắt chính xác cốt truyện của nó. Có thể xem tóm tắt cốt truyện là yêu cầu có tính chất tạo nền, là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn đề khác của tác phẩm. Muốn tóm tắt được cốt truyện một tác phẩm, trước tiên cần đọc kĩ tác phẩm và trả lời được những câu hỏi sau: - Hoàn cảnh xã hội, thời kì lịch sử mà tác phẩm phản ánh, tái hiện? - Chủ đề của tác phẩm? - Nhân vật chính của tác phẩm và các bước phát triển của tính cách, của số phận nhân vật ấy? Trang 5 Nếu nhân vật là linh hồn của tác phẩm thì tình huống truyện là những bước ngoặt để cho nhân vật thể hiện tính cách. Tình huống là hạt nhân của truyện, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Có thể xem tình huống là loại hoàn cảnh bất bình thường, hoàn cảnh “có vấn đề” đòi hỏi con người trong đó phải xử lí, phải vượt qua. Khi được hoặc bị đặt trong tình huống, con người ta mới bộc lộ tính cách, bản chất của mình một cách đầy đủ, chân thực nhất. Nếu cuộc sống là một dòng sông thì tình huống là các xoáy nước. Nó chính là phần đậm đặc nhất của cuộc sống, nơi thể hiện tập trung bản chất một xã hội, một thời đại. Như vậy tình huống gắn chặt với cốt truyện, thường hiện lên rõ rệt ở các bước ngoặt trên dòng của cốt truyện và tác động trực tiếp tới nhân vật. Xây dựng tình huống trở thành nhiệm vụ và hứng thú, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn. Một số truyện trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 có cốt truyện đơn giản, thường tập trung vào soi rọi đời sống nội tâm và những vận động tâm lý ở một tình huống quan trọng. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra được tình huống truyện và tập trung phân tích các tâm trạng, hành động của các nhân vật ở trong tình huống đó. Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “Làng” của Kim Lân, ông đã tạo nên một tình huống đặc biệt gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình cảm của nhân vật ông Hai. Đó là việc chính ông Hai nghe được từ miệng của những người dân tản cư cái tin làng chợ Dầu quê ông theo giặc. Chi tiết này tạo nên nút thắt của câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: phản ánh và ca ngợi tình yêu làng- yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Văn bản “Chiếc lược ngà” được viết theo cách truyện lồng trong truyện mà phần chính là chuyện của bác Ba kể về câu chuyện của cha con ông Sáu. Truyện thể hiện tình cha con sâu sắc trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống: - Tình huống thứ nhất : Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi. - Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng chiếc lược cho con gái. Trong đó tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha, còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con. Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng Trang 7 phẩm. Những chi tiết này có lúc được bộc lộ rõ ràng, nhưng thường rất tế nhị, kín đáo ẩn trong lời văn, đọc qua thường ít gây chú ý. b. Phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp, phân loại chúng theo trình tự hợp lý nhằm làm sáng tỏ tính cách nhân vật. Có thể lần lượt xem xét nhân vật thông qua các phương diện sau: * Lai lịch: Lai lịch của nhân vật trong văn bản tự sự có thể hiểu là thành phần xuất thân hay hoàn cảnh gia đình. Lai lịch của nhân vật cũng góp phần chi phối đặc điểm tính cách nhân vật. Đây là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm tính cách cùng cuộc đời của nhân vật. Ví dụ: Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, nhân vật chính Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội từng có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên mẹ, trong căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trước chiến tranh. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên ở Phương Định nét tính cách có vẻ hơi điệu, thích làm duyên, mơ mộng, giàu cảm xúc, nhạy cảm, yêu đời- những nét thanh lịch đáng yêu của một cô gái Hà thành ngay cả trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. Lai lịch của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có hoàn cảnh xuất thân là nông dân sống ở nông thôn vì thế ông hiện lên với những phẩm chất và tính cách của một người nông dân như: hay lam hay làm, cần cù chịu thương chiụ khó. Ở nơi tản cư, ông vẫn với những công việc quen thuộc: Cuốc đất trồng rau, trồng sắn. Ông luôn quan tâm đến công việc ruộng nương đồng áng vì thế khi gặp những người tản cư từ Gia Lâm lên, ông đã hỏi thăm chuyện lúa má, chuyện đất tốt, đất xấu. Cũng do xuất thân từ nông thôn nên ông luôn tự hào về quê hương của mình. Rõ ràng, cái “lai lịch” của ông Hai có ảnh hưởng rất quan trọng đến tính cách của ông sau này. Có thể nói, tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó. * Ngoại hình: Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm (cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại hình ( vẻ bên ngoài). Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác họa có thể gúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế và bản chất của nhân vật đó. Từ quan điểm về ngoại hình như trên, giáo viên linh hoạt hướng dẫn học sinh khai thác để khái quát lên đặc điểm tính cách nhân vật. Ví dụ: Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” được miêu tả là cô gái khá, với “hai bím tóc dày tương đối mềm một cái cổ cao, kiêu hãnh Trang 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_khai_thac_mach_kien_thuc_t.doc