Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9

doc 27 trang sklop9 21/06/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9
 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Hoạt động dạy học ở bậc phổ thông tập trung ở hai khâu lớn: Thiết kế bài 
học (giáo án) và lên lớp (biến giáo án thành hoạt động dạy- học). Đối với người 
giáo viên Ngữ văn THCS, cái cần nhất trong hai khâu ấy để hình thành giáo án và 
bài học Văn chính là hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh lấy văn bản 
nghệ thuật. Chưa có hệ thống câu hỏi ứng với văn bản nghệ thuật và phù hợp với 
yêu cầu tích hợp coi như chưa có chất liệu chính để làm giáo án Văn, cũng có 
nghĩa là chưa có nguyên liệu để tạo thành việc làm cho hoạt động dạy học trên lớp. 
Đáp ứng mục Đọc - hiểu văn bản - một yêu cầu nội dung lớn trong cấu trúc tổng 
thể một bài học tích hợp. Đối với người giáo viên nói chung, người giáo viên Ngữ 
văn nói riêng nếu chưa ý thức được vai trò của hệ thống câu hỏi trong hoạt động 
dạy văn bản nghệ thuật thì không thể có một bài học trên lớp thành công.
 Những điều đó xác nhận vai trò quan trọng của phương pháp dạy học bằng hệ 
thống câu hỏi trong tư cách hành nghề của người giáo viên nói chung, cũng như giáo 
viên Ngữ văn đứng lớp hôm nay. Với phân môn Văn học cần làm sao cho học sinh 
biết chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc -> suy ngẫm -> liên tưởng. Muốn 
vậy giáo viên phải thiết kế được hệ thống câu hỏi khả thi để có thể phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn THCS, 
tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và tìm tòi phương pháp nào ưu việt trong việc thiết kế bài 
dạy thành công, để học sinh yêu thích và tiếp thu tích cực có hiệu quả môn Ngữ văn. 
Qua quá trình vận dụng thực tế, cùng với việc trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, tôi 
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của mình về việc: "Sử dụng hệ thống câu hỏi 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ 
văn 9" 
 2. Mục đích nghiên cứu
 Đổi mới về phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết của 
ngành giáo dục, nhằm đưa chất lượng dạy và học ngày một nâng cao hơn.
 Mà mục đích quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học chính là nhằm 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Như chúng ta vần thường 
nói, văn học thường mang tính trừu tượng, lan man, không nhiều tính rõ ràng, cụ 
thể như những môn học khác, mà đặc biệt trong giờ học văn bản, để học sinh tiếp 
xúc, làm quen, hiểu và cảm nhận rồi rút ra được những điều mà người nghệ sĩ 
muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình thì rất cần đến việc người giáo viên phải sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lại 
càng cần thiết hơn.
 5. NhiÖm vô nghiªn cøu.
 Tõ viÖc t×m hiÓu c¬ lý luËn cña "Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích 
 cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9", ®Ó thùc 
 nghiÖm ¸p dông vµo mét sè tiÕt d¹y cô thÓ.
 6. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu.
 a. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu lý thuyÕt:
 §äc s¸ch vµ c¸c tµi liÖu liªn quan ®Õn ph­¬ng ph¸p hîp t¸c nhãm lµm c¬ së 
 lý luËn cho viÖc nghiªn cøu phÇn thùc tr¹ng.
 b. Ph­¬ng ph¸p quan s¸t.
 Th«ng qua viÖc dù giê m«n Ng÷ v¨n ®Ó thu thËp th«ng tin cÇn thiÕt.
 c.Ph­¬ng ph¸p ®iÒu tra.
 §iÒu tra c¬ b¶n ®Ó nh»m t×m hiÓu møc ®é nhËn thøc cña häc sinh vµ høng 
 thó häc tËp m«n Ng÷ v¨n cña häc sinh lµm c¬ së ®Ó thùc nghiÖm ®Ò tµi.
 d. Ph­¬ng ph¸p trao ®æi ®µm tho¹i.
 Trao ®æi víi c¸c gi¸o viªn d¹y m«n Ng÷ v¨n ®Ó t×m hiÓu việc"Sử dụng hệ 
 thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học 
 văn bản Ngữ văn 9" ®ång thêi qua ®ã häc hái kinh nghiÖm trong viÖc ¸p dông 
 ®Ó tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc.
 e. Ph­¬ng ph¸p thùc nghiÖm.
 Thùc nghiÖm ¸p dông hệ thống câu hỏi vµo mét sè tiÕt d¹y häc cô thÓ.
 f. Ph­¬ng ph¸p thèng kª toµn häc.
 Thèng kª l¹i kÕt qu¶ ®iÒu tra còng nh­ kÕt qu¶ thùc nghiÖm qua ®ã rót ra 
 nhËn xÐt.
 7. Thời gian nghiên cứu
 Và xuất phát từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn vận dụng sáng kiến kinh 
nghiệm: "Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 
của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9 " từ năm học 2012 cho đến nay và 
cũng đã đạt được một số kết quả khả quan như: học sinh hứng thú hơn với mỗi giờ 
học văn bản. Giáo viên đạt được mục đích đã đề ra. Chất lượng học tập của học 
sinh đã có sự chuyển biến rõ ràng, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng hơn, tỷ lệ học sinh 
yếu kém giảm hơn so với khi chưa áp dụng sáng kiến.
 tác phẩm văn chương có khả năng cụ thể hoá tốt nhất cho mô hình công nghệ dạy 
học hiện đại: Thầy thiết kế (sáng tạo câu hỏi), trò thi công (sáng tạo cách trả lời).
 1.2 Thiết kế hệ thống câu hỏi dựa trên thành tựu của tâm lí học hiện đại.
 Chức năng của học là chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng " Muốn người học có kết 
quả, người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng nỗ lực của 
chính mình, nhờ đó tâm lí được thay đổi, phát triển dần dần tự hoàn thiện nhân 
cách. Trong nhà trường, hoạt động học không diễn ra tự phát, tuỳ tiện mà được 
điều khiển một cách có ý thức của người dạy ".
 Ở đây, tâm lí học đã nhìn nhận bản chất của hoạt động dạy học. Nếu hoạt động 
dạy học diễn ra nhịp nhàng, hô ứng ở cả hai phía dạy và học nhằm cải biến đối tượng, 
thì hệ thống câu hỏi sẽ là giải pháp sư phạm tích cực cho hoạt động này. Một bài học 
Văn, hệ thống câu hỏi sẽ là biện pháp dạy học có khả năng thoả mãn cả hai hoạt động 
của một quá trình dạy học: vừa là phương tiện hoạt động dạy của thầy (làm giáo án 
bằng hệ thống câu hỏi, tổ chức dạy học trên lớp bằng hệ thống câu hỏi) lại vừa là cách 
hoạt động chủ yếu của trò nhằm tự mình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng bài học. Đó là lí 
do cho một cách học văn mới, lấy hệ thống câu hỏi làm nòng cốt cho hoạt động dạy 
học có cấu trúc song hành, hô ứng trong hoạt động của cả hai chủ thể trong một bài 
học. 
 1.3. Lấy hệ thống các loại câu hỏi: Phát hiện, nêu vấn đề, cảm thụ, phân 
tích, bình, khái quát làm công cụ thiết kế hệ thống câu hỏi.
 Trong một bài giảng Văn, để có thể thấy cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm, 
giáo viên phải sử dụng đa dạng, linh hoạt các loại câu hỏi để tránh đơn điệu, nhàm 
chán. Có sử dụng đa dạng, linh hoạt các loại câu hỏi có câu hỏi dễ ( dành cho học 
sinh trung bình yếu ) như câu hỏi phát hiện, phân tích nêu vấn đề và các loại câu 
hỏi khó ( dành cho học sinh khá và giỏi ) gồm các loại câu hỏi cảm thụ, phân tích, 
khái quát...có sử dụng đa dạng các loại câu hỏi dành cho nhiều đối tượng mới phát 
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và giờ học mới đạt hiệu 
quả cao.
 1.4. Lấy yêu cầu của bài học phần Văn làm mục đích thiết kế hệ thống câu 
hỏi.
 Bản chất của hoạt động dạy học là giúp học sinh " lĩnh hội nền văn hoá xã 
hội, phát triển tâm lí, hình thành nhân cách " bản chất của hoạt động học là " chiếm 
lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hướng vào làm thay đổi chính mình ". Các chỉ dẫn trên 
của tâm lí dạy học đã quy định một bài học trước hết phải xác định đúng các yêu Nhưng ngay cả các kĩ năng thực hành khác như nghe, nói,viết vốn thuộc về các 
phần tiếng Việt và Tập làm văn cũng xa lạ với phần Văn, nếu phần Văn được dạy 
học bằng hệ thống câu hỏi. Đặt câu hỏi chính xác, trúng và hay rèn luyện cách 
nghe và nói của người học. Trực tiếp trả lời câu hỏi là người học không chỉ tập 
trung tư duy mà tập cả cách trình bày ý tưởng của mình, từ đó năng lực diễn đạt 
bằng lời nói được rèn luyện. Như thế dạy học bằng câu hỏi tỏ ra phù hợp với yêu 
cầu của chương trình Ngữ văn mới. Kĩ năng viết là nhiệm vụ chủ yếu của phần 
Tập làm văn, nhưng ngay ở phần Văn học cũng có thể tạo cơ hội cho việc rèn 
luyện kĩ năng này.
 Lấy quan điểm tích hợp làm theo nguyên tắc chỉ đạo chương trình và 
phương pháp dạy học sách giáo khoa Ngữ văn đã cố gắng tìm ra sự đồng quy của 
ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Vấn đề đặt ra là chương trình tích 
hợp của sách Ngữ văn trung học cơ sở có quan hệ thế nào đối với các phương pháp 
dạy học phần Văn và có chi phối như thế nào đối với hệ thống câu hỏi như một 
công cụ dạy học tích cực của phần Văn. Vì thế hệ thống câu hỏi không chỉ phục vụ 
cho lợi ích của việc cảm thụ văn chương mà còn bao gồm các lợi ích gần hoặc xa 
của việc học phần tiếng Việt và Tập làm văn ở bậc học này. Tinh thần này được 
quán triệt trong cách làm sách giáo khoa Ngữ văn tích hợp ở sự gia tăng việc chú 
thích từ ngữ trong văn bản ở một số câu hỏi khai thác các kiểu cấu trúc văn bản có 
liên quan gần hay xa đến kiến thức văn bản của phần Tập làm văn và các kiến thức 
khác của phần tiếng Việt. Chẳng hạn khi dạy phân môn Văn ta có thể tích hợp các 
câu hỏi sau : 
 H: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy ?
 H: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác 
dụng của những phép so sánh ấy ?
 Đó chính là các nguyên tắc để giáo viên Ngữ văn nói chung và giáo viên 
Ngữ văn lớp 9 nói riêng làm cơ sở để thiết kế các loại câu hỏi và hệ thống câu hỏi 
sao cho phù hợp để bài dạy đạt kết quả tối ưu. từng đoạn, từng nội dung. Chẳng hạn: 
H: Em thấy đó là một quan hệ như thế nào ?
H: Vậy đoạn thơ thứ II, hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng gì ?
H: Em cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của lời ru thứ III ?
 2.5 Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng:
 Đây là loại câu hỏi nhằm phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo của 
học sinh, kích thích khả năng tưởng tượng, sáng tạo của người học.
 Ví dụ: Khi dạy bài "Con cò" - Chế Lan Viên, giáo viên có thể sử dụng một 
số câu hỏi như: 
H: Qua hình ảnh “con cò” em liên tưởng tới số phận của người nào trong xã hội 
phong kiến xưa ?
H: Tác giả đã đề cập đến vấn đề lời ru trong thời hiện đại này có ý nghĩa như thế 
nào ?
 Trên đây là hệ thống các loại câu hỏi trong một giờ Ngữ văn nói chung và 
giờ phân môn Văn nói riêng. Trong giờ học môn Ngữ văn cũng như tất cả các môn 
học khác. Vấn đề có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giờ giảng dạy 
của người giáo viên đó chính là xác lập được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 
học sinh. Do đó hệ thống câu hỏi đối với các môn học nói chung cũng như môn Ngữ 
văn nói riêng, đặc biệt trong giờ học Văn thì hệ thống các loại câu hỏi phải đa dạng, 
phong phú, phù hợp với mọi đối tượng. Có câu hỏi dễ dành cho học sinh trung bình, 
yếu nhưng cũng có câu hỏi khó, cần sự sáng tạo của học sinh dành cho học sinh khá, 
giỏi. Trong các loại hệ thống câu hỏi trên chúng ta có thể khá quát, thu gọn vào 2 
dạng chính: Dạng câu hỏi tái hiện (phát hiện chi tiết) và dạng câu hỏi sáng tạo (câu 
hỏi nêu vấn đề, phân tích, bình, đánh giá, khái quát, liên tưởng, tưởng tượng) nhằm 
huy động tối đa năng lực, hiểu văn bản của người học.
 Nếu hệ thống câu hỏi này của thiết kế này khả thi thì chúng ta có thể thiết kế 
câu hỏi cho bài học phần Văn tương đối khác so với câu hỏi trong sách giáo khoa 
theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Trong đổi mới sách giáo khoa là chuẩn song 
không phải duy nhất và độc nhất. Các tài liệu tham khảo cho sách giáo khoa có thể 
cần thiết và phải đa dạng, phong phú hơn nhiều. Cánh trắng cò lại bay hoài không nghỉ”
 Hoặc theo hệ thống câu hỏi thì câu hỏi nêu vấn đề phải được đặt trước câu 
hỏi phát hiện chi tiết, nhưng trong quá trình giảng dạy của bản thân cũng như qua 
một số tiết dự giờ thăm lớp của tôi với một số giáo viên khác thì đôi khi do không 
để ý nên đi ngược lại trình từ trên, đưa câu hỏi phát hiện chi tiết nên trước câu hỏi 
nêu vấn đề.
 Ví dụ: Trong bài Con cò - Chế Lan Viên khi khai thác hình ảnh con cò 
trong đoạn thơ thứ III.
H: Vậy biểu tượng con cò trong đoạn thơ thứ III là gì ?
H: Trong giấc ngủ của con hình ảnh nào lại tái hiện lên trong đoạn thơ này ?
 Chính vì những lí do trên, mà trong quá trình giảng dạy của tôi cũng như 
thông qua việc dự giờ thăm lớp của tôi với một số giáo viên khác việc thiết kế một 
hệ thống câu hỏi phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
sinh là một vấn đề quan trọng, cần thiết của giáo viên các môn học nói chung và 
giáo viên môn Ngữ văn nói riêng, đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 
9.
 2. Nhiệm vụ cần giải quyết:
 - Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9.
 - Áp dụng vào một bài dạy học văn bản Ngữ Văn lớp 9.
 - Khảo sát qua số liệu cụ thể.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_cau_hoi_phat_huy_tinh.doc