Sáng kiến Kinh nghiệm sử dụng bài tập nâng cao sức bật trong môn bóng chuyện cho học sinh nam Khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ

doc 14 trang sklop9 24/04/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm sử dụng bài tập nâng cao sức bật trong môn bóng chuyện cho học sinh nam Khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm sử dụng bài tập nâng cao sức bật trong môn bóng chuyện cho học sinh nam Khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ

Sáng kiến Kinh nghiệm sử dụng bài tập nâng cao sức bật trong môn bóng chuyện cho học sinh nam Khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Kinh nghiệm sử dụng bài tập nâng cao sức bật trong 
môn bóng chuyền cho học sinh nam khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ”
 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
 Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu sau:
 2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:
 Trong quá trình đọc và thông qua tham khảo các tài lệu chuyên môn, tôi 
tìm hiểu cơ sở lý luận và rút ra được một số vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ 
nghiên cứu cho đề tài. Phương pháp này giúp tôi lấy số liệu một cách khoa học, 
chặt chẽ và sát với thực tế hơn. 
 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu được tôi sử dụng trong suốt quá 
trình nghiên cứu của đề tài.
 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
 Để tổng hợp kinh nghiệm của các giáo viên, các huấn luyện viên, những 
nhà chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục thể chất, thể thao trong quá trình 
nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp. 
 + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu cụ thể hơn những vấn 
đề có liên quan đến đề tài.
 + Phương pháp phỏng vấn gián tiếp nhằm thu thập thêm những số liệu 
cần thiết cho quá trình nghiên cứu. 
 Tôi đã phỏng vấn một số giáo viên có uy tín, kinh nghiệm giảng dạy lâu 
năm đang công tác tại một số trường THCS trên địa bàn huyện. 
 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
 Tôi đã sử dụng phương pháp quan sát sư phạm để quan sát các buổi tập 
của học sinh nam khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ. Từ đó làm sáng tỏ phương 
hướng lựa chọn một cách chính xác, có hiệu quả các bài tập nhằm nâng cao sức 
bật cho học sinh nam khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ.
 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
 Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm 
tra trước và sau thực nghiệm theo các nội dung cụ thể để làm cơ sở cho việc 
phân tích, so sánh và rút ra kết luận cụ thể của quá trình ngiên cứu.
 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 Tôi sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm tính hiệu quả và mức độ 
phù hợp của các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu. 3
chuyền. Một số điểm hạn chế của các em học sinh thường mắc phải dẫn đến kết 
quả kiểm tra chưa cao và thành tích thi đấu các giải phong trào giữa các trường 
THCS còn thấp như:
 - Chưa nắm được khái niệm và yếu lĩnh kỹ thuật động tác.
 - Một số bài tập trong SGK chưa phát huy hết năng lực và sức bật khi đập 
bóng chính diện theo phương lấy đà của học sinh khối 9.
 - Điều kiện sân bãi, dụng cụ còn nhiều hạn chế.
 - Học sinh chưa tích cực và hứng thú trong tập luyện môn bóng chuyền vì 
sức bật còn hạn chế, đa số học sinh khối 9 chưa bật quá 40 cm cụ thể kết quả sức 
bật của các em từ đầu năm học được thể hiện ở bảng 2.1.
 Bảng 2.1: Kết quả nội dung bật cao tại chỗ của 3 lớp khối 9
 Sứcbật 30–39 ( cm) 40 – 59 ( cm) 60 – 80 ( cm)
 Tổng số HS
 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
Lớp Số lượng Số lượng Số lượng NAM
 % % %
 91 15 75 3 15 2 10 20
 92 15 71,5 4 19 2 9,5 21
 93 12 66,67 5 27,78 1 5,56 18
 Thông qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù 100% học sinh đều đạt nhưng 
nhìn về mặt thành tích để đạt được sức bật cao bổ trợ cho đập bóng thì còn hạn 
chế. Chỉ có 5 học sinh có sức bật tương đối tốt chiếm 8,47 %, số học sinh đạt 
sức bật ở mức thấp và trung bình còn khá cao. Như vậy kết quả giảng dạy chưa 
đạt được yêu cầu đề ra, điều này thôi thúc tôi trong quá trình giảng dạy không 
ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao thành tích cho học sinh.
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kinh 
nghiệm sử dụng bài tập nâng cao sức bật trong môn bóng chuyền cho học sinh 
nam khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ” để giúp các em nâng cao hiệu quả tập 
luyện và thi đấu môn bóng chuyền. Qua đó tạo tiền đề thể lực, sức khỏe, kỹ năng 
đảm bảo cho các em học tập các môn văn hóa và tập luyện các môn thể thao 
khác một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện 
tại:
 2.3.1. Đánh giá thực trạng sức bật trong môn bóng chuyền của học sinh 
nam khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ:
 Để có cơ sở cho quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng 
trong môn bóng chuyền. Tôi đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra sức bật tại chỗ 
cho đối tượng nghiên cứu là học sinh của ba lớp 91,92,93.
 Dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau tôi tiến hành phỏng vấn ý kiến của 
các đồng nghiệp là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục trong các 
trường THCS ( 25/25 ý kiến chiếm tỷ lệ 100%) nhằm xác định các test kiểm tra 5
 Các bài tập phải phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng củng như trình độ 
phát triển thể chất của đối tượng.
 Các bài tập phải nâng cao được sức bật cho người tập.
 Các bài tập phải giúp khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc nâng 
cao sức bật cho học sinh.
 Cần đa dạng hoá các hình thức tập luyện triệt để tận dụng các phương tiện 
tập luyện giúp cho quá trình phát triển thể lực tốt hơn.
 Các bài tập phải vừa sức, hợp lí và nâng cao độ khó, khối lượng tập luyện, 
đặc biết chú ý khâu an toàn tập luyện để tránh sảy ra chấn thương. 
 Từ kết quả phỏng vấn tôi xác định test kiểm tra sức bật cho đối tượng 
nghiên cứu, test này đã đủ độ tin cậy và tính thông báo cần thiết.
 Kiểm tra sức bật trước khi áp dụng các bài tập cho học sinh 9 trường 
THCS Nguyễn Huệ
 Mục đích: Nhằm đánh giá được khả năng sức bật và thể lực cho đối tượng 
nghiên cứu.
 Sân bãi, dụng cụ: Sân bóng chuyền, bột vôi, thước đo, đồng hồ bấm giờ, 
danh sách lớp, giấy bút để ghi chép, 
 Phương pháp tiến hành: Tiến hành kiểm tra theo từng lớp, gọi lần lượt 
từng em học sinh lên thực hiện kỹ thuật bật nhảy tại chỗ
 Kết quả kiểm tra test trước khi áp dụng bài tập ba lớp: (lớp 91 và lớp 92 
và 93) được thể hiện ở bảng 2.3.
 Kết quả thu được từ test kiểm tra trước khi áp dụng các bài tập của ba lớp 
khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ, qua xử lý số liệu ta có. Kết quả kiểm tra của 
ba lớp cho thấy giá trị trung bình kiểm tra sức bật tại chổ như sau:
 Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu về sức bật của 3 lớp khối 9
 trước khi áp dụng các bài tập
 Lớp 92 Lớp 91 Lớp 93
TT Các chỉ tiêu ( n = 10) ( n = 10) ( n = 10)
 1 Bật cao tại chỗ (cm) 39,9 39,7 39,6
 Bật cao với 3 bước 
 2 50,9 50,8 50,6
 đà (cm)
 Bật hố cát bằng 
 3 55,4 55,3 55,1
 haichân(lần/phút)
 Kết quả thu được ở bảng 2.3 cho ta thấy:
 Chỉ tiêu bật cao tại chỗ và chỉ tiêu bật cao với 3 bước đà (cm)
 Sự khác biệt giữa 3 lớp trước khi áp dụng không có sự chênh lệch nhiều 
về sức bật. Như vậy, trình độ ban đầu về thành tích bật cao tại chỗ của 3 lớp 
trước khi áp dụng là tương đối đồng đều.
 Chỉ tiêu bật hố cát bằng hai chân (lần /phút) 7
 19. Chạy tăng tốc độ từ 30-60m: 5-10 lần.
 * Nhóm các bài tập với bóng. 
 20. Di động chắn bóng đập liên tục.
 21. Di động bật nhảy đập liên tục với bóng tung (theo nhóm 3-4 người).
 22. Bật nhảy ném bóng qua lưới liên tục (nhóm 2-3 người).
 Để xác định cơ sở thực tiễn và khách quan của các bài tập đưa ra tôi tiến 
hành phỏng vấn lấy ý kiến một số đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy bộ môn 
thể dục ở các trường THCS về việc áp dụng các bài tập trên vào quá trình giảng 
dạy nhằm nâng cao sức bật cho học sinh nam khối 9 Trường THCS Nguyễn 
Huệ.
 Số phiếu tôi phát ra 25 phiếu, thu về 25 phiếu, kết quả phỏng vấn được 
thể hiện ở bảng 2.4.
 Bảng 2.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao sức 
 bật cho học sinh nam khối 9 trường THCS Nguyễn Huệ.
 Mức độ đánh Không quan 
 ST Rất quan trọng Quan trọng
 giá trọng
 T
 Tên bài tập Số người % Số người % Số người %
 1 Bài tập 1 25 100 0 0 0 0
 2 Bài tập 2 25 100 0 0 0 0
 3 Bài tập 3 23 92 1 4 1 4
 4 Bài tập 4 10 40 6 24 9 36
 5 Bài tập 5 5 20 15 60 5 20
 6 Bài tập 6 6 24 10 40 9 36
 7 Bài tập 7 25 100 0 0 0 0
 8 Bài tập 8 24 96 1 4 0 0
 9 Bài tập 9 2 8 10 40 13 52
 10 Bài tập 10 4 16 4 16 17 68
 11 Bài tập 11 25 100 0 0 0 0
 12 Bài tập 12 9 36 8 32 8 32
 13 Bài tập 13 7 28 9 36 9 36
 14 Bài tập 14 4 16 4 16 17 68
 15 Bài tập 15 25 100 0 0 0 0
 16 Bài tập 16 7 28 9 36 9 36
 17 Bài tập 17 1 4 14 56 10 40
 18 Bài tập 18 2 8 8 32 15 60
 19 Bài tập 19 23 92 2 8 0 0
 20 Bài tập 20 22 88 3 12 0 0
 21 Bài tập 21 24 96 1 4 0 0
 22 Bài tập 22 9 36 8 32 8 32
 Thông qua xử lý số liệu kết quả phỏng vấn tôi thu được có 10 bài tập (Bài 
tập số 1, 2, 3, 7, 8, 11, 15, 19, 20, 21) được sự đồng ý chọn với tỉ lệ cao trên 
90%.
 * Nhóm các bài tập khắc phục trọng lượng bản thân và trọng lượng 
phụ. 9
 - Cách tiến hành:
 + Chuẩn bị: Người tập thả lỏng tích cực.
 - Yêu cầu bài tập: Chân phải thẳng và nâng cao chân.
 * Nhóm các bài tập phát triển tốc độ co cơ.
 Bài tập 11: Bật bục liên tục bằng hai chân (hoặc hai chân luân phiên).
 - Mục đích: Phát triển sức mạnh cổ chân, sức nhanh, mạnh cơ chân đặc 
biệt là cơ đùi. 
 - Cách tiến hành:
 + Chuẩn bị: Người thực hiện đứng hai chân rộng bằng vai, thân người 
thẳng, mắt nhìn thẳng.
 + Thực hiện: 
 * Khi có hiệu lệnh còi, người thực hiện bật lên bục cao sau đó bật xuống 
vị trí cũ bằng hai chân cứ như thế đúng thời gian quy 
 * Khi có hiệu lệnh còi, người thực hiện bật hai chân luân phiên lên xuống 
bục cao cứ như thế đúng thời gian quy định.
 + Kết thúc bài tập: Người tập thả lỏng tích cực.
 - Yêu cầu bài tập: Khi thực hiện thân người thẳng, bật hết khả năng. Chân 
phải thẳng.
 Bài tập 15: Mô phỏng di động với các động tác chắn và đập bóng (có 
lưới) 
 - Mục đích: Phát triển sức nhanh, mạnh cơ chân.
 - Cách tiến hành: 
 + Chuẩn bị: Người tâp đứng ở tư thế chuẩn bị chân trước chân sau thân 
người thả lỏng tự nhiên. 
 + Thực hiện: Chạy đà bật nhảy thực hiện động tác đập bóng, kết thúc đập 
bóng tiếp tục động tác nhảy chắn bóng ở 3 vị trí 4, 3, 2. Thực hiện vòng tròn 
luân phiên từng người. 
 + Kết thúc bài tập: Người tập về đứng sau người cùng tập chờ tới phiên 
của mình.
 - Yêu cầu bài tập: Người tập tập trung, chủ động, thực hiện đúng theo lời 
chỉ dẫn của GV.
 Bài tập 19: Chạy tăng tốc độ từ 30-60m: 5-10 lần.
 - Mục đích: Phát triển sức nhanh, mạnh cơ chân.
 - Cách tiến hành: 
 + Chuẩn bị: Người tập đứng tư thế chuẩn bị xuất phát cao.
 + Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh, người tập chạy tăng tốc độ hết sức đúng 
quãng đường theo quy định (30 – 60m).
 + Kết thúc bài tập: Người tập đi thả lỏng về vị trí cũ để chuẩn bị cho lượt 
chạy tiếp theo.
 - Yêu cầu bài tập: Người tập phải hết sức tập trung chú ý và thực hiện hết 
khả năng.
 Bài tập 20: Di động chắn bóng đập liên tục.
 - Mục đích: Phát triển sức nhanh, mạnh cơ chân đặc biệt là cơ đùi.
 - Cách tiến hành:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_bai_tap_nang_cao_suc_bat_trong.doc