Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh tại trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh tại trường THCS
UBND HUYỆN GIA LÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN NẾP TỰ QUẢN, TINH THẦN TẬP THỂ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS Lĩnh vực: Đoàn đội Cấp học: THCS NĂM HỌC 2015-2016 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xuất phát từ quan điểm: Một trường học có nề nếp, kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt. Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao. Vì thế các em mới có thể kiểm tra nhau, nhắc nhở và thi đua nhau để cùng thực hiện những yêu cầu của các thầy cô giáo và nhà trường đề ra. Học sinh có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên, những việc không chỉ có ở trong trường mà cả ở ngoài trường. Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì mọi hoạt động các em mới tham gia sôi nổi và hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra. Trước tình hình lớp có nhiều khó khăn: Một số học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hoá của phụ huynh còn có hạn không có khả năng kèm cặp con cái ở nhà. Bên cạnh đó một số gia đình còn đi làm ăn xa để con cái ở nhà cùng ông bà. Họ không có điều kiện quan tâm đến con cái trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, để giúp các em có ý thức hơn trong cuộc sống nhiệm vụ của người giáo viên tổng phụ trách ngoài việc giảng dạy văn hoá còn phải xây dựng tập thể có tinh thần tự quản tốt là điều kiện thuận lợi để giáo dục đạo đức, đẩy mạnh phong trào học tập nhằm nâng cao chất lượng toàn diện. Mặt khác làm cho không khí học tập thêm sôi nổi, mang lại hiệu quả thiết thực. Chỉ có tính tự quản tốt trong tập thể mới có thể lôi cuốn hấp dẫn và cuốn hút các em vào những công việc chung của trường, của lớp. Các em được sống trong tình gắn bó, yêu thương của bạn bè, nên xây dựng được tập thể vững mạnh vừa giúp các em rèn luyện đạo đức mà còn là chỗ dựa tinh thần cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó hoạt động tập thể là sân chơi hấp dẫn nhất của các em. Với những lý do tự quản trên, ngay từ những ngày đầu năm học tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc rèn cho các em nếp tự quản, tinh thần tập thể để các em có tính tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt. Thông qua các hoạt động tập thể , với các hoạt động của Đội, dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách ngoài việc giáo dục tinh thần tự quản trong hoạt động tập thể còn có tác dụng hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em biết học tập và noi gương những hành vi tốt, những cử chỉ đẹp của các bạn trong trường, lớp. Vì vậy rèn cho các em tính tự quản, tinh thần tập thể sẽ giúp cho các em có tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong học tập và tham gia các hoạt động một cách tích cực hơn. Việc xây dựng tập thể có tinh thần tự quản là việc làm cần thiết của bất kì liên đội nào. Vì giáo viên Tổng phụ trách không thể một mình làm hết các công việc của học sinh và không phải lúc nào giáo viên Tổng phụ trách cũng có mặt ở trường để trực tiếp chỉ đạo các em học sinh công việc thường ngày. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của giáo viên Tổng phụ trách sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, thiếu trách nhiệm với bản thân và với tập thể, làm mờ đi vị trí, vai trò của chính các em trong công việc mình đang phụ trách. Vì vậy, không có biện pháp nào khả thi hơn buộc giáo viên TPT phải hướng tới Xây dựng tinh thần tự quản trong liên đội. Xây dựng tinh thần tự quản trong liên đội được xem 2 / 12 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh Bên cạnh số những học sinh chăm ngoan, vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, vi phạm nội quy với các lỗi thường gặp: đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, nói tục chửi thề, trộm cắp tài sản, bỏ học, trốn giờ....Một số học sinh vi phạm khuyết điểm có khi bao che cho nhau, thiếu thành khẩn. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. - Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề hoạt động tập thể chưa có tinh thần tự quản của học sinh trong mọi hoạt động. - Đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm giúp các em có tinh thần, ý thức trách nhiệm trong mọi hoạt động. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi: Liên đội THCS 2. Đối tượng: Học sinh THCS V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Tìm hiểu thực trạng hiện tại của Liên đội trước khi thực hiện đề tài. - Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục thực trạng trên. 4 / 12 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh cần tập trung nâng cao ý thức tự quản, tự chủ của học sinh bằng những giải pháp sau: 1. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh thông qua giáo viên phụ trách chi ( giáo viên chủ nhiệm): Để nắm được hoàn cảnh của từng học sinh , ngay từ đầu năm học người giáo viên cần tham mưu với giáo viên phụ trách chi cần có phần điều tra cơ bản về học sinh: Họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, nơi ở. Ngoài ra, giáo viên Tổng phụ trách cần tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung của lớp cũng như các trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, giáo viên TPT cũng cần gần gũi với học sinh, trực tiếp trao đổi về hoàn cảnh gia đình, bản thân học sinh.... thông qua nhóm bạn bè trong lớp nhân các buổi sinh hoạt tập thê, các buổi dã ngoại. 2. Bố trí học sinh trong các buổi sinh hoạt cũng như trong giờ học. Giáo viên Tổng phụ trác(GVTPT) cần tham mưu với giáo viên phụ trách chi ( Giáo viên chủ nhiệm- GVPTC) về việc phân công vị trí cho các em học sinh: Khi phân công công việc cho các em trong các hoạt động tập thể cũng như trong lớp học, chú ý những học sinh có sức khoẻ yếu, học sinh mắc bệnh về tai, mắt, học sinh thấp có hoạt động phù hợp, có chỗ ngồi hợp lý để các em có hứng thú theo dõi hoạt động tránh gây mất trật tự. Những học sinh học kém, hiếu động đươc xếp vào nhóm có những em cán bộ đội gương mẫu để tiện theo dõi. Trong các hoạt động tập thể cần lưu ý xếp xen kẽ học sinh có tính nhanh, nhạy năm bắt được tín hiệu của quản trò phát lệnh với những em chưa có khả năng nắm bắt tín hiệu để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong hoạt động đây là điều kiện giúp các em dần hình thành ý thức tự quản trong việc giữ kỉ luật của trường lớp khi tiến hành hoạt động tập thể. 3. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đội: */ Lựa chọn: Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ cán bộ cho lớp. Lựa chọn các em có thể đạt các yêu cầu cơ bản: - Sức học vững, đạo đức tốt. - Có uy tín lớn đối với các bạn. - Mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm tốt trong công việc được giao. */ Huấn luyện: - Huấn luyện phương pháp làm việc cho từng đối tượng. - Có sổ theo dõi thường xuyên. Cách kẻ sổ, viết và trình bày sổ sách khoa học, đầy đủ, hợp lý. - Phân công việc làm phù hợp với khả năng từng em. Sau khi đã quen với công việc, để phát huy tính chủ động, tự quản. GVTPT cho các em tự tổ chức giờ sinh hoạt, tự tổng kết khen chê và đề ra biện pháp thực hiện thiết thực nhất để hoàn thành được các nội dung thi đua của Đội. */ Đề cao vai trò của cán bộ Đội: Để rèn tính tự quản, tôi giao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ đội tự quản lý, điều hành, giải quyết mọi công việc của đội nhất là khi không có mặt giáo viên TPT. 6 / 12 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh theo chủ điểm giáo dục như : Tìm hiểu an toàn giao thông, kính yêu thầy cô, bảo vệ môi trường, kính yêu mẹ và cô giáo, kính yêu Bác Hồ, hoà bình và hữu nghị... Trong các hoạt động đó, học sinh có thể hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, thi tìm hiểu, vui chơi,... và nhiều hình thức khác theo các chủ đề. Hoạt động này thực sự lôi cuốn đựoc cả tập thể lớp nên góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu bạn bè, tinh thần tập thể, khả năng tự quản. d. Hình thành nhân cách thông qua giờ tuyên truyền giáo dục đạo đức: Để định hướng cho học sinh những hành vi đúng trong sinh hoạt, quan hệ bạn bè. Thông qua các giờ tuyên truyền giáo dục đạo đức trong các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi giữa giờ; tôi muốn góp phần trong việc hình thành nhân cách của học sinh, bằng việc thông qua các trò chơi để các em xử lý các tình huống. Người quản trò sẽ giúp các em có những cách xử lý tình huống hay nhất mang tính nhân văn.Từ đó, các em biết tự sửa sai, học tập và làm theo gương tốt một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Các em tham gia với một tinh thần hào hứng, đoàn kết giúp đỡ cho tập thể càng gần gũi, gắn bó hơn. Chính vì vậy các em biết tôn trọng và giữ gìn danh dự cho bản thân cũng như tập thể. e. Đề cao tính tập thể trong giờ dạy văn hoá: Với người giáo viên TPT có một giờ dạy văn hoá, ngoài việc truyền thụ các kiến thức cơ bản, tôi luôn muốn tạo ra không khí phấn khởi, dân chủ trong giờ học để học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo trong bài học cũng như tính cách. Từ đó khuyến khích được tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh nhất là đối với các em yếu kém, nhút nhát, hay mặc cảm. Đặc biệt tôi luôn khuyến khích động viên những em có học lực khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu kém trở thành những đôi bạn cùng tiến không chỉ trong học tập mà cùng nhắc nhở, giúp đỡ bạn khi bạn mắc sai lầm cũng như gặp khó khăn. Qua đó tôi thấy tính chủ động tự tin, của các em thay đổi rất nhiều. Đặc biệt các em biết quan tâm, giúp đỡ các bạn khi thực hiện hoạt động tập thể. g. Rèn tính tự chủ, tự quản thông qua hoạt độngnhóm: Ngoài giờ học văn hoá trên lớp thì hoạt động ngoại khoá của Đội là điều kiện để rèn luyện tinh thần tập thể rất có hiệu quả. Mỗi lần tham gia là các em một lần đươc thể hiện tinh thần tập thể, ý thức tôn trọng kỷ luật, giữ gìn danh dự cho tập thể lớp. Đặc biệt là tính tự quản thể hiện rất rõ. Người quản trò chỉ phân công nhóm này làm công việc gì, nhóm kia làm công việc gì là các em tự bảo nhau làm đầy đủ, hăng say. Vai trò cán bộ lớp lúc này thể hiện rất rõ, các em tự phân công và hoàn thành công việc xuất sắc nhất. Qua buổi ngoại khoá tôi thấy các em gắn bó và hiểu nhau hơn. Cũng từ buổi ngoại khoá đó mà hình thành nên những "đôi bạn cùng tiến". Như vậy , trong phong trào hoạt động đội các em có tinh thần tự quản tốt thì hoạt động đội mới thực sự trở thành sân chơi thu hút các em sau những giờ học căng thẳng. Các em tham gia hoạt động tích cực là cơ sở ban đầu hình thành tinh thần tập thể rèn tính tự giác trong công việc. 8 / 12 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh Giáo viên PTC giao nhiệm vụ cho các em cán bộ Đội giáo dục đạo đức các em học sinh vi phạm kỉ luật thông qua biện pháp giáo dục cảm hoá bằng tình bạn sẽ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi đạo đức của mình, hình thành tính tự chủ, tự quản cho các em. Ví dụ: Để các em tự chủ, tự quản trong buổi sinh hoạt tập thể Ban thiếu nhi nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian cho các em trong trường cùng tham gia. Qua các trò chơi ban tổ chức thường lồng ghép các nội dung giáo dục tinh thần đoàn kết, tinh thần tự chủ, tự quản thông qua các câu hỏi tìm hiểu . Các trò chơi thường mang tính tập thể có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.. Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, Thể dục thể thao, ngoại khoá, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia bởi vì lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp, giao lưu. Nếu chúng ta không tổ chức các hoạt động cho học sinh thì các em sẽ tìm đến nơi chốn khác để vui chơi và dễ bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường hư hỏng, phạm tội. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn để vững tin bước vào đời. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa: "Học mà chơi, chơi mà học” theo đúng định hướng giáo dục “Nhà trường thân thiện học sinh tích cực” m. Cần đề cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiêm- Phụ trách chi. Đồng chí giáo viên phụ trách chi- GVCN là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của lớp. Giáo viên phụ trách chi là cầu nối tin cậy nhất giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Vì vậy tôi luôn tham mưu với Giáo viên phụ trách chi phải lên kế hoạch hàng tuần, hàng tháng cho các em thực hiện đồng thời có nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt các đồng chí Giáo viên phụ trách chi cần chỉ cho các em thấy được từng mặt mạnh, yếu và có khen chê kịp thời để rồi các em có thể sửa chữa khuyết điểm của mình, phát huy những mặt tích cực của bản thân. 5. Kết quả đạt được Kể từ khi áp dụng các giải pháp trên, vấn đề rèn tính tự quản, tinh thần tập thể của học sinh trong nhà trường nói chung, từng lớp nói riêng đã dần dần cải thiện. Những học sinh thường xuyên vi phạm quy đinh, nề nếp của trường cũng đã phần nào sửa đổi. Một số học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp đã biết nghe lời thầy cô, các em biết kiềm chế trong lời ăn tiếng nói của mình, khi mắc lỗi các em biết nhìn nhận khuyết điểm của mình để sửa lỗi. Kết quả xếp loại các chi đội học kì I: Loại xuất sắc ( A): 4 chi đội( 6C. 7C. 8C.9D) Loại tốt: 7 chi đội ( 6B,6A, 6D, 7B,7D, 8B, 9B) Loại khá: 4 chi đội ( 7A, 8A, 9A, 9C) Kết quả xếp loại các chi đội học kì II: Loại xuất sắc ( A): 6 chi đội ( 6C. 7C. 8C.9D,6A, 8B) Loại tốt: 9 chi đội ( ( 6B, 6D, 7B,7D, 9B, 7A, 8A, 9A, 9C) Loại khá: 0 chi đội 10 / 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_nep_tu_quan_tinh_than_tap_the_cho.doc