Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ đọc - hiểu Ngữ văn 9

docx 32 trang sklop9 04/11/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ đọc - hiểu Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ đọc - hiểu Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ đọc - hiểu Ngữ văn 9
 I.Phần mở đầu
 1. Lí do chọn đề tài.
 Thời gian qua, từ khi thay đổi cách thức dạy học Văn theo quan điểm 
 đọc - hiểu, cùng với việc vận dụng quan điểm giáo dục tích cực nhằm phát 
 huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh vào quá trình tìm hiểu, giải mã 
 văn bản - tác phẩm, tình hình dạy học Văn đã có bước chuyển biến quan 
 trọng, tạo đà cho tiến bộ mới đối với lĩnh vực dạy học môn học có lịch sử 
 lâu đời ở trường trung học cơ sở
 Có thể nhận ra sự thay đổi nổi bật của giờ học Văn thể hiện ở hoạt động tiếp 
 nhận văn bản tác phẩm bằng hoạt động đọc với tất cả sự nỗ lực tự thân của người 
 đọc - học sinh. Từ đó, năng lực hiểu biết, khám phá, hợp tác, giáo tiếp và rung 
 động trước những giá trị nhân văn và thẩm mĩ cao quý của nghệ thuật văn 
 chương ở người học được rèn luyện, trau dồi, phát triển. Những kết quả bước đầu 
 của sự đổi mới nói trên làm cho việc dạy học Văn dần dần thoát khỏi sự trì trệ 
 kéo dài bởi lối truyền thụ một chiều của giáo viên, sự tiếp nhận thụ động của học 
 sinh trong phương pháp dạy học truyền thống. Từ khi đổi mới phương pháp dạy 
 học, học sinhkhông còn bị áp đặt, nhồi nhét những hiểu biết cũng như cảm xúc 
 một cách khiên cưỡng, máy móc.Tuy nhiên, khi vận dụng quan điểm đọc - hiểu 
 bằng việc tổ chức để học sinh thâm nhập vào việc giải mã văn bản tác phẩm với 
 sự nỗ lực tìm tòi, khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật cao quý của tác 
 phẩm thì điều giáo viên không thể sao nhãng là luôn luôn cần tăng cường sức 
 sáng tạo của học sinh, để từ đó nắm sâu hơn ý nghĩa của sáng tạo văn chương - 
 bức tranh nghệ thuật hoàn mĩ được dựng nên bằng ngôn từ của người nghệ sĩ. 
 Đọc - hiểu theo ý nghĩa đó, đòi hỏi giáo viên phải biết tổ chức hướng dẫn để làm 
 sao học sinh nắm đúng phương hướng đi sâu vào quá trình tri giác ngôn ngữ hình 
 tượng, lí giải đúng đắn “mã nghệ thuật” ẩn chứa trong nó sức biểu đạt sâu sắc tư 
 tưởng, tình cảm phong phú của nhà văn. Do vậy, đọc - hiểu luôn hướng tới hai 
 yếu tố “hiểu biết” và “cảm xúc” của bản thân người đọc và vì thế, nó không 
 ngừng được bồi đắp, nâng đỡ nhờ sức lan tỏa, mở rộng các năng lực sáng tạo cho 
 1 không có thói quen tự mình khám phá văn bản và tất nhiên đánh mất luôn năng lực tự 
học của họ " ( Đọc- hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp 
dạy đọc văn- Trần Đình Sử ) Chính vì vậy, trong bất cứ công việc nào , nắm vững đặc 
điểm , hiểu sâu , nắm chắc đối tượng, thao tác nghề nghiệp thành thục sẽ tạo cho người 
thực hiện công việc có thái độ tự tin, tự do, phong thái ung dung, thoải mái . Giáo viên 
Văn cũng vậy. Việc hiểu sâu tác phẩm, hiểu sâu sắc học sinh thì khi đứng trước lớp và 
nhất là đứng trước mọi tình huống do thực tiễn dạy học văn tạo nên sẽ tự tin và việc 
dạy và học sẽ có hiệu quả.Lấy học sinh làm trung tâm là lấy tinh thần, ý thức chủ thể 
của học sinh trong hoạt động học tập thì, trong giờ học học trò phải tự mình đọc, tự 
mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi... dưới sự chỉ đạo, gợi ý của thầy. Nghĩa là giáo 
viên phải làm cách nào đó để học sinh luôn bám sát tìm hiểu văn bản. Mục đích nghiên 
cứu đề tài này là góp phần rèn luyện tính sáng tạo cho các em học sinh trong giờ đọc 
hiểu Ngữ văn 9. Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các 
giờ đọc - hiếu tác phấm văn học nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh.Thực hiện 
biện pháp tác động nhằm cải tạo thực trạng đế nâng cao chất lượng dạy và học đồng 
thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách hiệu quả nhất. Đó chính là mục đích và 
nhiệm vụ của đề tài mà tôi nghiên cứu và thực hiện.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Để đạt được một trong những mục tiêu quan trọng của môn học là bồi dưỡng tri thức 
 văn học, văn hóa, hình thành, phát triển kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn học, thẩm 
 bình văn chương, có nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản của 
 học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Trường Tộ để vận dụng các phương 
 pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ 
 đọc- hiểu Ngữ Văn 9.
 4. Giới hạn của đề tài
 Tìm hiểu tâm lí và lắng nghe ý kiến học sinh, nghiên cứu kết quả học tập 
 của các em qua các giờ đọc- hiểu , các bài kiểm tra đánh giá.Đồng thời chủ động 
 phối hợp trao đổi với các giáo viên Ngữ văn đã dạy các em năm lớp 6,7,8 để tìm 
 3 1.Cơ sở lý luận.
a. Cơ sở lí luận về lí thuyết 
 Đại hội Đảng lần thứ XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi 
 mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD & ĐT theo hướng coi trọng 
 phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Từ đó, cần điều chỉnh mục tiêu 
 GD & ĐT theo hướng vừa chú ý phát triển hài hòa con người xã hội, con người 
 công dân, vừa hướng tới phát huy cao nhất tiềm năng của mỗi học sinh; chú 
 trọng giáo dục cả phẩm chất và năng lực của người học; bao gồm các phẩm chất 
 chủ yếu, các năng lực chung và các phẩm chất, năng lực riêng của từng học 
 sinh, năng lực đặc thù môn học; kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy nghề và dạy 
 người; chú trọng giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng thực hành, tác phong công 
 nghiệp... Từ đó, sẽ tạo sự thay đổi căn bản về chất lượng giáo dục. Mục tiêu 
 giáo dục trong chương trình mới phải phù hợp với bối cảnh, trình độ và chiến 
 lược phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng 
 vận dụng các phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng 
 và hoàn cảnh, ưu tiên cho thực hành, khuyến khích sáng tạo; phát huy tính tích 
 cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức với phương châm “giảng ít, học 
 nhiều”, “học đi đôi với hành”; chú trọng hình thức tổ chức các hoạt động giáo 
 dục trong và ngoài nhà trường, rèn luyện phương pháp tự học và mong muốn 
 học suốt đời.
 Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương 
 pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự 
 giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng 
 say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998)
 Xuất phát từ những quan điểm logic biện chứng về nhận thức, đây là cơ sở 
 của phương pháp dạy học tích cực. Muốn nhận thức đúng đắn, sâu sắc, đầy đủ 
 bản chất của sự vật hiện tượng thì phải nhận thức nó ở trạng thái vận động và 
 phát triển với tất cả các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nó. Vì vậy, quá 
 trình dạy học tích cực phải làm cho người học tiếp cận với tình huống có vấn 
 5 làm xuất hiện kinh nghiệm văn hoá đọc và làm biến đổi cách thức, chất lượng và tầm văn 
 hoá đọc .
 - Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh trong giờ đọc hiểu phải được 
 khắc phục dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh 
 khi đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo các nhóm năng lực.
 - Bên cạnh đó,thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác 
 phấm, học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do 
 đó dẫn đến tình trạng mù kiến thức.
 - Mạng xã hội cung cấp khối kiến thức tài liệu cho tất cả các môn học nên học sinh 
tìm bài học, bài phân tích nhanh chóng khiến các em mất dần đi các kĩ năng trong việc học, 
môn Ngữ văn trở nên nhàm chán vì kiến thức và đáp án đã sẵn có rồi.
 -Khi tiếp xúc với tác phấm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịu 
khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khi 
cảm nhận tác phấm văn chương. Trong khi đó nội dung và tính chất của hoạt động 
học tập ở học sinh lớp 9 THCS là đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật 
của những bộ môn khoa học. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng có nhiều 
thay đổi so với những học sinh lớp 6,7. Do vậy, hoạt động học tập đòi hỏi phải có 
tính năng động, độc lập và sáng tạo ở mức độ cao hơn, đòi hỏi các em phải phát triển 
tư duy lí luận. Ở học sinh lớp 9 THCS, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ tính 
tích cục của xã hội sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển nhân cách của học 
sinh.Chính vì những lí do trên tôi tập trung vào những vấn đề từ phía giáo viên và học 
sinh để giờ đọc- hiểu trở nên tích cực khi phát huy hết vai trò của học sinh người 
chiếm lĩnh tri thức qua cách dẫn dắt vào bài của giáo viên và chú ý đến giọng đọc của 
thầy và trò, xây dựng hế thống câu hỏi hợp lí, phát triển năng lực tưởng tưởng của 
học sinh trong giờ học, năng lực làm việc nhóm cùng năng lực ghi nhận kết quả của 
hoạt động nhóm Vì vậy mà việc học sinh lĩnh hội được các giá trị các chuẩn mực xã 
hội, xây dựng những mối quan hệ hợp tác với bạn bè, phát huy tính tích cực, chủ 
động phân tích, tìm hiểu, nhận định.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 7 Câu 2: Khi làm việc nhóm em thấy hiệu quả như thế nào?
 Câu 3: Nguyên nhân nào làm giờ đọc- hiểu Ngữ văn em không tiếp thu hết kiến 
thức trọng tâm?
 Câu 4: Em có thường xuyên tự chốt bài về kiến thức khi giáo viên yêu cầu không?
 +Thăm dò ý kiến của giáo viên bộ môn Ngữ văn đã dạy các em trong những năm 
học trước:
Câu 1: Các em học sinh yếu tham gia xây dựng bài nhiều không?
Câu 2: Thầy cô quan sát thấy hứng thú và kết quả học tập của các em so với trên lớp 
ra sao?
 Câu 3: Giờ đọc- hiểu các em làm việc nhóm, khả năng ghi chép ở mức độ như thế 
nào?
 Câu 4: Năng lực tưởng tưởng,tính sáng tạo của học sinh giỏi và khá của lớp đạt mức 
độ như thế nào?
 *Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh:
 Quan sát bài làm, vở ghi chép và khả năng hành văn, khả năng diễn đạt của học sinh 
giỏi, khá, trung bình, yếu tôi nhận thấy nhược điểm cơ bản ở đối tượng này là:
 + Chưa thực sự chủ động khi tìm hiểu bài, soạn bài còn mang tính chất đối phó, làm 
việc hợp tác chưa thực sự hiệu quả.
 + Văn nói thì không lưu loát, trình bày vấn đề trước mọi người còn ấp a ấp úng, 
ngập ngừng không tự tin, khả năng tự thuyết trình còn yếu.
 *Phương pháp điều tra thực trạng:
 Tôi đã điều tra và sát hạch về hứng thú học tập và kết quả học tập môn văn học 
sinh ở hai lớp 9 A3 và 9 A5 bằng phiếu điều tra và bài bài kiểm tra phút 45 phút, 
điểm miệng khi dò bài dạng câu hỏi vận dụng sáng tạo
- Về hứng thú học tập:
 Hứng thú Điểm kiểm 
 Số học sinh Điểm miệng 
 Hay phát với giờ tra đầu năm 
 khảo sát trên trung bình
 biểu học từ TB trở 
 9 quá trình tiếp nhận tác phấm văn học. Sự tác động ấy có the bằng nhiều hình thức 
khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phấm trữ tình, 
giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cận tác phấm trào phúng, giọng đọc đanh thép 
mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình 
cảm yêu thương... hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ 
vào trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán đoán 
mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề.
 Qua một số năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THCS, tôi thấy rằng để có 
được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ 
giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong 
phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học có ít nhất hơn 30 
học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng, tưởng tượng không 
đồng đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể 
cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng 
ta hoàn toàn không thể có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì 
đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp và tiếp xúc với các khoá học sinh, tôi thấy rằng 
chúng ta có thể giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp xúc 
với tác phấm văn chương qua một số vấn đề, một số thao tác sau đây:
 Rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, phát huy các năng lực 
trong giờ học, giúp các em ghi chép hiệu quả, phát huy các năng lực tưởng tượng, qua 
đó giúp các em tiếp cận, khám phá tri thức mới một cách hiệu quả nhất.
 3.2.Nội dung và hình thức hiện giải pháp.
 3.2.1. Cách dẫn dắt vào bài:
 Trong giờ đọc- hiểu, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp 
với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp 
học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phấm, vào bài dạy một cách hứng thú. Có thể 
ứng dụng công nghệ thông tin trong phần giới thiệu về tác giả, tác phấm, giọng đọc của tác 
giả, hoặc nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh hoạ hoặc các tài liệu quý giúp học sinh hiểu sâu 
thêm tác phẩm mà mình đang tìm hiểu.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_sang_tao_trong_gio_d.docx