Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý Lớp 9

doc 39 trang sklop9 15/04/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý Lớp 9
 ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
 Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới đòi hỏi sự thay 
đổi trong cách dạy của thầy và cách học của trò. Vì thế trong sách giáo khoa 
Địa lý không trình bày đầy đủ mọi kiến thức cho học sinh, mà một phần các 
kiến thức của bài học được chuyển vào hệ thống kênh hình thông qua biểu đồ, 
bảng số liệu thống kê. Chính vì thế trong sách giáo khoa Địa lý bậc THCS đã 
đưa vào một số lượng bảng số liệu khá nhiều với mục đích là để rèn luyện kỹ 
năng tư duy của học sinh.
 Xuất phát trên quan điểm dạy học hướng vào người học hay nói cách 
khác, theo hướng dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm”. Theo hướng dạy học 
này, người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn, còn học sinh phải 
tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập.
 Vấn đề vận dụng các phương pháp để hướng dẫn học sinh khai thác triệt 
để hệ thống bảng số liệu, biểu đồ trong bài học là không thể thiếu được đối với 
giáo viên giảng dạy Địa Lý nói chung và giáo viên giảng dạy Địa lý ở bậc 
THCS nói riêng. Dựa trên quan điểm nhận thức như Lê Nin nói: “Từ trực quan 
sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn" 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập tư duy của học sinh thì giáo 
viên phải nhận thức rằng, thay đổi phương pháp dạy học là thay đổi bằng cách 
tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo 
viên thông qua hệ thống kênh hình như: biểu đồ, bảng số liệu. Để giúp học 
sinh tự tìm ra kiến thức địa lý.
 Trong quá trình dạy học, người thầy phải suy nghĩ để lựa chọn các hình 
thức tổ chức hướng dẫn học sinh theo nội dung thích hợp của từng bài. Phải đầu 
tư vào bài soạn và chuẩn bị mọi tình huống trong thiết bị bài giảng một cách 
 1 Đối với học sinh THCS không còn thích ngồi nghe những lời giải thích tỷ 
mỉ như học sinh tiểu học. Các em chờ đợi những cách tìm hiểu mới đối với bài 
học mà ở đó tính tích cực, tính hoạt động của tư duy và tính tự lập được thực 
hiện. Đây là biểu hiện của thái độ tự nghiên cứu của học sinh THCS.
 Vì thế việc hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng biểu đồ là rất cần thiết để phát 
huy tính “ Tích cực – tự giác – tư duy – sáng tạo” của học sinh và cũng nhằm 
đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đề ra.
2. Thực trạng:
 - Môn Địa lý góp phần hình thành các năng lực cần thiết của người lao 
động (năng lực hành động, năng lực tham gia, năng lực hòa nhập, năng lực vận 
dụng kiến thức để giải quyết vấn đề) phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước 
trong giai đoạn mới.
 - Có sự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp khả năng nhận thức của học 
sinh; giảm bớt tính hàn lâm, kinh viện, nặng nề, xa rời thực tiễn.
 - Tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn thông qua việc tăng cường 
thực hành trong dạy học Địa lý.
 Điểm nổi bật nhất là sự đổi mới trong nội dung sách giáo khoa, cách dạy 
của giáo viên và cách học của học sinh:
 - Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức cho 
học sinh các hoạt động học tập tự giác, tích cực, tự lập. Điều đó tạo điều kiện 
cho học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới dưới sự 
hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức của giáo viên.
 + Cùng với định hướng về phương pháp dạy học của chương trình, tài 
liệu sách giáo khoa Địa lý bậc THCS được biên soạn theo tinh thần cung cấp 
các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kỹ để giáo viên có thể tổ chức, 
hướng dẫn học sinh tập phân tích, xử lý chúng, tạo điều kiện để học sinh vừa 
tiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng trong quá trình học tập.
 Qua quá trình giảng dạy, trao đổi với các đồng nghiệp môn Địa lí ở 
trường THCS nhiều năm, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ nhằm 
 3 pháp dạy học – kiểm tra đánh giá. Đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động 
trọng tâm đó chính là lĩnh vực chuyên môn, luôn chú trọng đầu tư cho chất 
lượng đại trà và mũi nhọn. Kết quả thu được qua học tập của học sinh chính là 
thước đo quá trình dạy học của giáo viên cũng như tiếp thu kiến thức của học sinh. 
 => Như vậy để hỗ trợ cho sự thành công của việc rèn luyện kỹ năng biểu 
đồ, nhằm phát huy tính tự giác tích cực của học sinh thì sự quan tâm của nhà 
trường, nhiệt tình của giáo viên, sự say mê của học sinh đóng vai trò rất quan 
trọng
* Khó khăn:
 Về phía Giáo viên:
 - Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để rèn luyện tốt kỹ năng biểu đồ 
nhằm phát huy tính “tích cực – tư duy – sáng tạo” của học sinh thay cho 
phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều 
học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu 
hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa, chưa biết vẽ, rút ra kiến thức từ biểu đồ. 
 - Thực tế giảng dạy ở phổ thông cho thấy: Một số ít Giáo viên đã coi nhẹ 
việc “ rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh mang tính chất qua loa, hình 
thức chứ không dùng trong khi khai thác kiến thức”.
 - Thường thì các tiết thao giảng, thanh tra, kiểm tra thì Giáo viên có sự 
chuẩn bị chu đáo cả về thời gian lẫn phương tiện dạy học nên giờ dạy việc khai 
thác kiến thức đạt hiệu quả cao, nhất là khai thác và rèn kỹ năng bản đồ cho học 
sinh. 
Với Học sinh: 
 - Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc 
tiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại nhiều lần. Các em chưa xác 
định được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì thế 
các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh. 
 - Do tâm huyết dành cho bộ môn của học sinh chưa nhiều, ít vận động, 
suy nghĩ, óc tưởng tượng tư duy còn hạn chế. Nên kết quả đạt được của bộ môn 
chưa cao
 5 Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trình 
bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lời 
chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương, 
chưa nắm rõ các đối tượng địa lí, những nội dung trọng tâm trong biểu đồ. Cụ 
thể kết quả HK II năm học 2014 – 2015:
 Sĩ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
 Lớp
 số SL % SL % SL % SL % SL %
 9A5 32 4 16.21 9 29.72 7 21.62 4 10.81 8 21.62
 9A7 35 3 8.57 15 42.86 15 42.86 2 7.71 0 0
 Để giải quyết được những thực trạng nêu ra trong đề tài thì bản thân tôi 
phải tự tìm ra các giải pháp và biện pháp tốt nhất, nhằm đạt được kết quả tốt 
cũng như khắc phục được những khó khăn của đề tài.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp:
 Trong dạy học Địa lý, phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ có ý 
nghĩa rất quan trọng, vì các kiến thức lí thuyết không thể hiện đầy đủ trong kênh 
chữ, hoặc nếu có thể hiện đầy đủ thì việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh sẽ 
không có, khả năng phát triển tư duy của học sinh không còn. Từ đây các em 
chỉ học bài một cách máy móc thuộc lòng trong sách giáo khoa. Vì thế muốn 
mở rộng kiến thức địa lí, đồng thời phát triển khả năng tư duy của học sinh, thì 
việc rèn lyện kỹ năng biểu đồ sẽ tập trung sự chú ý của học sinh, giúp học sinh 
định hướng tốt hơn, làm rõ, cụ thể hơn những nội dung cơ bản. Mở rộng và bổ 
sung những kiến thức được trình bày. Làm nguồn thông tin để tạo điều kiện học 
sinh tiếp thu kiến thức được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
 Vai trò của các giác quan trong dạy - học Địa lý là rất quan trọng. Theo 
tâm lý học: Việc lưu giữ tri thức (nhớ) tùy thuộc vào các giác quan: Nghe: 20%, 
nhìn: 30%, nghe và nhìn: 50%. Tự trình bày: 80%, tự trình bày và làm: 90%.
 Việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ trong dạy - học Địa lý sẽ góp phần tạo 
điều kiện cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức trong quá trình nhận thức, góp phần 
 7 + Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, đọc và trả lời các câu hỏi sách giáo 
khoa, cập nhật Internet
 + Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học và tự 
khai thác kênh hình (quan sát, mô tả, nhận xét).
 + Trong tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình SGK và 
tư liệu cùng những hình ảnh HS tự tìm và hình ảnh do giáo viên cung cấp để HS 
chủ động tiếp nhận kiến thức bài học và mở rộng thêm những nội dung có liên quan.
 - Giáo viên ngoài tâm huyết với nghề, phải có chuyên môn vững vàng, có 
tác phong sư phạm chuẩn mực, có phương pháp, kỹ thuật dạy học tốt, tạo được 
cảm tình đối với các em ngay từ những tiết học đầu tiên. Vì chỉ có cảm nhận 
được cái hay cái lý thú trong bài giảng của giáo viên thì lúc đó các em mới có ý 
thức học tập tốt bộ môn. Không chỉ thế mà giáo viên phải luôn sưu tầm nguồn 
tài liệu, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp truyền đạt tốt nhất để thu hút 
được nhiều học sinh có tư duy, tích cực, tự giác, sáng tạo.
 + Đặc biệt khi hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống kênh hình trong sách 
giáo khoa Địa lý thì giáo viên cần tập trung vào việc sử dụng các thiết bị dạy 
học như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng các thiết bị theo cách minh họa cho 
kiến thức. Vì vậy, khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xây 
dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác, rõ ràng và tổ chức các 
hoạt động để học sinh làm việc với các thiết bị nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn 
luyện kỹ năng.
 Giáo viên phải chuẩn bị và nghiên cứu trước nội dung các kênh hình phù 
hợp với nội dung của tiết dạy để có cách tổ chức hướng dẫn học sinh khai thác 
kiến thức tốt nhất.
 Khi soạn bài giáo viên cần phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tập 
chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các biểu đồ nhằm khai thác tốt nhất 
kiến thức và rèn luyện kỹ năng địa lý. Đảm bảo việc khai thác kiến thức và rèn 
kỹ năng, đảm bảo tính hệ thống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu. 
 9 Để rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh, trước tiên giáo viên phải hình 
thành cho các em kiến thức về cách nhận biết từng dạng biểu đồ, các bước hoàn 
thiện biểu đồ và cách nhận xét biểu đồ, cụ thể như sau:
 - Biểu đồ tròn
 Dấu hiệu nhận biết
 Vẽ biểu đồ tròn khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các 
thành phần trong một tổng thể.
 Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm 
thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều 
thành phần”
 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn
 Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như 
tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %
 Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn
 Lưu ý: Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính 
trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng 
những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các 
hình tròn
 Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự 
của các thành phần có trong đề bài cho
 Lưu ý: toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ 
lệ 1% ứng với 3, 6 độ trên hình tròn
 Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều 
thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ 
phải giống nhau để tiện cho việc so sánh
 11 Các thành phần kinh tế Tỷ lệ %
 Kinh tế Nhà nước 38,4
 Kinh tế tập thể 8,0
 Kinh tế tư nhân 8,3
 Kinh tế cá thể 31,6
 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7
 Tổng cộng : 100
 Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP phân 
theo thành phần kinh tế năm 2002 và rút ra nhận xét.
 Hướng dẫn :
 Cách vẽ : 
 - Bước 1: Vẽ hình tròn và bắt đầu vẽ từ kim chỉ 12 giờ
 - Bước 2: Vẽ theo trình tự đề bài cho 1% - 3,60 
 Ví dụ: 38,4% x 3,6 = 138,240 
 - Bước 3: Ghi tên biểu đồ
 - Lập bảng chú giải: Mỗi thành phần kinh tế một kí hiệu riêng
 ✓ Biểu đồ :
 Hình 8: Biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2002
 Nhận xét :
 - Năm 2002 cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế lớn nhất là kinh tế 
nhà nước 38,4%, thứ nhì là kinh tế cá thể 31,6%, thứ ba là kinh tế vốn đầu tư 
nước ngoài 13,7%, thứ tư là kinh tế tư nhân, thấp nhất là kinh tế tập thể 8,0%.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_bieu_do_dia_ly_lop_9.doc