Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh Lớp 9

doc 12 trang sklop9 11/07/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh Lớp 9
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Sáng kiến kinh nghiệm:
“RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
 NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9”
 Quảng Bình, tháng 01 năm 2020
 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa 
XI khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện 
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của 
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc,....Đổi mới 
căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào 
tạo, đảm bảo trung thực và khách quan,...” Theo tinh thần đó, đổi mới hình thức, đánh 
giá kiểm tra chất lượng học tập môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực học là 
cần thiết. 
 Đối với môn Ngữ văn, sự thay đổi lớn nhất trong kiểm tra, đánh giá đó là về kĩ 
năng viết đoạn văn, đặc biệt là văn nghị luận của học sinh lớp 9. Thực tế, dạng văn 
nghị luận các em được tiếp cận từ lớp 7 (khái quát về đặc điểm văn nghị luận, phép 
lập luận chứng minh, giải thích). Lớp 8 học tiếp văn nghị luận (viết bài nghị luận có 
sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả). Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến 
thức về văn nghị luận. Các em học văn nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc, 
hiện tượng xã hội; nghị luận về tư tưởng đạo lí) và nghị luận văn học ( nghị luận về 
tác phẩm truyện, đoạn trích hoặc nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Có thể nói, việc 
tìm hiểu về đoạn văn, về văn nghị luận có một hệ thống từ thấp đến cao phù hợp với 
lứa tuổi và cấu trúc chương trình Ngữ văn THCS.
 Qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng viết đoạn văn nghị luận của các 
em còn hạn chế. Đoạn văn các em viết còn mang tính chất cảm tính, nội dung lủng 
củng, thiếu mạnh lạc, chưa thể hiện chủ đề rõ ràng, các ý sắp xếp lộn xộn, thậm chí 
dấu hiệu đoạn văn không rõ: không viết hoa đầu dòng, chữ hoa đầu dòng không lùi; 
xuống dòng tự do, hoặc đoạn văn có dung lượng quá dài hoặc quá ngắn,... Nhận thấy 
được tầm quan trọng về kĩ năng viết đoạn văn đối với các em học sinh THCS nói 
chung,học sinh lớp 9 nói riêng, bản thân tôi luôn trăn trở phải tổ chức, khai thác kiến 
thức và rút ra phương pháp như thế nào để tất cả học sinh đều vừa hiểu bài, nắm vững 
nội dung kiến thức bộ môn Ngữ văn 9, đồng thời thông qua đó rèn luyện cho các em 
kĩ năng dựng đoạn văn có chất lượng tốt. Từ những lý do trên, bằng những kinh 
nghiệm tích lũy của bản thân, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng 
viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9”.
1.2. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 3 Hứng thú đối với phân môn Tập làm văn, cụ thể là viết văn của các em không 
cao, còn phụ thuộc vào các trang mạng, lười suy nghĩ. Đoạn văn nghị luận các em viết 
còn lan man, thiếu câu chủ đề hoặc chủ đề không thể hiện rõ,..
 Năm học 2018 – 2019, ngay từ đầu năm tôi đã ra một đề bài viết đoạn văn đề 
khảo sát chất lượng của các em. 
 Đề bài: Sau khi học văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O-Hen-ri, em hãy 
viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về lòng thương người (từ 10-12 dòng) 
 Kết quả thu được như sau:
 Giỏi Khá TB Yếu - kém
 Lớp SL
 SL % SL % SL % SL %
 9 39 1 2.6 7 17.9 16 41.0 15 38.5
2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2.1.Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh. 
2.1.1: Khái niệm:
 Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được qui ước bắt đầu từ chỗ viết 
hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn 
chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. 
 Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ 
được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ 
đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời 
lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính. Nó thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn 
văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
 (SGK Ngữ văn 8 tập 1)
2.1.2: Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
 Thực tế có rất nhiều cách trình bày nội dung trong đoạn văn nhưng để cho các 
em dễ hiểu và thực hành có hiệu quả thì giáo viên cần chỉ rõ một số cách cách trình 
bày chủ yếu, thường xuyên sử dụng.
2.1.2.1. Diễn dịch:
 Là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái 
quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh 
họa, cụ thể. những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai 
 5 Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai, phân tích hình tượng thơ trong đoạn kết 
bài thơ “Đồng chí” để từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề thể hiện ý 
chính của đoạn là đáng giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu 
quy nạp.
2.1.2.3. Tổng phân hợp:
 Là cách trình bày nội dung phối hợp diễn dịch và quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý 
khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát 
bậc hai mang tính chất nâng cao. mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng 
cách thức giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu 
cảm tưởng để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm 
giá trị của vấn đề.
Ví dụ: Viết đoạn văn tổng phân hợp nội dung nói về đạo lí uống nước nhờ nguồn.
 “Lòng biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của đạo lí làm người (1). Hiện nay, trên 
khắp đất nước đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, 
những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng (2). Đảng và Nhà nước 
cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách (3),...Và những 
cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm lại hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ 
đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi 
thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh hùng vì độc lập, tự do,... (4). Không thể 
nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí “uống nước nhớ nguồn” 
của dân tộc ta (5). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, 
nhân văn hơn(6).
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gồm sáu câu: Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái 
quát về đạo làm người đó là lòng biết ơn. Bốn câu tiếp (phân): Phân tích để chứng 
minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn. Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò 
của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội.
 Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp.
2.1.2.4. So sánh: gồm hai cách trình bày chủ yếu là so sánh tương đồng và so sánh 
tương phản.
a.So sánh tương đồng:
 7 Muốn có kĩ năng viết đoạn văn tốt, bên cạnh củng cố kiến thức về đoạn văn thì 
giáo viên cần giúp các em nhận biết cách trình bày các đoạn văn; tập dựng đoạn trên 
cơ sở các câu cho sẵn (nhưng bị sắp xếp lộn xộn). Khi nhận biết cách trình bày nội 
dung đoạn văn cũng như biết cách dựng đoạn qua những ngữ liệu giáo viên cho trước 
các em sẽ có hứng thú cũng như kĩ năng viết đoạn tốt hơn.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau:
 “ Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên tha thiết (1). Ông yêu một bến đò xuân đầu trại 
với đôi bờ “Cỏ non như khói bến xuân tươi”(2). Ông yêu một con đò trong làn mưa 
xuân gối đầu lên bãi cát nằm nghỉ suốt ngày(3). Yêu một ánh trăng trong lòng suối soi 
vào chén rượu đêm thanh, yêu một đóa hoa mai, một khóm trúc, một cây thông, một 
tiếng suối tì rầm như tiếng đàn cầm (4). Hương xoan, tiếng cuốc gọi hè đều làm nhà 
thơ bồi hồi xúc động (5).
 a. Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? 
 b. Xác định chủ đề của đoạn văn? Vị trí câu chủ đề?
Kết luận:
 Nội dung đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
 Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn nói về tình yêu thiên nhiên tha thiết của 
Nguyễn Trãi. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn (câu 1).
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau:
 “Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một 
người phụ nữ đảm đang, tháo vát (1). Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột 
xuất của gia đình, phải đương đầu với thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và 
tay sai của chúng (2). Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh 
tay mà tích cực tìm cách cứu được chổng ra khỏi cơn hoạn nạn (3). Hình ảnh chị Dậu 
hiện lên như một chỗ dựa vững chắc của gia đình” (Nguyễn Đăng Mạnh) (4).)”
 c. Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? 
 d. Xác định cấu tạo của đoạn văn?
Kết luận:
 Là cách trình bày đoạn văn ngoài câu chủ đề đặt ở đầu đoạn ra còn có câu kết 
mang nội dung khái quát, tổng kết và nhấn mạnh chủ đề đoạn văn. (nội dung được 
trình bày tổng phân hợp).
 9 Đây là một bước rất quan trọng. Bởi lẽ các em xác định sai vị trí câu chủ đề 
đồng nghĩa các em sẽ viết sai yêu cầu của đề bài hoặc không xác định được câu chủ 
đề dễ dẫn đến viết lan man, không có trọng tâm.
* Bước 3: Tìm ý cho đoạn (triển khai ý):
 Khi đã xác định được câu chủ đề cho đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã 
học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu các em bỏ 
qua hoặc là xem nhẹ thao tác này thì đoạn văn dễ rơi vào luẩn quẩn, lủng củng, rời 
rạc.
* Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:
 Giọng văn: phải tìm cho mình giọng văn thích hợp: Giọng văn là sự thể hiện 
thái độ, tình cảm, tư tưởng của người viết trước vấn đề mà mình trình bày. Qua giọng 
văn, người đọc dễ dàng nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm 
biếm,...
Ví dụ: Đến với tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du: nếu nói về số phận 
của Thúy Kiều, giọng văn của ta phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn cho số phận 
của người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh; nhưng nếu nói về xã hội phong kiến lúc 
bấy giờ thì ta phải lên án, tố cáo mạnh mẽ bọn quan lại đã chà đạp lên số phận của con 
người mà cụ thể là người phụ nữ,...
 Để học sinh hiểu, giáo viên đôi khi phải làm mẫu việc phân tích từ ngữ, viết 
đoạn để học sinh, đặc biệt là những học sinh kĩ năng viết còn hạn chế nắm bắt được 
cách thức, quy trình phân tích từ ngữ, kĩ thuật dựng đoạn chứ không chỉ nói suông.
 Dùng hình ảnh, dẫn chứng trong đoạn văn nghị luận: Văn nghị luận là văn 
tư duy, lôgic, ý tứ lập luận chặt chẽ, sắc bén, giàu sức thuyết phục. Bởi vậy, một đoạn 
văn nghị luận hay bên cạnh lập luận phải luôn có dẫn chứng, hình ảnh.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn nghị luận về lòng thương người, các em có thể sử dụng nhiều 
dẫn chứng, hình ảnh từ thực tế hoặc từ những tác phẩm được học như: hình ảnh cụ 
Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, hoặc những chương trình truyền hình 
thực tế như “trái tim cho em”,... Dẫn chứng, hình ảnh phải đạt yêu cầu chính xác, phù 
hợp, tiêu biểu, toàn diện.
KẾT QUẢ 
 Để nắm bắt được hiệu quả kĩ năng viết đoạn văn nghị luận của các em, tôi đã 
tiến hành so sánh, đối chiếu với kết quả đầu năm học qua bài kiểm tra 20 phút . 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_l.doc