Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Sử 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Sử 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Sử 9
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Bản thân lịch sử là một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây là môn học yêu cầu người học là phải “Biết sự kiện - Hiểu sự kiện - Nhớ sự kiện”, từ đó có sự phân tích, tư duy lôgic, khái quát, và đánh giá sự kiện. Tuy nhiên, các đồ dùng dạy học truyền thống hiện nay còn rất nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bộ môn và yêu cầu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử. - Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì phương tiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Do đó, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy và học là phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học sinh. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Từ 15 đến 20 năm nay, nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng BĐTD trong giảng dạy, học tập, làm việc, kinh doanh lập kế hoạch. - Ở Việt Nam việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy đã có từ lâu nhưng chỉ dưới dạng sơ đồ hệ thống kiến thức đơn giản và chỉ áp dụng cho một số bộ môn. - Năm 2010, ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc. 3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu kĩ thuật của Mĩ năm 1993 “Con người lưu lại trong bộ nhớ được khoảng 20% những gì họ thấy, khoảng 30% những gì họ nghe , 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời và con số này có thể lên đến hơn 90% nếu tự mình có thể tìm hiểu, sâu chuỗi 1 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 học mới để thực hiện mục tiêu bài học và đưa chất lượng dạy học bộ môn đạt hiệu quả cao. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Do xuất phát từ thực tế dạy và học môn Lịch sử của trường tôi nên đề tài này tôi nghiên cứu ở học sinh khối 9 trường tôi. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện và hoàn thành đề tài trên tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết. - Phương pháp đàm thoại - gợi mở. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm khoa học. V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 1. PHẠM VI: Với sáng kiến này tôi áp dụng cho học sinh Khối 9 năm học 2017-2018 2. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Quá trình chuẩn bị và thực hiện trong 2 năm học Chuẩn bị năm học 2016 – 2017, thực hiện năm học 2017 – 2018. B. NỘI DUNG I. NỘI DUNG LÝ LUẬN: 1. CĂN CỨ LÝ LUẬN: - Trong quá trình giảng dạy người giáo viên luôn cần phải nắm bắt đối tượng học sinh, tìm hiểu được thái độ tiếp thu môn học, kết quả học tập của các em. Qua đó người giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp, để hướng dẫn học sinh học tập đạt kết quả tốt. - Giáo viên luôn phải không ngừng nỗ lực tìm tòi sáng tạo trong phương pháp dạy học. Luôn có tấm lòng bao dung, tâm huyết yêu nghề mến trẻ. 3 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 - Nhận thức của phụ huynh và học sinh còn chưa được đúng đắn với môn học này và luôn coi đó là môn phụ chỉ cần học thuộc là được mà không cần đến sự tư duy. - Gần như không bậc phụ huynh nào muốn cho con mình thi vào các trường cao đẳng, đại học khối C vì nghĩ ra trường khó xin việc. Chính vì vậy, chất lượng học tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc sử dụng BĐTD trong học tập của các em vẫn gặp khó khăn. - Học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này, tỉ lệ học sinh giỏi môn lịch sử trong các kì thi huyện ít thi thành phố rất hiếm. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. BẢN ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ? - Nêu khái niệm: Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. - BĐTD là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. - Cơ chế hoạt động của BĐTD là chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC BẰNG BĐTD - Áp dụng dạy được ở nhiều dạng bài: Bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giai đoạn, làm bài tập lịch sử, đặc biệt là củng cố bài. - Thực hiện dạy học bằng cách lập BĐTD cụ thể qua 4 hoạt động như ở BĐTD 5 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 3. SỬ DỤNG BĐTD TRONG VIỆC KIỂM TRA BÀI CŨ: Các bản đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. Ví dụ 1: Trước khi dạy tiết 7 - bài 6 Các nước Châu Phi Giáo viên treo BĐTD đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ và yêu cầu học sinh: Em hãy điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD về sự ra đời và quá trình phát triển thành viên của tổ chức ASEAN? Học sinh lên bảng điền thông tin 4. SỬ DỤNG BĐTD TRONG VIỆC GIẢNG DẠY BÀI MỚI: Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng BĐTD để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Ví dụ1: khi dạy tiết 16 - bài 14: “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” GV nêu câu hỏi : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam bị phân hóa thành những giai cấp, tầng lớp nào?.Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả 7 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 Học sinh dựa vào SGK trả lời: là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. GV chếu sơ đồ : Giặc đói Tình thế nước ta như “ngàn cân Giặc dốt treo sợi tóc” Giặc ngoại xâm Làm Sao để giải quyết khó khăn? GV chia lớp ra thành 3 nhóm mỗi nhóm nêu biện pháp diệt một loại giặc .GV chốt kiến thức bằng sơ đồ: Thực hiện tiết kiệm, ngày đồng tâm Giặc đói Tăng gia sản xuất Tình thế Thực hiện khuyến nông nước ta như “ngàn Mở lớp bình dân học vụ cân treo Giặc dốt sợi tóc” Xóa nạn mù chữ Kiên quyết chống Pháp, hòa với Giặc ngoại Tưởng (lúc đầu) xâm Hòa với Pháp để đuổi Tưởng (về sau) 9 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 Giáo viên tiếp tục chiếu một BĐTD khác về xu thế của thế giới sau “chiến tranh lạnh” khi dạy xong mục IV. 11 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 Ví dụ3: Tiết 41 - Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam. Đây là một bài học khá dài với nhiều nội dung sự kiện khó nhớ, giáo viên có thể kết thúc bài học bằng cách hệ thống hóa bài học bằng sơ đồ đơn giản sau: 13 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 Khi sử dụng sơ đồ này để kết thúc bài học giáo viên có thể giúp học sinh nhớ và hiểu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 gồm có 3 chiến dịch lớn và thời gian diễn ra của mỗi chiến dịch. 6. SỬ DỤNG BĐTD TRONG VIỆC RA BÀI TẬP VỀ NHÀ: Ví dụ: Để dạy tốt Tiết 22 - Bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu nội dung của bài học theo các câu hỏi cuối mỗi mục trong bài, Mặt khác yêu cầu học sinh sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học và thể hiện được tính sáng tạo, thẩm mĩ cao. Sau đó đến lúc dạy bài mới giáo viên cho học sinh đối chiếu so sánh nội dung đã chuẩn bị ở nhà xem đúng không, đầy đủ chưa, đồng thời giáo viên phải chuẩn bị một BĐTD có đầy đủ nội dung kiến thức của bài học này để giới thiệu và nhấn mạnh kiến thức cho học sinh nắm chắc, nhớ sâu bài học. 15 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 7. SỬ DỤNG BĐTD HỖ TRỢ CHO TIẾT TỔNG KẾT, ÔN TẬP KIẾN THỨC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập BĐTD, sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với BĐTD do giáo viên lập ra. Từng em có thể bổ sung hay sửa lại BĐTD của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của mình. Ví dụ: Tiết 15 – Bài 13 Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay Để học sinh học tốt bài này GV cần cho HS một hệ thống câu hỏi trước để các em chuẩn bị . Khi dạy GV hướng dẫn HS tìm hiểu và khai thác phần câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà sau đó yêu cầu mỗi HS sẽ thiết lập một BĐTD thể hiện những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay . Cuối cùng GV nhận xét và chuẩn kiến thức bằng BĐTD đã chuẩn bị trên máy chiếu. CNXH trở thành hệ thống trên thế giới và sụp đổ ở Liên xô, Đông Âu Phong trào GPDT ở các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh giành thắng lợi Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay Các nước tư bản phát triển giàu mạnh và đang theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới Trật tự thế giới hai cực và xu hướng thế giới sau “chiến tranh lạnh” Cuộc cách mạng KHKT từ những năm 40 của thế kỷ XX 17 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sử 9 Năm học 2017-2018 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *. Việc sử dụng BĐTD là việc làm rất cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong các môn đặc biệt là môn lịch sử. *. Cần khai thác sử dụng BĐTD sao cho phù hợp với bài học *. Việc sử dụng BĐTD đầu tư kinh phí không đáng kể, các giáo viên ở các trường đều vận dụng được và đem lại hiệu quả cao. II. KIẾN NGHỊ *. Về phía các tác giả viết sách và biên soạn phân phối chương trình: Trong chương trình lịch sử lớp 6, lớp 7 nên giành một đến hai tiết thực hành hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy để các em làm quen và biết cách sử dụng bản đồ tư duy trong học môn lịch sử nói riêng và các môn văn hóa khác nói chung. *. Về phía nhà trường: Tạo điều kiện trang bị thêm hệ thống cơ sở, vật chất để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Nếu có điều kiện cần cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên, học sinh sử dụng. Thái Hoà, ngày 26 tháng 11 năm 2014 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình làm, không sao chép nội dung của người khác. Chu Thị Hải Yến 19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_su.doc