Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

doc 28 trang sklop9 21/06/2024 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 1.1. Cơ sở lí luận
 Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được 
môn Ngữ văn bởi vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành 
tâm hồn. Trong chương trình Tập làm văn cấp Trung học cơ sở, học sinh đã 
được làm quen với văn nghị luận. Các em được bộc lộ thái độ, suy nghĩ của 
mình về nhiều vấn đề trong xã hội. Đồng thời với xu thế xã hội ngày nay thì 
nghị luận xã hội - nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngày càng có 
vài trò thiết thực, giúp các em không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm 
của mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. 
 Khi viết văn nghị luận, các em không cần phải thuộc lòng những tri thức 
đọc hiểu trong sách lí thuyết nhiều mà vẫn có thể làm được bài. Các em có thể 
tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình một cách khách quan mà không bị 
giới hạn, quy định nào ràng buộc. Đồng thời có thể thể hiện sự hiểu biết phong 
phú của mình cho bài viết sinh động hơn. Bởi dạng bài này thuộc dạng đề mở 
nên rất phù hợp với mọi đối tượng học sinh
 Tuy nhiên, viết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống không 
phải là thích gì, thấy gì viết lấy, hay áp đặt ý kiến chủ quan của người viết. Bài 
viết cần đảm bảo tính khách quan hoa học và hướng về vấn đề bàn luận. Người 
viết, cần có vốn sống phong phú, tầm hiểu biết rộng và có óc tư duy sắc sảo mới 
làm bài tốt. 
 Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết tốt bài nghị luận về một sự việc, 
hiện tượng đời sống? Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các 
thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, vì 
những lí do, hoàn cảnh đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: Rèn kỹ năng làm bài văn 
nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 Hiện nay, với sự phát triển của đời sống xã hội, nghị luận xã hội nói 
chung, nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngày càng có vai trò thiết 
thực. Văn nghị luận xã hội giúp các em không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày 
quan điểm của mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn 
đề xã hội. 
 1 /26 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
1.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến
1.1.1. Với giáo viên
- Phải nắm chắc dạng bài, phương pháp làm bài nghị luận về một sự việc, hiện 
tượng đời sống.
- Thực hiện, tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy trên lớp trong các tiết học nghị 
luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1.1.2. Với học sinh
- Nắm chắc dạng bài, cách làm bài.
- Tự giác, ý thức thu thập tư liệu, đọc sách tham khảo, tích cực tham gia các hoạt 
động để học tập tốt.
1.2. Thời gian áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến được thực hiện ở các dạy chính khoá theo phân phối chương trình, 
bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng đại trà của học sinh lớp 9.
1.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến có thể áp dụng đối với học sinh khối 9.
2. Nội dung sáng kiến
 Sáng kiến Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự 
việc, hiện tượng đời sống, tôi tập trung tìm hiểu thực trạng của việc học, viết bài 
nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Từ đó, tôi hướng dẫn, đưa ra các 
giải pháp để làm bài văn. Trước hết, tôi định hướng cho học sinh hiểu được khái 
niệm của dạng bài, nhận diện đề bài. Tiếp theo là hướng dẫn các bước để làm 
bài văn được tốt nhất. Sau đó, tôi đưa các lưu ý khi làm bài văn ở dạng bài này. 
Sau cùng là phần thực tế đã áp dụng và kết quả minh chứng.
3. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
 Qua sáng kiến này, học sinh nắm chắc về dạng bài, xác định dễ dàng dạng 
bài, sử dụng thành thạo những kĩ năng làm văn nghị luận, sáng tạo trong việc lựa 
chọn hình thức thể hiện, vận dụng nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, biểu cảm 
trong bài viết. Học sinh thuần thục và linh hoạt khi triển khai luận điểm, luận cứ, 
cách tiếp cận, xử lí thông tin – dẫn chứng, cách lập luận để vận dụng trong bài 
viết. Các em đã vận dụng thành thạo những hiểu biết về đời sống xã hội cũng 
như kiến thức trong sách vở để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ làm văn của học 
sinh cũng trong sáng, nhuần nhuyễn hơn. Đặc biệt, học sinh hứng thú học tập và 
ưu thích môn Ngữ văn nói chung và viết văn nghị luận về một sự việc, hiện 
tượng đời sống.
 3 /26 bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết 
đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào 
(miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định 
đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu 
hỏi Là gì?
+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ 
đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ 
đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt 
chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan 
niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn 
cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan 
điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như 
thế nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả 
lời câu hỏi Như thế nào?
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại 
sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu 
hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo 
sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực 
tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng 
là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, 
từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế 
bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một 
phần bắt buộc.
5.1.2. Thứ hai về thao tác chứng minh
- Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
- Các bước:
+ Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm 
sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
5.1.3. Thứ ba về thao tác bình luận
- Mục đích: Tạo sự đồng tình.
- Các bước:
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
 5 /26 6.3. Một số đề tham khảo:
- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ 
nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình 
thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, 
tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
- Về hiện tượng ngày càng có nhiều người dời bỏ quê hương để đổ xô về các 
thành phố lớn.
- Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền 
thống.
- Em hãy trình bày ý kiến của mình về những tác hại của việc hút thuốc lá đối 
với con người và rút ra bài học cho bản thân.
- Trò chơi điện tử hấp dẫn nhưng cũng có tác hại.
- Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh 
Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, 
dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; 
anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà 
văn,). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài 
văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
- Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con 
người và thái độ học tập của nhân vật.
 Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là 
quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi 
thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi 
thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu 
học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu 
thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.
 Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:
- Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?
- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.
 Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn 
nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng.
 Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về 
triều. Nguyễn Hiền bảo:
- Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho 
đầy đủ nghi thức.
 7 /26 - Giải pháp phát huy (hiện tượng tích cực)
- Biện pháp khắc phục (hiện tượng tiêu cực)
c. Kết bài:
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng vừa nghị luận.
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
a) Cách viết mở bài
 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì 
vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên 
không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài.
 - Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn 
được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài của 
một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá 
và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy 
nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe).
b) Cách viết thân bài
 - Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể 
đáp ứng yêu cầu bình luận.
 - Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có 
thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng 
thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người 
nghe). Chẳng hạn:
 - Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp 
nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ 
hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh 
giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ 
ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người 
nghe).
Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp 
nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu 
khách quan, trung thực và từ đó sẽ khiến người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm 
thấy sự bình luận không thật công bằng, không vô tư.
Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết 
minh trong lúc trình bày để bài văn của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động 
và do đó, thêm sức thuyết phục người đọc (người nghe).
- Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị 
luận, nếu cảm thấy ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài 
nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người 
 9 /26 nào. Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ 
đó mà lập dàn ý để cho bài viết mạch lạc, vận dụng kết hợp hợp lí các thao tác 
nghị luận.
Bước 3: Viết bài
- Học sinh viết từng phần, từ mở bài cho đến kết bài.
- Mở bài: Có thể chọn mở bài bằng nhiều cách: Đi thẳng vào vấn đề, suy từ 
chung đến riêng, suy từ tâm lí con người, dùng phép đối lập, có thể dùng cách 
tương đồng/ tương phản, xuất xứ/ đại ý, diễn dịch/ quy nạp...
- Thân bài: Trước hết, phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài. Sau đó 
phân tích, đánh giá...sự việc, hiện tượng đó.
- Kết bài: Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn, hoặc nhắc lại ý trong phần mở 
bài. Chú ý kết bài nên hô ứng với mở bài.
Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa
- Đọc lại bài viết và có thể sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần của bài 
văn.
6.3.3. Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời 
sống
 Về nội dung
 Kiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đề cập và có 
liên quan tới rất nhiều phương diện của đời sống (bao gồm đời sống tự nhiên và 
xã hội). Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những 
hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội.
 Tính chất đa dạng, phong phú của hiện tượng đời sống cũng được thể hiện 
trong nội dung đề bài. Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực 
trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn lứu ý học sinh những hiện tượng 
mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán. Vì vậy, để làm tốt kiểu 
bài này, học sinh cần lưu ý những nội dung sau:
 Tích luỹ thông tin
- Dù có thể ra đề vào bất cứ vấn đề gì, nhưng chắc chắn người ra đề sẽ tính toán 
rất kĩ để chọn vấn đề phù hợp với khả năng, điều kiện, môi truờng tiếp nhận và 
xử lí thông tin của học sinh. Hầu hết tất cả những đề nghị luận xã hội hiện nay 
đều gắn những vấn đề "nóng" của đời sống xã hội. Bởi thế, để giải quyết được 
những tình huống khác nhau, không có cách nào khác, học sinh phải thường 
 11 /26

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_bai_van_nghi_luan_ve_m.doc