Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9

pdf 27 trang sklop9 15/11/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9
 1 
 PHẦN I: MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài: 
 Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, thì địa lí là môn học không 
thể thiếu. Nhiệm vụ của môn địa lí cung cấp những kiến thức kỹ năng phổ thông 
cơ bản thuộc khoa học địa lí và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học 
sinh. Nội dung trong sách giáo khoa địa lí, các kiến thức được trình bày thông qua 
hệ thống các kênh chữ và kênh hình. Muốn học tốt môn địa lí, thì ngoài việc nắm 
chắc các kiến thức thông qua hệ thống kênh chữ, học sinh còn phải biết khai thác 
kiến thức thông qua hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lí như bản đồ, 
lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ  Như vậy cùng với các loại bản đồ, lược đồ, tranh 
ảnh, Thì biểu đồ cũng đã trở thành một kênh hình, một phương tiện không thể 
thiếu được trong nghiên cứu và học tập môn địa lí . 
 Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của 
một hiện tượng ( như quá trình phát triển công nghiệp, dân số qua các năm...), mối 
tương quan về độ lớn giữa các đại lượng ( như so sánh về sản lượng lương thực 
giữa các vùng), hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ cơ cấu ngành 
của nền kinh tế). 
 Biểu đồ là một công cụ trực quan rất có công dụng trong giảng dạy, học tập 
địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế - xã hội, vì phải tiếp xúc, làm việc nhiều với các số 
liệu và bảng thống kê. Muốn nhấn mạnh và đặc biệt lưu ý đến những dữ kiện số 
lượng nào đó, phải đưa chúng lên biểu đồ. Có thể nói biểu đồ là một trong những 
“ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí. Chính vì vậy mà kỹ năng vẽ biểu đồ đã 
trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lí, do đó nó đã 
trở thành một nội dung đánh giá học sinh học môn Địa Lí. 
 Ở chương trình Địa lí lớp 9 hiện nay đòi hỏi các em phải biết nhiều dạng 
biểu đồ như hình cột, thanh ngang, cột chồng, biểu đồ miền, biểu đồ hình tròn, 
biểu đồ đường ...Nên các em phải có kỹ năng hoàn thiện thì mới vẽ được các dạng 
biểu đồ trên. Chính vì lí do đó, trong thời gian giảng dạy địa lý lớp 9, tôi thường 
cho các em làm bài tập rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trong các bài tập sách giáo 
khoa địa lý 9 ở nhà, hay các bài thực hành trên lớp làm lấy điểm hệ số 1, rồi kể 
cả trong bất kì đề kiểm tra nào tôi cũng đều cho phần thực hành vẽ biểu đồ chiếm 
khoảng 20 % số điểm. Trong đề thi HSG địa lý phần vẽ biểu đồ thường chiếm từ 
1.5-2.0 điểm. Đây có thể coi là phần dễ kiếm điểm nhất và tốn thời gian ít nhất 
của bài thi. Tuy nhiên, do nhận định sai dạng biểu đồ cần vẽ hoặc vẽ biểu đồ không 
chuẩn xác nên mất điểm số rất đáng tiếc. 
 Kỹ năng biểu đồ, giúp cho các em có khả năng chủ động trong việc khai 3 
 1. Một số vấn đề chung 
 1.1. Cơ sở lý luận 
 Trong môn học địa lý, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu 
trong kênh hình. Có thể nói, biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của 
khoa học địa lý. Chính vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêu 
cầu quan trọng đối với người dạy và học địa lý. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn 
 Hiện nay việc thực hiện chương trình và SGK mới cũng như việc cải tiến, 
đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn địa lý nói riêng 
đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên ở các trường THCS trong huyện việc 
thống nhất về tiêu chuẩn phân loại, quy tắc thể hiện biểu đồ vẫn còn mập mờ chưa 
thống nhất rõ, trong khi các tài liệu tham khảo lại chưa thể hiện nhất quán trong 
việc phân loại biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ nên gây lúng túng cho giáo viên trong 
các giờ thực hành vẽ biểu đồ ở trên lớp, giáo viên còn phân vân về việc lựa chọn 
biểu đồ thích hợp. 
 Đối với học sinh lớp 9 phần kĩ năng vẽ biểu đồ còn yếu. Thường thì các em 
không xác định được yêu cầu đề bài, không xác định được loại biểu đồ thích hợp 
để chọn chính xác và kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung và biểu đồ hình tròn và biểu 
đồ miền nói riêng còn lúng túng không theo các bước cụ thể. Bằng kinh nghiệm 
của bản thân qua trao đổi với các đồng nghiệp và tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi 
nhận thấy nguyên nhân của việc yếu kém về kĩ năng vẽ biểu đồ trên là: 
 - Do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp, không đọc kĩ đề bài, 
không tìm ra được các từ gợi mở để chọn dạng biểu đồ, không hiểu mỗi loại biểu 
đồ biểu thị điều gì, không tuân thủ các bước và các quy tắc khi vẽ biểu đồ. 
 - Do tâm lý học sinh coi thường môn địa lý. 
 - Do học sinh còn lười học chưa dành thời gian thích đáng cho học tập bộ 
môn. 
 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu 
 2.1. Thực trạng 
 - Về giáo viên: 
 Hiện nay, việc thực hiện phân phối chương trình và sách giáo khoa mới cũng 
như việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở 
môn Địa Lí nói riêng đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, ở các trường 
trung học cơ sở trong huyện chưa có tài liệu nào quy định thống nhất về tiêu chuẩn, 
quy tắc thể hiện biểu đồ, trong khi đó một số tài liệu tham khảo môn Địa Lí lại 
chưa thể hiện sự nhất quán trong việc lựa chọn, vẽ các loại biểu đồ, điều đó gây 
lúng túng cho giáo viên trong việc soạn giảng cũng như thực hiện các giờ thực 5 
 2.2. Giải pháp thực hiện 
 Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng 
 dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Địa Lí. Qua kinh 
 nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng để làm được điều này trước 
 tiên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn việc tìm hiểu bài của học 
 sinh sao cho có hiệu quả, hấp dẫn và dễ hiểu, và một trong những phương pháp 
 đó là hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ. Muốn có được kĩ năng này, giáo 
 viên cần hướng dẫn cho các em nắm chắc các kỹ năng sau: 
 - Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất. 
 - Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu. 
 - Kỹ năng vẽ biểu đồ. 
 2.2.1 Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất: 
 Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 thành 
phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (nêu yêu cầu cụ thể cần 
làm). 
 - Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề): 
 Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: 
  Dạng lời dẫn có chỉ định: Trong trường hợp này câu hỏi bài tập thực hành 
đã yêu cầu vẽ loại biểu đồ cụ thể. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình 
tròn thể hiện cơ cấu sử dụng  năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được 
biểu đồ cần thể hiện. 
  Dạng lời dẫn kín: Trong trường hợp này cần phải căn cứ vào thành phần 
2 và thành phần 3 để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp. Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thích 
hợp và nêu nhận xét. 
  Dạng lời dẫn mở: Trong trường hợp này cần bám vào một số từ gợi mở: 
 * Đối với biểu đồ đường biểu diễn thường có các từ gợi mở như: “tăng 
trưởng”, “biến động”, “phát triển”, và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các 
năm từ năm... đến năm...”. Ví dụ: Bài tập 2, câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu 
“thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 
và 2002”. 
 * Đối với biểu đồ hình cột thường có các từ gợi mở như: ”khối lượng”, “sản 
lượng”, “diện tích”, và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai 
đoạn (vào năm, trong năm, trong các năm, qua các thời kì). 
 Ví dụ: Bài tập 2, trang 99-SGK Địa Lí 9 có câu “thể hiện diện tích nuôi 
trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 
và nêu nhận xét”. 7 
 Ví dụ: Bài tập 1, trang 38-SGK Địa Lí 9 
 6474,6 x 100 
 Tỷ lệ cơ cấu cây lương thực (1990) = = 71,6% 
 9040 
 - Trường hợp 2: Nếu bảng số liệu thống kê không có cột tổng số, ta phải 
cộng số liệu giá trị tuyệt đối của từng thành phần ra tổng số, rồi tính như trường 
hợp 1. 
 * Tính qui đổi tỷ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ 
biểu đồ hình tròn. 
 - Toàn bộ tổng thể = 100%, phủ kín hình tròn (3600), như vậy 1% tương ứng 
với 3,60. Để tìm ra độ của góc các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của 
từng thành phần nhân với 3,60. (Sau đó dùng thước đo độ để thể hiện cho chính 
xác). 
 Ví dụ: Như ví dụ trên, tỷ lệ cơ câu cây lương thực (1990) là 71,6%, để tính 
 0
ra độ ta làm như sau: 71,6 x 3,6 = 258 
 => Lưu ý: không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm. 
 * Tính bán kính của các vòng tròn. 
 Có 2 trường hợp xảy ra: 
 - Trường hợp 1: Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn 
có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau. 
 - Trường hợp 2: Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ 
khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. 
 Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm B gấp 3 lần năm A, thì diện 
tích biểu đồ B cũng sẽ lớn gấp 3 lần biểu đồ A, hay bán kính của biểu đồ B sẽ 
bằng: 
 3 = 1,73 lần bán kính của biểu đồ A. 
 => Lưu ý: Trường hợp thứ 2 chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai 
biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của 
hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá trị. 
 * Tính bình quân đất theo đầu người: 
 Diện tích (ha) 
 Bình quân đất theo đầu người (ha/người) = 
 Số dân (người) 
 Ví dụ: Bài tập 3, trang 75-SGK Địa Lí 9 
 940680
 Bình quân đất nông nghiệp/người của cả nước = = 
0,12(ha/người) 797000
 * Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 9 
vẽ các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian ở trục 
hoành cần phải đảm bảo tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm và luôn được tính 
theo chiều từ trái sang phải. 
 Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ biểu đồ đường biểu 
diễn: 
 - Lựa chọn đúng loại biểu đồ. 
 - Hệ trục tọa độ: 
 + Đảm bảo phân chia các mốc chính xác. 
 + Ghi đơn vị ở đầu 2 trục. 
 + Có mũi tên chỉ chiều phát triển ở đầu 2 trục. 
 + Mốc thời gian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ. 
 - Các đường biểu diễn: 
 + Có các đường nét mờ chiếu dọc và ngang ứng với tọa độ từng điểm. 
 + Ghi số liệu giá trị trên các điểm mút của đường. 
 + Có ký hiệu phân biệt các điểm và đường. 
 - Chú thích tên thành phần trên biểu đồ đường hoặc có bảng chú giải và ghi 
đầy đủ tên biểu đồ (Thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời gian nào?). 
 - Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng. 
 - Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành. 
 Bài tập vận dụng: Bài tập 2, trang 38-SGK Địa Lí 9 
 Cho bảng số liệu: Bảng 10.2 
 Số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số tăng trưởng (năm 1990 = 100%) 
 Vẽ biểu đồ: 
 11 
 + Riêng đối với trục hoành: có 2 trường hợp sau có thể vẽ các mốc thời gian 
cách đều nhau, đó là: đối tượng biểu diễn theo giai đoạn, không theo thời điểm 
hoặc biểu đồ phải thể hiện quá nhiều thời điểm và các năm lại cách nhau quá xa. 
 Đối với biểu đồ thanh ngang: đây là loại biểu đồ được xem như là một dạng 
đặc biệt của biểu đồ hình cột, khi ta thực hiện phép xoay trục tung thành trục 
hoành, còn trục hoành thành trục tung. 
 * Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột: 
 - Lựa chọn đúng loại biểu đồ. 
 - Hệ trục tọa độ : 
 + Đảm bảo phân chia các mốc chính xác. 
 + Ghi đơn vị ở đầu các trục 
 + Chọn mốc thời gian sớm nhất lui vào trục tung một khoảng nhất định (1 
đến 2 ô vở). 
 - Các cột : 
 + Có các đường nét mờ chiếu ngang từng cột (đối với cột đơn). 
 + Ghi số liệu giá trị ở đỉnh cột . 
 + Có ký hiệu riêng cho từng loại cột. 
 - Có bảng chú giải và ghi đầy đủ tên biểu đồ (thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời 
gian nào?). 
 - Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng. 
 - Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu đề bài. 
 Bài tập vận dụng: Bài tập 2, trang 99-SGK Địa Lí 9 
 Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng 
thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và 
nêu nhận xét. 
 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh, năm 2002 
 Các tỉnh, Quảng Quảng Bình Phú Khánh Ninh Bình 
 Đà Nẵng 
 thành phố Nam Ngãi Định Yên Hòa Thuận Thuận 
 Diện tích 
 0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9 
 (nghìn ha) 
 Vẽ biểu đồ: 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_ve_bieu_do_dia_li_ch.pdf