Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Lớp 9
- 1 - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1.Về lý luận: Trong chương trình Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở, học sinh đã học về thể văn nghị luận. Ở lớp 7 các em học được phép lập luận chứng minh và phép lập luận giải thích. Lớp 8 học tiếp khá kĩ về văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em học về nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 2. Về thực tiễn: Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, giáo viên giúp học sinh nắm vững các yêu cầu, cách làm bài nghị luận văn học ở từng kiểu bài, nhưng về kĩ năng viết bài nghị luận về văn học của học sinh chưa thật thành thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Cho nên khi giảng dạy, cần phải chú trọng giúp học sinh và định hướng trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh, giúp học sinh biết cách làm bài, nhằm từng bước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục, đáp ứng yêu cầu của mực tiêu giáo dục hiện nay. 3. Tính cấp thiết: Xuất phát từ tình hình trên, bản thân xin nêu một vài ý kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy qua sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9”. II. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: - 3 - văn nghị luận về tác phẩm văn học ở bậc Trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mà ngành yêu cầu. II.Cơ sở thực tiễn: 1. Thực trạng: Trong quá trình làm bài kiểm tra định kì cũng như ở kiểm tra học kì, học sinh làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học: nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về nhân vật, nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ thì còn rất nhiều hạn chế. Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết mở bài, không biết xây dựng luận điểm Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô giáo chúng ta phải trăn trở, phải suy nghĩ, mà nguyên nhân chính là học sinh không có kĩ nẵng viết bài, không có định hướng khi làm bài nghị luận văn học. Do đó chúng ta cần phải có cách dạy như thế nào, học sinh cần phải có cách học như thế nào để có hiệu quả giáo dục ngày một đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo cần phải quan tâm và chú trọng. 2. Nguyên nhân của thực trạng: - Việc các em làm văn nghị luận chưa tốt, theo tôi, là do còn yếu về kĩ năng và phương pháp làm bài. Cụ thể: + Chưa tìm hiểu đề một cách kĩ càng đã làm ngay. + Các em chưa quan tâm đến việc lập dàn ý trước khi làm bài (có em làm em không, hoặc làm sơ sài). + Việc tìm và nêu luận cứ chưa đầy đủ, có khi chưa đúng. + Văn phong, diễn đạt chưa tốt. + Đôi khi chưa xác định rõ kiểu bài nghị luận. - Để tìm hiểu chính xác khả năng viết văn nghị luận của học sinh lớp 9 2 ở trường THCS An Thạnh Tây, tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát học tập của học sinh lớp 9 2 trường THCS An Thạnh Tây trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: (Tuần 25) - 5 - đề bài yêu cầu phân tích hay suy nghĩ, cảm nhận mà từ đó có định hướng khi làm bài. Giáo viên phải cho học sinh hiểu và nắm được yêu cầu của đề bài. 3.3. Cách viết văn nghị luận theo từng kiểu bài: 3.3.1. Yêu cầu của kiểu bài: * Phân tích: Nói tới phân tích tức là nói tới việc mổ xẻ, chia tách đối tượng ra thành các phương diện, các bộ phận khác nhau để tìm hiểu, khám phá, cắt nghĩa. Cái đích cuối cùng là nhằm để tổng hợp, khái quát, chỉ ra được sự thống nhất. Như vậy, phân tích là yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét của người viết (người nói). * Suy nghĩ: Là nhận xét, nhận định, phân tích về tác phẩm của người viết ở góc nhìn nào đó về chủ đề, đề tài, hình tượng nhân vật, nghệ thuật * Cảm nhận: Là cảm thụ của người viết về một hay nhiều ấn tượng mà tác phảm để lại sâu sắc trong lòng người đọc về nội dung hay nghệ thuật hoặc cả nội dung và nghệ thuật. Như vậy, từ việc phân tích chỉ định về phương pháp, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết. nếu học sinh không hiểu thì đề bài yêu cầu gì đi nữa thì học sinh đều phân tích hết. 3.3.2. Hướng dẫn học sinh cách làm và viết đoạn văn nghị luận văn học: Trong chương trình, học sinh học nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; về một đoạn thơ, bài thơ. Riêng nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như: về chủ đề, sự kiện, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật. Giáo viên cần tập trung vào nghị luận về nhân vật văn học theo yêu cầu của sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh viết bài văn phải có bố cục đầy đủ gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Đối với bài thơ học sinh phải xác định được bố cục. Phân tích theo lối cắt ngang ở từng đoạn thơ, khổ thơ. - 7 - sáng tác -> (4) Nhân vật chính -> (5) tác -> (4) Trích ở đâu -> (5) Nêu nhận Nêu ý kiến, đánh giá sơ bộ của mình xét, đánh giá sơ bộ về nội dung, nghệ về nhân vật. thuật của đoạn thơ, bài thơ. Như vậy, nhìn vào phần mở bài của hai kiểu bài, học sinh sẽ thấy cả hai đề có (1), (2), (3) giống nhau nhưng bắt đầu khác nhau từ (4) và (5). Điều này giúp học sinh dễ nhớ. Giáo viên lưu ý cho học sinh có thể mở bài theo trình tự như thế nhưng cách trình bày trên là không bắt buộc. Điều bắt buộc về nội dung phải có là (2) và (5) ở mỗi phần. Về giới thiệu tác giả, mỗi tác giả học sinh phải thuộc ít nhất một câu. * Ví dụ: - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. - Nguyễn Thành Long là một cây truyện ngắn. - Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. - Viễn Phương là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu. - .. * Ví dụ minh họa phần mở bài: Đề 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Nguyễn Thành Long là một cây truyện ngắn. truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác vào mùa hè năm 1970, trong một chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Nhân vật chính trong truyện là anh thanh niên. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, anh thanh niên vẫn hiện lên trong lòng người đọc với bao vẻ đẹp đáng yêu, đáng khâm phục. - 9 - hơn mình. (4) Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân và anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập bản đồ rét. (5) Anh thấy đóng góp của mình bình thường nhỏ bé so với những con người ấy. (6) Anh thấy thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc lo nghĩ cho đất nước ở nơi mảnh đất nghĩa tình Sa Pa này. Như vậy: Câu (1) là câu chủ đề luận điểm Câu (2) là câu chuyển để đưa dẫn chứng Câu (3), (4) là dẫn chứng gián tiếp từ tác phẩm Câu (5) và (6) là những câu phân tích, nhận xét từ dẫn chứng của người viết. Cái khó là học sinh không biết phân tích, nhận xét nên giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi để trả lời. như: Vì sao anh lại giới thiệu những con người khác ở Sa Pa? Anh nghĩ điều gì mà giới thiệu như vậy? Học sinh trả lời đúng, nghĩa là học sinh đã biết nhận xét, đánh giá. Quy nạp là cách trình bày ngược với cách diễn dịch. Giới thiệu cách quy nạp để học sinh biết và viết đúng nhằm thay đổi thao tác lập luận trong khi làm bài. Học sinh xác định được đặc điểm, tính cách của nhân vật theo trình tự diễn biến của truyện thì học sinh lần lượt viết được đoạn văn ở phần thân bài. - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Đầu tiên, giáo viên phải hình thành cho học sinh quy trình xây dựng đoạn khi phân tích một đoạn thơ, khổ thơ như sau: (1) Nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy (câu này gọi là câu dẫn) -> (2) Dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ -> (3) Giảng giải, cắt nghĩa (từ ngữ, câu thơ) -> (4) Liên hệ, mở rộng, so sánh -> (5) Nhận xét cách sử dụng nghệ thuật và phân tích nghệ thuật ấy (chú ý vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, mà ở đó, các ý nghĩa độc đáo, tài năng nghệ thuật của tác giả được bộc lộ - lựa chọn chi tiết - 11 - Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn nhân sinh quan – vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng – một cách thiết tha, nhỏ nhẹ, khiêm nhường được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chưa đựng nhiều xúc cảm. (5) Nếu khi bắt đầu vào bài thơ, nhà thơ xưng tôi “Tôi đưa tay tôi hứng” thì giờ đây, tác giả đã chuyển sang ta. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Với chữ ta vừa là số ít vừa là số nhiều, tác giả có thể nói được cái riêng biệt, cá thể, đồng thời lại nói được cái khái quát, cái chung. (6) Cách sử dụng điệp ngữ “ta làm” láy đi láy lại thật tha thiết, chân thành. (7) Nhà thơ có một ước nguyện nhỏ bé, một phương châm sống thật cao đẹp được hòa nhập và cống hiến cho đời. Từ đoạn văn trên, học sinh sẽ nhận thấy như quy trình trên : Câu (1) nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy. Câu (2) dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ. Câu (3) giảng giải, cắt nghĩa. Câu (4), (5) là liên hệ, mở rộng, so sánh. Câu (6) là nhận xét cách sử dụng nghệ thuật. Câu (7) là nhận xét, đánh giá về nội dung. Đối với học sinh yếu thì không thể thực hiện những câu (4), (5) mà dành cho học sinh khá, giỏi. Khi học sinh đã quen thì hướng dẫn cho đối tượng trung bình, yếu thực hiện những câu (4), (5). Ví dụ 2: Phân tích các câu thơ sau: Chân phải bước tới cha - 13 - đủ cho ta giật mình. “Tròn vành vạnh” là trăng rằm, tròn đầy, một vẻ đẹp viên mãn. “Im phăng phắc” là im như tờ, không một tiếng động nhỏ. Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ “kể chi người vô tình”. “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, cho sự bao dung độ lượng, của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn. “Ánh trăng im phăng phắc” là hình ảnh nhân hóa, chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt. ** Kết bài: Theo sách giáo khoa phần kết bài ở mỗi kiểu bài như sau: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ bài thơ. Phần này giáo viên cần cụ thể hơn để học sinh hiểu: - Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): + Nêu những nhận định đánh giá chung về: bút pháp xây dụng nhân vật, ảnh hưởng của nhân vật đối với người đọc. + Có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với nhân vật. + Cần nói đến vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm, và tùy trường hợp, có thể nói rõ tác giả đã đóng góp được những gì về tư tưởng, về nghệ thuật trong quá trình phát triển của văn học một thời kì. (Ý này dành cho học sinh khá, giỏi). Ví dụ: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Truyện Những ngôi sao xa xôi đã thành công về cách kể chuyện, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật. Truyện đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_van_nghi_luan_c.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Lớp 9.pdf