Sáng kiến Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận cho học sinh giỏi Lớp 9 theo phương pháp đổi mới

pdf 16 trang sklop9 09/12/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận cho học sinh giỏi Lớp 9 theo phương pháp đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận cho học sinh giỏi Lớp 9 theo phương pháp đổi mới

Sáng kiến Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận cho học sinh giỏi Lớp 9 theo phương pháp đổi mới
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn NL cho HS giỏi lớp 9 theo PP đổi mới 
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 A - ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài: 
 a. Cơ sở lý luận: 
 “Văn học là nhân học”, Mac-xim Gor-ki, đại văn hào của nƣớc Nga Xô-viết 
đã từng khẳng định nhƣ vậy. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn 
chƣơng trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng nhƣ vai trò “Xã 
hội - Nhân văn” của nó. Nếu nói ngƣời giáo viên là những “kĩ sƣ tâm hồn” thì 
điều đó đúng nhất với các thầy cô giáo dạy Ngữ văn vì Văn học chính là bộ môn 
dễ gây xúc động vui buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con 
ngƣời. Hơn nữa việc bồi dƣỡng tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại cần thiết cho 
xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. 
 Đặc biệt, trong việc bồi dƣỡng học sinh giỏi lớp 9, các thầy cô giáo luôn 
chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho HS về một kiểu văn bản rất gần với đời sống: 
kiểu bài Nghị luận. Kiểu bài này không chỉ giúp các em biết tiếp nhận vấn đề mà 
còn biết cách trình bày một vấn đề, một ý kiến hoàn chỉnh với lập luận logic, 
khoa học. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống vì giúp các em tự 
tin bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Giáo viên dạy môn Ngữ văn 
có nhiệm vụ hƣớng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức đã học về văn Nghị 
luận để tạo lập văn bản, nêu ý kiến của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống 
hoặc trong tác phẩm văn học, đánh giá các sự việc xung quanh bằng quan điểm 
riêng phù hợp với chuẩn mực xã hộiQua đó giúp các em rèn luyện các đức 
tính quý báu và nuôi dƣỡng tâm hồn các em vƣơn tới Chân - Thiện - Mỹ. 
 b. Cơ sở thực tiễn: 
 Hiện nay, các trƣờng phổ thông nói chung, khối THCS nói riêng đã và 
đang thực hiện đổi mới phƣơng pháp giáo dục từ việc dạy và học đến kiểm tra, 
đánh giá. Với môn Ngữ văn, có thể nói, đổi mới phƣơng pháp dạy học là việc 
làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp học sinh chủ động 
hơn trong việc lĩnh hội kiến thức và thực hành tạo lập văn bản. Qua thực tế 
nhiều năm làm công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn và bồi dƣỡng HS giỏi lớp 9, 
tôi nhận thấy: 
 Văn nghị luận trong bài thi của HS giỏi lớp 9 là một kiểu văn bản không 
chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chính xác sâu rộng, phong phú; những suy nghĩ, 
quan điểm đúng đắn về văn chƣơng, về đời sống xã hội, mà đòi hỏi cả sự tƣ duy 
lôgíc, chặt chẽ, với những cách lập luận sắc sảo, thấu tình đạt lí thì mới có thể 
hấp dẫn và có tính thuyết phục cao. 
 Dạng bài mà học sinh phải tạo lập thì nhiều, mỗi dạng lại có những yêu cầu 
cách thức nghị luận khác nhau nhƣ: nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Trong 
 1/15 
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn NL cho HS giỏi lớp 9 theo PP đổi mới 
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 nghị luận toàn bộ tác phẩm 
 Nguyên nhân mấu chốt là học sinh thiếu kĩ năng hoặc còn non kém về kĩ 
năng làm bài văn nghị luận.Vậy nên, tôi thiết nghĩ, việc luyện tập, mở rộng, nâng 
cao thêm cho học sinh giỏi lớp 9 các kĩ năng làm bài văn nghị luận là rất cần thiết. 
 Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và tính cấp thiết trên đây của vấn 
đề, tôi xin đƣa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong đề tài: 
 KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO 
HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THEO PHƢƠNG PHÁP ĐỔI MỚI. 
 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Qua nghiên cứu các tài liệu, xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và 
tính cấp thiết trên đây của vấn đề, qua quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở cấp 
THCS và tham gia ôn tập, bồi dƣỡng các đội tuyển HSG Ngữ văn lớp 9 trong 
nhiều năm qua, tôi nhận thấy mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là: 
 - Giáo viên rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản ngay từ đầu sẽ giúp 
các em có thể viết đƣợc những bài văn Nghị luận đạt yêu cầu và tiến tới viết hay. 
 - Đồng thời, thông qua các Văn bản, giáo viên cũng hƣớng dẫn học sinh biết 
phát hiện những luận điểm có vấn đề để bàn bạc, thảo luận và đƣa ra ý kiến cá nhân 
của mình. Đó thiết nghĩ cũng là mục đích thực tế của việc làm văn nghị luận. 
 - Mặt khác, hiện nay việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát 
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS đã và đang là mục tiêu quan trọng 
đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. 
 Do vậy, qua bài nghiên cứu này, tôi muốn trình bày một vài kinh nghiệm 
nhỏ nhằm giúp học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn có thể hiểu hơn, có định hƣớng 
rõ ràng hơn khi tiếp nhận cũng nhƣ tạo lập văn bản nghị luận. 
 3. Đối tượng thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: HS giỏi lớp 9, trƣờng 
THCS. 
 4. Đối tượng khảo sát: Đội tuyển thi HS giỏi các cấp năm học 2020 - 2021. 
 5. Phương pháp: Quan sát, đánh giá, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.Cụ thể: 
 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch. 
 - Nghiên cứu tài liệu, đánh giá thực tế. 
 - Thống kê số liệu, khảo sát học sinh. 
 - So sánh, phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu. 
 - Viết Sáng kiến kinh nghiệm. 
 6. Phạm vi và thời gian thực hiện: 
 Đề tài này, tôi đã thực hiện khi tham gia bồi dƣỡng đội tuyển thi Học sinh 
giỏi môn Ngữ văn lớp 9 dự thi các cấp năm học 2020 - 2021. 
 3/15 
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn NL cho HS giỏi lớp 9 theo PP đổi mới 
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Câu 1 (8 điểm): 
 Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương? 
 Em hãy viết bài văn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em để 
trả lời cho câu hỏi trên. 
 Câu 2 (12 điểm): 
 Bàn về chi tiết trong truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Những chi tiết trong 
truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”. 
 Em hiểu ý kiến trên nhƣ thế nào? Bằng một số chi tiết đặc sắc trong truyện 
“Chiếc lá cuối cùng” (O.Hen-ri), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
 Kết quả mà tôi nhận đƣợc từ học sinh nhƣ sau: 
 Tổng Điểm Điểm 10- Điểm Điểm Điểm Điểm 
 số HS dưới 10 11,75 12 - 13,75 14 -15,75 16 - 17,75 18 - 20 
 7 4 2 1 
 0 0 0 
 57,1% 28,6 % 14,3% 
 Những con số trên đây đã cho thấy thực trạng của học sinh khi vận dụng 
những kiến thức đã học về văn Nghị luận ở hai khối lớp 7 và 8 vào việc viết bài 
Nghị luận ở lớp 9 là rất hạn chế. Một số em chƣa có phƣơng pháp viết văn Nghị 
luận hợp lí, mắc nhiều lỗi câu, lỗi diễn đạtTừ đó, tôi muốn tìm phƣơng pháp thực 
hiện với mục đích rèn cho học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 kỹ năng viết bài văn Nghị 
luận phù hợp với đặc trƣng bộ môn theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học. 
III. Các giải pháp cụ thể: Xuất phát từ những vấn đề lý luận, căn cứ vào khảo 
sát thực tế, tôi đã áp dụng những giải pháp sau: 
 1 Giải pháp 1: Gợi nhắc kiến thức cơ bản về văn Nghị luận bằng việc 
giao cho HS thực hiện các dự án theo nhóm học tập: 
 - Chia đội tuyển thành ba nhóm học tập. Giao dự án cho ba nhóm tìm hiểu 
các kiến thức cơ bản về văn nghị luận: 
 + Nhóm 1: Thế nào là văn nghị luận? Cho VD cụ thể. 
 + Nhóm 2: Đặc điểm của văn nghị luận? Chỉ ra sự khác biệt giữa văn nghị 
luận với các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
 + Nhóm 3: Bản chất của các phép lập luận giải thích, chứng minh, bình 
luận, phân tích – tổng hợp trong bài văn nghị luận. 
 - Các nhóm thực hiện theo dự án rồi trình bày. 
 - Nhóm còn lại sẽ trao đổi theo cách “Tôi hỏi – Bạn trả lời” 
 5/15 
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn NL cho HS giỏi lớp 9 theo PP đổi mới 
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 * Chứng minh: Chứng minh trong văn nghị luận là một phép lập luận 
dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận 
điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. 
 * Bình luận: Bình luận là kiểu bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình, đánh 
giá xem vấn đề đúng hay sai, và bàn luận, mở rộng vấn đề để giải quyết một 
cách triệt để toàn diện. 
 * Phân tích và tổng hợp: Phân tích trong văn nghị luận là phép lập luận 
trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của 
sự vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, có thể sử dụng 
các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, và cả phép lập luận giải thích, 
chứng minh. Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ những điều đã phân tích. 
Không có phân tích thì không có tổng hợp. 
 2 Giải pháp 2: Hướng dẫn cách làm các dạng văn nghị luận: 
 - Tiếp tục chia đội tuyển thành ba nhóm học tập. Giao dự án cho các nhóm 
tìm hiểu cách làm các dạng văn nghị luận xã hội: 
 + Nhóm 1: Cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tƣợng đời sống. 
 + Nhóm 2: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tƣ tƣởng, đạo lí. 
 + Nhóm 3: Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học. 
 - Các nhóm thực hiện dự án rồi ba nhóm trình bày theo kĩ thuật Ổ bi. 
 - Giáo viên tập hợp kết quả của các nhóm và chiếu Slide để HS tự đối chiếu. 
 a. Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: 
 * Cách làm các dạng bài: 
NL VỀ HIỆN TƯỢNG TỐT NL VỀ HIỆN TƯỢNG CHƯA TỐT 
 1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề. 1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề. 
 2. Thân bài: 2. Thân bài: 
 *Giải thích hiện tƣợng hoặc sự việc * Giải thích hiện tƣợng hoặc sự việc 
(nếu cần). (nếu cần). 
 * Bàn luận – Phân tích – Chứng * Bàn luận – Phân tích – Chứng 
minh: minh: 
 + Nêu biểu hiện của sự việc, hiện + Nêu thực trạng của sự việc, hiện 
tƣợng trong đời sống. tƣợng trong đời sống. 
 + Chỉ rõ: Nguyên nhân dẫn đến sự + Chỉ rõ: Nguyên nhân dẫn đến sự 
 7/15 
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn NL cho HS giỏi lớp 9 theo PP đổi mới 
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 3. Giải pháp 3: Tổ chức thực hiện theo các đề cụ thể: 
 - Giáo viên ra đề. 
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thực hiện dự án, tư duy, liên hệ,  để 
giải quyết vấn đề (Lập đƣợc dàn ý và thực hành viết bài hoàn chỉnh). 
 - Giáo viên chữa dàn ý, nhận xét, đánh giá bài viết của HS; khuyến khích, 
động viên kịp thời đối với các học sinh thực hiện tốt. 
 Sau đây là một trong số các đề tổng hợp mà tôi đã giao cho hai nhóm thực 
hiện và dàn ý cụ thể: 
 ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP (150 phút) 
 Câu 1 (8 điểm): Ngạn ngữ La-tinh có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho 
phép ta ước vọng quá nhiều”; còn nhà văn Nga M. Pris-vin lại cho rằng “Phải 
mơ ước nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện 
thực”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về những quan niệm trên. 
Câu 2 (12 điểm): 
 Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra 
thương cả muôn vật, muôn loài 
 (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, T2, NXB GD Việt Nam, 
2011, Tr.60) 
 Em hiểu ý kiến trên nhƣ thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện 
người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn 
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. 
 DÀN Ý 
 Câu 1: 
 1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận (Con người cần có những định 
hướng đúng đắn, phù hợp để thực hiện ước mơ) 
 2. Thân bài: 
 * Giải thích ý kiến: 
 - Ý kiến thứ nhất: 
 + Cuộc đời ngắn ngủi: thời gian không dài 
 + ước vọng: mơ ƣớc, mong muốn, khát vọng 
 + ước vọng quá nhiều: ƣớc mong quá lớn, quá cao xa, không thực hiện đƣợc. 
 -> Ý cả câu: Vì cuộc đời con ngƣời ngắn ngủi nên mỗi ngƣời không nên có 
những ƣớc muốn, khát vọng xa rời thực tế, không khả thi. 
 - Ý kiến thứ hai: 
 + Phải mơ ước nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa: Cấu trúc lặp lại, 
nhấn mạnh việc mỗi ngƣời đều phải biết ƣớc mơ, khát vọng. 
 9/15 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_bai_van_nghi_luan_cho.pdf