Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

docx 20 trang sklop9 21/06/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 ––––––––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 CHO HỌC SINH LỚP 9”
 Môn: Ngữ văn
 Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ
 Chức vụ: Giáo viên Văn
 NĂM HỌC: 2021-2022 2/18
 Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, 
sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy 
nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ 
hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên mà việc rèn 
luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc 
làm rất cần thiết.
 II. Thực trạng vấn đề.
 - Thực trạng chung: Thực trạng học và làm bài văn nghị luận nghị luận xã hội 
đang là một vấn đề được quan tâm trong các trường Trung học cơ sở nói chung và 
trường THCS Lương Thế Vinh nói riêng. Theo thống kê và theo dõi kết quả thi học 
kì, thi học sinh giỏi, thi vào THPT của mấy năm gần đây thì chất lượng làm bài môn 
Ngữ văn của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên phần điểm bị trừ trong bài lại 
rơi vào phần văn nghị luận xã hội. Nguyên nhân chính là do cách diễn đạt của các em 
chưa được tốt. Các ý còn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng, kiểu nghị luận này yêu 
cầu học sinh phải vận dụng kiến thức thực tế thì các em lại chưa có. Nhiều em còn mắc 
các lỗi về dùng từ, diễn đạt...có em còn xác định sai đề, dẫn đến sai kiến thức cơ bản 
do suy diễn cảm tính, suy luận chủ quan hoặc tái hiện quá máy móc dập khuôn trong 
tài liệu, thậm chí có chỗ “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhầm nghị luận về tư tưởng đạo 
lí sang nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống...Sở dĩ chất lượng phần văn nghị luận 
xã hội còn chưa đạt yêu cầu như vậy là do nhiều nguyên nhân:
 - Về giáo viên:
 Mặc dù trong những năm gần đây, hầu hết giáo viên đã nắm chắc được cấu trúc 
của các đề thi học sinh giỏi và thi vào lớp 10, một phần không thể thiếu là câu hỏi liên 
quan đến kiểu bài nghị luận xã hội, thế nhưng một số giáo viên vẫn cho rằng câu hỏi 
chỉ chiếm tỉ lệ điểm trong bài khoảng 30% số điểm nên chưa tập trung nhiều để hướng 
dẫn học sinh, khiến kiến thức cơ bản học sinh nắm chưa vững. Tư tưởng học sinh làm 
bài lại chỉ chăm chú đến phần nghị luận văn học mà không nghĩ rằng đây là phần dễ 
đạt điểm tối đa. Hơn nữa lâu nay có khá nhiều học sinh và ngay cả thầy cô cứ nghĩ 
rằng văn hay là câu chữ phải “bay bỗng”, phải “lung linh”, nghĩa là dùng cho nhiều 
phép tu từ, nhiều từ “sang”, nhiều thuật ngữ “oách” mà quên rằng văn hay là sự chân 
thực, sự giản dị, tức là nói những điều mình nghĩ và nói bằng ngôn ngữ bình thường, 
không cao giọng, không uốn éo làm duyên.
 - Về học sinh.
 Trong những năm gần đây học sinh không hứng thú muốn học môn Ngữ văn, 
nhất là ngại làm những bài văn. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một 
phần cũng do làm văn khó, lại mất nhiều thời gian, “công thức” làm văn cho các em 
lại không hình thành cụ thể. Các em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính 
mà mình sử dụng. Kĩ năng tạo lập văn bản của một số học sinh ở trường THCS Lương 
Thế Vinh còn kém nhiều và rất hiếm có những bài nghị luận có được sức hấp dẫn, 
thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, 
luận cứ... Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không 
sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài. Ví dụ đề yêu cầu nghị luận về tư 
tưởng đạo lí lại làm sang nghị luận về hiện tượng sự việc đời sống. Mặt khác đối với 
bài nghị luận xã hội dung lượng quy định (chỉ khoảng 300 đến 400 từ hoặc một trang 
giấy thi) nhiều học sinh vẫn chưa căn được, cứ thế phóng bút viết thậm chí hết nhiều 4/18
chắc phần lí thuyết thì mới vận dụng tốt trong khi làm bài. Kiểu bài này có hai dạng 
bài cụ thể là:
 + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 Học sinh cần bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi 
cho hiệu quả.
 a) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 *Khái niệm:
 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống xã hội là nêu ý kiến của mình, 
bàn luận, đánh giá của mình về sự việc, hiện tượng ấy.
 *Yêu cầu:
 - Nội dung: Phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc,hiện tượng, phải 
trình bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó.
 - Hình thức: Sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày 
bằng các luận cứ xác thực, bằng các phép lập luận phù hợp.
 - Lời văn có sức thuyết phục.
 * Bố cục: Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng phải đảm 
bảo các phần chặt chẽ, mạch lạc theo yêu cầu chung của một bài văn nghị luận.
 - MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề sẽ bàn luận.
 - TB: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng, trình bày ý kiến, sự đáng giá 
của mình.
 - KB: Khẳng định, phủ định, khái quát ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
 b) Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lí.
 * Khái niệm: 
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư 
tưởng, đạo đức, lối sống... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
 *Yêu cầu:
 - Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, 
chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư 
tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
 -Về hình thức: Bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập 
luận chặt chẽ, mạch lạc.
 -Lời văn: Rõ ràng, sinh động.
 * Bố cục: Có bố cục chặt chẽ, hợp lí theo yêu cầu chung của một bài văn nghị luận.
 - MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
 - TB: Lần lượt giải thích, chứng minh, phân tích các nội dung của vấn đề tư 
tưởng, đạo lí đó; đồng thời nêu ý kiến bàn luận, đánh giá của mình.
 - KB: Tổng kết, nêu ý nghĩa, bài học của vấn đề nghị luận.
 Lưu ý:
 Khắc sâu để học sinh nắm được kiến thức của từng kiểu bài là hết sức quan 
trọng để các em vận dụng tốt trong quá trình làm bài cụ thể. Tuy nhiên làm bài nghị 
luận xã hội giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các lưu ý sau:
 *Chú ý đọc kĩ đề bài, xác định dạng đề bài: 6/18
 Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý 
thức bảo vệ.
 b. Thân bài: 
 - Biểu hiện. + Xã hội.
 + Nhà trường. 
 - Nguyên nhân
 - Phân tích tác hại:
 + Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
 + Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
 - Đánh giá:
 + Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá hủy môi trường 
sống tốt đẹp.
 + Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
 - Hướng giải quyết.
 + Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường.
 + Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
 c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của môi trường.
 b. Hướng dẫn làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý:
 * Lưu ý : Đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí khá đa dạng.
 - Thể hiện ở nội dung nghị luận: Những vấn đề tư tưởng, đạo lí hết sức phong 
phú, đa dạng.Vì vậy cần tránh học tủ, đoán “mò” nội dung nghị luận. Điều quan trọng 
là phải nắm được kĩ năng làm bài.
 - Thể hiện trong dạng thức đề thi:
 Có đề thể hiện rõ yêu cầu nghị luận, có đề chỉ đưa ra yêu cầu nghị luận mà 
không đưa ra một yêu cầu cụ thể nào.
 Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận 
qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện...
 - Chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Đây 
cũng là trình tự thể hiện hệ thống lập luận trong bài viết. Học sinh cần tranh thủ những 
hướng dẫn quan trọng trong sách giáo khoa để nắm chắc kĩ năng làm bài như ở trên.
 1.Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề.
 - Nêu vấn đề.
 2.Thân bài:
 - Giải thích vấn đề (nghĩa đen, nghĩa bóng; từ ngữ trọng tâm...)
 - Khẳng định vấn đề (đúng, sai)
 - Quan niệm: sai trái.
 - Mở rộng vấn đề.
 3.Kết bài:
 - Giá trị đạo lí đối với đời sống của mỗi con người.
 - Bài học hành động cho mọi người, bản thân.
 Đồng thời giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đối với hai dạng đề nghị 
luận về tư tưởng đạo lí thường gặp.
 + Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp.
 + Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp. 8/18
biết đọc tham khảo, kể cho các em nghe những câu chuyện có liên quan, có nội dung 
thiết thực với các em hàng ngày.
 - Khi làm bài cần chú ý cách nói bóng bẩy, hình tượng thường xuất hiện trong 
những câu danh ngôn, tục ngữ, thành ngữ..., ý nghĩa ẩn dụ, triết lí sâu sắc của những 
câu chuyện, văn bản ngắn.Vì thế để rút ra được vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn bạc, cần 
chú ý :
 + Giải thích từ ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng) từ đó rút ra nội dung câu nói (Nếu 
đề bài có dẫn chứng câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...)
 + Giải thích ý nghĩa câu chuyện, văn bản (Nêu đề bài có dẫn chứng câu chuyện, 
văn bản ngắn).
 - Thông thường khi làm bài, học sinh chỉ chú ý đến tính chất đúng đắn của vấn 
đề được đưa ra nghị luận mà ít chú ý thao tác bổ sung, bác bỏ...Những khía cạnh chưa 
hoàn chỉnh của vấn đề hoặc trái ngược với vấn đề cần quan tâm. Chẳng hạn khi suy 
nghĩ về mẫu tử qua câu thơ :
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” 
 (Nguyễn Duy)
 Ngoài khẳng định về tình mẫu tử thiêng liêng, ta còn phê phánnhững người mẹ 
bỏ rơi con hoặc đánh đập con, phê phán những đứa con bất hiếu.... Hay khi trình bày 
suy nghĩ của bản thân về câu nói : “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo 
điều ta có thể”. Học sinh ngoài khẳng định tính chất đúng đắn của lời khuyên (sống 
thực tế, biết bằng lòng với hiện tại, với những gì mình có...), cần phải hiểu được tầm 
quan trọng của những khát vọng, ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống.
 - Một điều nữa cần lưu ý là không được sa vào phân tích câu danh ngôn, ngạn 
ngữ, câu chuyện, văn bản...như một bài nghị luận văn học.
 Ví dụ:
 Ví dụ1: Nghị luận một vấn đề trực tiếp.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
 (Nguyễn Duy).
 Từ ý thơ trên, hãy viết một bài nghị luận xã hội (khoảng một trang giấy thi) 
trình bày suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ.
 * Về hình thức : Đảm bảo bài văn bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
 * Về nội dung :
 - Nêu ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Duy “Lời mẹ ru” biểu tượng cho tình yêu 
thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết”. 
Khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử, là bao la vô tận không 
sao có thể đền đáp được...Từ đó khẳng định: Tấm lòng của mẹ thật bao la, lớn lao.
 - Biểu hiện, bàn về tấm lòng của mẹ:
 + Ban cho con hình hài, muốn con khôn lớn, khoẻ mạnh về vóc dáng, bằng sự 
chăm sóc ân cần, chu đáo.
 + Là người dạy con từ những kĩ năng sống đến đạo lí làm người.
 + Là vị quan toà đầy lương tâm, trách nhiệm, chỉ bảo phân tích xác đáng những 
sai trái, lỗi lầm.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_bai_nghi_luan_xa_hoi_c.docx