Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tự giác học tập trong công tác chủ nhiệm lớp cấp Trung học cơ sở

pdf 21 trang sklop9 19/12/2024 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tự giác học tập trong công tác chủ nhiệm lớp cấp Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tự giác học tập trong công tác chủ nhiệm lớp cấp Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tự giác học tập trong công tác chủ nhiệm lớp cấp Trung học cơ sở
 1 
 MỤC LỤC 
 Nội dung Trang 
 1. MỞ ĐẦU 2 
 1.1. Lý do chọn đề tài 2 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 
 2. NỘI DUNG. 3 
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 3 
 2.2. Thực trạng của vấn đề 5 
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 8 
 2.4. Kết quả đạt được 18 
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 19 
 3.1. Kết luận 19 
 3.2. Kiến nghị 19 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 
Giáo viên: Dương Thị Bình Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 3 
 Chia sẻ một số ý kiến, giải pháp của bản thân trong công tác chủ nhiệm 
lớp. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp để cùng nhau hoàn 
thành tốt sứ mệnh trồng người trong thời đại mới. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh lớp 9B năm học 2019 – 2020 trường trung học cơ sở Nguyễn 
Chí Thanh (Năm học 2020 – 2021 trường THCS Nguyễn Chí Thanh đã sáp nhập 
với trường THCS Nguyễn Tất Thành). 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận. 
 - Phương pháp điều tra, khảo sát. 
 - Phương pháp quan sát, trò chuyện với các học sinh, giáo viên bộ môn và 
phụ huynh học sinh. 
 - Phương pháp phân tích. 
 - Phương pháp tổng kết. 
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 Học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành trong việc học tập và 
rèn luyện đạo đức theo nội quy nhà trường. 
 2. NỘI DUNG: 
 2.1. Cơ sở lý luận: 
 * Tự giác là gì? 
 Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác 
nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò, vị trí và 
quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. 
 Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có 
quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản 
thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nghĩ, hành động, 
trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. 
 Có thể nói, có hai yếu tố quyết định sự tự giác của cá nhân là giáo dục và 
môi trường xã hội. Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia 
đình, rồi đến nhà trường, cộng đồng xã hội. 
Giáo viên: Dương Thị Bình Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 5 
 2.2. Thực trạng tính kỷ luật tự giác trong học tập của học sinh trường 
Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành. 
 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong giáo dục tính tự giác trong học tập 
cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp: 
 a. Thuận lợi 
 Công tác quản lý, giáo dục học sinh luôn được sự quan tâm của các cấp 
lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể nói chung. Luôn nhận được sự chỉ đạo, quan 
tâm của chi bộ Đảng, của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn cùng sự giúp đỡ của 
tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm trường Trung học cơ sở Nguyễn 
Tất Thành nói riêng. 
 Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề và có tinh 
thần trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng; yêu nghề, thực sự yêu thương, 
quan tâm đến học sinh. Cùng sinh sống ở địa phương xã Nam Dong nên tôi 
tương đối hiểu về văn hóa, lối sống và hoàn cảnh của người dân nơi tôi đang 
công tác. 
 Hầu hết các phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học của con em 
mình. 
 Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi 
cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện nhân cách. 
 b. Khó khăn 
 Bản chất của công tác chủ nhiệm là giáo dục con người. Mỗi con người 
lại có các đặc điểm riêng về tâm lí, khả năng nhận thức và hoàn cảnh sống khác 
nhau  Bởi vậy công tác chủ nhiệm là một công việc khó khăn, phức tạp đòi 
hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. 
 Học sinh trung học cơ sở cơ bản thuộc lứa tuổi từ 12 – 14 tuổi. Đây là thời 
kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn “tập làm 
người lớn” này, tâm lí của các em rất phức tạp, nhạy cảm và khó bảo. 
 Trong thời đại mới, thời đại kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế thì 
có nhiều hình thức vui chơi, giải trí, có nhiều thông tin không lành mạnh, kích 
Giáo viên: Dương Thị Bình Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 7 
 Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập: không học bài cũ, 
không làm bài tập và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Một số học sinh có học 
lực yếu, kém, chán học, bỏ học giữa chừng hoặc phải thi lại, ở lại lớp. 
 Một số học sinh chưa hòa đồng, chơi theo nhóm, có thái độ phân biệt, đối 
xử với các bạn bè, giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực, đánh nhau; tình trạng này 
thậm chí còn diễn ra ở các học sinh nữ. 
 Ý thức bảo vệ tài sản chung, môi trường còn hạn chế. Một số học sinh 
còn xé rách các tờ bảng tin, đạp chân lên tường, ngắt ngọn cây, bông hoa trong 
khuôn viên trường; ý thức tiết kiệm điện, nước chưa cao. 
 2.2.3. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: 
 Một số học sinh còn mơ hồ về mục tiêu học tập, nhận thức nghề nghiệp 
trong tương lai. Các em không hiểu rõ được sức mạnh của tri thức trong đời 
sống, không nhận thức được sâu sắc vai trò, ý nghĩa của học tập trong đời sống. 
Vì vậy các em chỉ đi học theo yêu cầu của cha mẹ, theo thói quen; không biết 
học để làm gì? 
 Một số học sinh chưa biết cách lập kế hoạch học tập, thời gian học cụ thể, 
rõ ràng và kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Các em chỉ học theo cảm 
hứng, khi học khi không, thiếu sự đều đặn. Một số học sinh chưa tìm ra được 
phương pháp học tập hiệu quả. Do vậy nhiệm vụ học tập trở nên khó khăn, nặng 
nề tạo ra tâm lí chán học, lười học, học qua loa, nghỉ học, bỏ học 
 Một số học sinh còn thiếu ý thức trách nhiệm với bản thân, còn dựa dẫm, 
ỷ lại mọi việc vào cha mẹ. Do vậy không có ý thức tự chủ, tự giác trong học tập. 
 Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, với nhiều kênh thông tin giải trí, 
các luồng thông tin không lành mạnh đã tác động tiêu cực đến nhận thức, tâm lí, 
lối sống của lứa tuổi thanh thiếu niên. Một số học sinh thiếu kĩ năng trong sử 
dụng đúng đắn, hiệu quả các trang mạng xã hội: Facebook, Twice, Messenger... 
đã ảnh hưởng ít nhiều quá trình và kết quả học tập của các em. 
 Một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ phải đi làm công 
nhân hoặc làm nuơng rẫy xa, các em ở nhà với ông bà hoặc các anh chị em nên 
các em thường thiếu sự quan tâm, sự động viên từ gia đình. Một số gia đình có 
Giáo viên: Dương Thị Bình Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 9 
viên hướng dẫn học sinh tự xác định động cơ học tập, mục tiêu học tập và 
phương pháp học tập. Chỉ thông qua tự học và tự trải nghiệm thực tế để giải 
quyết các vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống thì các em mới hiểu rõ về bản 
thân, thế giới xung quanh, từ đó hình thành được năng lực tự chủ, trở thành 
người năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 
 2.3.2. Các giải pháp cụ thể: 
 2.3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Người thầy sử dụng một số phương pháp 
giáo dục như tâm giáo, khẩu giáo, thân giáo và quan trọng là người thầy 
cần biết cách truyền cảm hứng học tập cho học trò của mình. 
 Người thầy phải có cái tâm trong sáng, lối sống lành mạnh, có lòng yêu 
nghề mến trẻ, luôn tôn trọng nhân cách của các em, luôn sẵn sàng lắng nghe, 
thấu hiểu, cảm thông và giàu lòng vị tha. 
 Trong giao tiếp với học sinh, giáo viên phải luôn tôn trọng nhân cách học 
sinh, luôn giữ được sự điềm tĩnh, biết kiềm chế và kiên nhẫn trong các hoạt 
động giáo dục, tránh thái độ nóng giận, các hành vi bộc phát. 
 Người giáo viên phải tác phong chuẩn mực, lời nói phải đi đôi với việc 
làm, phải là người gương mẫu đi đầu trong công việc. Có chuyên môn vững 
vàng, không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. 
 Người thầy cần biết cách truyền cảm hứng học tập cho học trò của mình. 
Bởi vì, cảm hứng học tập chính là động lực, nguồn năng lượng tích cực nuôi 
dưỡng ý thức tự giác học tập, từ đó chắp cánh cho những ước mơ của các em trở 
thành hiện thực. Cảm hứng học tập giúp học sinh luôn được tiếp lửa để đốt cháy, 
vượt qua những khó khăn, thách thức, những cám dỗ trên con đường học tập của 
mình. 
 Giáo viên có thể truyền cảm hứng cho học trò của mình bằng một số cách 
thức như: các câu danh ngôn về học tập, câu chuyện của các nhân vật thành 
công ngoài cuộc sống. 
 “Chúng ta không thể quyết định nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta có 
quyền lựa chọn hướng đi cuộc đời mình. Một người luôn sống và nỗ lực hết 
mình, nhất định sẽ có một tương lai không tệ.” 
Giáo viên: Dương Thị Bình Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 11 
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường: 
................................................................................................................................. 
 Cùng với việc điều tra những thông tin cơ bản trên thì giáo viên chủ 
nhiệm cần gần gũi, chuyện trò, quan sát các em trong hoạt động học, vui chơi, 
quan hệ với bạn bè hoặc đến thăm gia đình học sinh, trao đổi với đồng nghiệp... 
để hiểu được tâm lí, hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng của các em. Nắm bắt được 
các đặc điểm trên sẽ giúp giáo viên có thể lựa chọn, áp dụng những biện pháp sư 
phạm phù hợp với tình hình chung của lớp và từng học sinh cụ thể. 
 2.3.2.3. Giải pháp thứ ba: giáo viên hướng dẫn và khơi dạy mạnh mẽ 
trong học sinh ước mơ và lý tưởng sống, động cơ học tập đúng đắn. Học 
sinh chỉ tự giác học tập khi các em có mục tiêu phấn đấu, động cơ học tập đúng 
đắn và khát khao thực hiện được điều mình mong muốn. 
 Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình rèn luyện tính tự giác học 
tập cho học sinh. Bởi vì giáo dục là quá trình tự giáo dục. Không cha mẹ, thầy 
cô nào có thể yêu cầu các em học tập và rèn luyện bản thân nếu chính các em 
không muốn điều điều đó. Chỉ khi nào các em hiểu được: Thế nào là học tập và 
học để làm gì, học cho ai thì các em sẽ tự giác ngay từ trong suy nghĩ và mọi 
hoạt động học tập của chính bản thân mình. Ước mơ, mục tiêu học tập có vai 
trò như là hạt nhân, là kim chỉ nam, điểm đến, là động lực cho mọi hoạt động 
học tập, phát triển của học sinh. Ước mơ, lý tưởng sống là động lực giúp các em 
vượt qua mọi khó khăn thử thách, phấn đấu để trở thành người có đức, có tài, có 
tri thức trong cuộc sống. 
 Chính vì vậy nên ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp, nắm bắt tình 
hình học sinh; bài học đầu tiên mà tôi đến với các em là buổi trao đổi để xác 
định khơi dậy, bồi đắp cho các em những ước mơ, lý tưởng, định hướng nghề 
nghiệp trong tương lai. Giúp các em hiểu được “Tri thức là sức mạnh” và học 
tập chính là con đường duy nhất và ngắn nhất để chiếm lĩnh được những tinh 
hoa của nhân loại, vận dụng và sáng tạo để vươn đến thành công. Từ đó giúp các 
em hình thành động cơ thái độ học tập đúng đắn. 
Giáo viên: Dương Thị Bình Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 13 
pháp làm việc, bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm, sự công bằng, 
thẳng thắn trong phê bình và tự phê bình. Phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: 
 Lớp trưởng: theo dõi, điều hành mọi hoạt động chung của lớp, điều khiển 
các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của 
lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học và báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. 
 Lớp phó học tập: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp các thắc mắc 
của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn 
lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm kết 
quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng. 
 Lớp phó Lao động: quản lí, điều hành trong các buổi lao động, phân công 
trực nhật vệ sinh lớp học, báo cáo kết quả cho lớp trưởng. 
 Lớp phó Văn thể mỹ: theo dõi, tổ chức cho lớp tham gia các hoạt động 
văn nghệ, thể dục, thể thao... do các đoàn thể, nhà trường tổ chức. 
 Thủ quỹ: thu và chi quỹ lớp, báo cáo thu - chi cho lớp, giáo viên chủ 
nhiệm và hội phụ huynh của lớp theo định kì. 
 Đội Cờ đỏ: hoạt động theo kế hoạch của Liên đội nhà trường. Phổ biến 
nội quy theo dõi, chấm điểm của đội cờ đỏ cho các bạn trong lớp. 
 Tổ trưởng, tổ phó: theo dõi, quản lý các hoạt động của tổ; đánh giá, xếp 
loại tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. 
 * Hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy lớp học và quy ịđ nh về thi 
đua và khen thưởng của lớp. 
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần phổ biến cho học sinh nắm rõ quy 
chế đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 58 và thông tư 26 về đánh giá, xếp 
loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy học sinh của nhà trường. 
Từ đó định hướng, điều hành và cùng tham gia với học sinh xây dựng lên “nội 
quy lớp học”. Việc học sinh và giáo viên cùng thảo luận và thiết lập nội quy lớp 
học giúp các em nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong 
việc học tập, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh. Các em sẽ cảm thấy thoải 
mái, hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra quyết định đó. Vì thế, các em sẽ vui 
vẻ, tích cực thực hiện những nội quy đó. 
Giáo viên: Dương Thị Bình Trường THCS Nguyễn Tất Thành 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_tinh_tu_giac_hoc_tap_trong_c.pdf