Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Sinh học cấp THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Sinh học cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Sinh học cấp THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thì kiến thức luôn được tìm kiếm trên mạng intenet một cách “dễ dàng và miễn phí”. Vì thế giáo viên hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh, hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải được xác định bằng sự độc quyền về thông tin và trí thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình trong quá trình dẫn dắt học sinh tự học. Trước thực tế đó việc đưa những kỹ thuật dạy học tích cực như: kỹ thuật động não, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật mảnh ghép,...vào giảng dạy Sinh Học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, đồng thời đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là vô cùng cần thiết. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Sinh học có nhiều ưu điểm. Chính vì vậy tôi chọn cho mình đề tài “Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Sinh Học cấp THCS” với hi vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học nhằm phát triển năng lực và tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Sinh Học trong nhà trường. II. Mục đích nghiên cứu - Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Sinh học là hợp lí, mang lại hiệu quả cao. - Giúp học sinh có hứng thú học tập môn Sinh học, III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Sinh Học cấp THCS - Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và tài liệu còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở: + Chương trình môn Sinh học cấp trung học cơ sở; + Địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường THCS mà tôi đang giảng dạy. IV. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu lí thuyết như phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp... theo hướng sưu tầm, thu thập và nghiên cứu các loại tài liệu như: sách, báo, giáo trình, các tài liệu tham khảo, có liên quan đến việc sử dụng các kĩ thuật dạy học trong dạy học môn Sinh học cấp trung học cơ sở, từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và chọn lọc những nội dung lí thuyết cần thiết cho đề tài. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 1 / 13 Trong quá trình áp dụng kỹ thuật mảnh ghép vào thực tế giảng dạy ở trường THCS Lương Thế Vinh tôi nhận thấy nếu theo đúng lý thuyết của kỹ thuật mảnh ghép thì việc thực hiện sẽ gặp những khó khăn sau: - Sĩ số các lớp học đều từ 40 đến 47 học sinh nếu chia từ 3 đến 6 học sinh cho một nhóm thì số nhóm sẽ được khoảng từ 8 đến 15 nhóm. Với số nhóm nhiều như vậy thì việc chia 1 bài dạy ra từ 8 đến 15 đơn vị kiến thức tương ứng từ 8 đến 15 nhóm sẽ làm cho bài giảng vụn vặt, và không phù hợp với diện tích lớp học ở trường. - Với bài dạy mà tất cả các đơn vị kiến thức phải sử dụng mẫu vật thì việc chuẩn bị đầy đủ mẫu vật cho tất cả các nhóm sẽ rất nhiều. C. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH I. Nghiên cứu kỹ bài giảng - Cần nghiên cứu kỹ xem bài giảng đó có phù hợp để đưa kỹ thuật mảnh ghép vào không? Ví dụ 1. Các bài thực hành không đưa kĩ thuật mảnh ghép vào vì chỉ có một hoạt động duy nhất đó là thực hành như: + Bài 12: Thực hành- tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, Sinh học 8 + Bài 36: Thực hành- Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ, Sinh học 7 + Bài 42: Thực hành- Quan sát mẫu mổ chim bồ câu, Sinh học 7 Hoặc các bài chỉ có duy nhất 1 nội dung như: + Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ, Sinh học 6 + Bài 54:Tiến hoá về tổ chức cơ thể, Sinh học 7 + Bài 55:Tiến hoá về sinh sản, Sinh học 7 + Bài 56:Cây phát sinh giới động vật, Sinh học 7 -Tưởng tượng xem khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép thì học sinh sẽ hoạt động như thế nào? Và cần phải sử dụng những tranh ảnh hay mẫu vật gì? Có nên kết hợp kỹ thuật mảnh ghép với các kỹ thuật dạy học khác? Ví dụ 2. Bài 42 : Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật, Sinh học 9 +Sử dụng mẫu vật: Ngọn cây cong về phía ánh sáng, cây trồng làm cảnh trong nhà + Sử dụng video: Kiến, ong di chuyển theo hướng ánh sáng; tập tính động vật sống dưới đáy biển, trong đất - Sau đó thiết kế các nhiệm vụ học tập tương ứng với số nhóm chuyên gia và thiết kế nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép. Ví dụ 3. Bài 3: Tế bào, Sinh học 8 +Chia lớp thành 4 nhóm,nhiệm vụ của các nhóm chuyên gia như sau: ~ Nhóm 1: Tìm hiểu thành phần tế bào và vẽ cấu tạo của một tế bào điển hình ~ Nhóm 2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận trong tế bào và trình bày dưới dạng sơ đồ ~ Nhóm 3: Tìm hiểu thành phần hoá học tế bào ~ Nhóm 4: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào, sưu tầm video minh hoạ +Nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép:Tổng hợp thành phần, chức năng, thành phần hoá học và hoạt động sống của tế bào. 3 / 13 - Chuẩn bị 40 bông hoa bằng giấy (10 màu xanh +10 màu đỏ +10 màu tím + 10 màu vàng). Đầu giờ học chia 40 bông hoa cho 4 nhóm chuyên gia mỗi nhóm 10 bông: 2( hoặc 3) xanh + 2( hoặc 3) đỏ + 2(hoặc 3) tím + (2 hoặc 3) vàng ) Rồi cho các em đeo lên ngực áo. - Chia tranh ảnh, mẫu vật theo 4 chủ đề, tương ứng với 4 đơn vị kiến thức của 4 nhóm chuyên gia và đặt luôn ở 4 trạm. Bước 2:Vào giờ học -Vòng 1: Chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia với số lượng học sinh xấp xỉ nhau: VD: Lớp có 40 HS thì mỗi nhóm 10 em. Cho các em ngồi như hình 3 -Vòng 2: + Ghép nhóm để tạo ra các nhóm mảnh ghép từ 4 nhóm chuyên gia ban đầu. Sau khi nhóm chuyên gia thực hiện xong nhiệm vụ học tập giáo viên cho các con 1 phút để các con ghép nhóm. Học sinh đeo hoa màu nào sẽ di chuyển đến trạm có biển màu đó (đeo hoa xanh sẽ di chuyển đến vị trí bàn có biển màu xanh...). Như vậy mỗi nhóm mảnh ghép đều có 10 người (bao gồm 2-3 người từ nhóm 1; 2-3 từ nhóm 2; 2-3 người từ nhóm 3) Và ngồi như hình 4 Hình 3 Hình 4 +Hoạt động của nhóm mảnh ghép: giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt di chuyển đến 4 trạm, tại mỗi trạm 1 chuyên gia của trạm sẽ dựa trên mẫu vật thuyết trình cho 4 -5 bạn của nhóm khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ mới (khi đi đến trạm 1, mỗi bạn là chuyên gia của nhóm 1 sẽ thuyết trình cho 4 đến 5 bạn của nhóm khác ). Đảm bảo tất cả lớp bạn nào cũng được làm chuyên gia thuyết trình cho các bạn khác về lĩnh vực mà nhóm mình phụ trách. D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, tôi đã thiết kế một số giáo án có sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tiến hành thực nghiệm giảng dạy ở học sinh khối 6 của trường THCS tôi đang giảng dạy. Bài học được chọn để soạn và giảng dạy thực nghiệm phải tiêu biểu có nội dung cho phép sử dụng kĩ thuật mảnh ghép cho các mảng kiến thức và hình thức trình bày trong sách giáo khoa. Việc lựa chọn lớp để giảng dạy thực nghiệm và đối chứng phải có trình độ tương đương nhau và ở mức trung bình đại diện cho chất lượng học sinh khối lớp 6 của trường. 5 / 13 7 / 13 9 / 13 Sau tiết học đó tôi khảo sát trong thời gian 15 phút bằng 2 câu hỏi: 1. Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Nêu ví dụ hoa lưỡng tính, hoa đơn tính? 2. Có mấy cách xếp hoa trên cây?Ví dụ? Kết quả như sau: * Về kiến thức, kĩ năng: Sau khi chấm bài kiểm tra, tôi tiến hành xử lý điểm theo toán học thống kê và thu được kết quả như sau: * Lớp 6B có áp dụng “kĩ thuật mảnh ghép”: * Lớp 6C không áp dụng “kĩ thuật mảnh ghép”: Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 TB trở lên Lớp Sĩ số TL TL TL TL SL SL SL SL SL TL % % % % % 6B 44 15 34,1 20 45,5 9 20,4 0 0 44 100 6C 44 5 11,4 15 34,1 22 50 2 4,5 42 95,5 Qua các bảng trên cho thấy kết quả điểm bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt rõ rệt: ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh có điểm khá, giỏi cao hơn và tỉ lệ học sinh có điểm dưới trung bình lại thấp hơn so với lớp đối chứng; từ đó mặt bằng điểm trung bình của lớp thực nghiệm (100%) cũng cao hơn lớp đối chứng (95,5%). Điều này chứng tỏ lớp thực nghiệm lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn lớp đối chứng. Những con số trên thực sự là những “con số biết nói”, chứng tỏ trong dạy học Sinh học có sử dụng kĩ thuật mảnh ghép mang lại hiệu quả cao hơn. Việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Sinh học đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển được năng lực học tập của học sinh. * Về tinh thần, thái độ học tập: Ở lớp thực nghiệm, do bài giảng lồng ghép sử dụng kĩ thuật mảnh ghép có khả năng thu hút, lôi cuốn và thúc đẩy động cơ học tập của học sinh nên hầu hết các em đều hứng thú say sưa tìm tòi, khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy hiệu quả trước tiên là đã khơi dậy hứng thú học tập, kích thích tư duy, học sinh hiểu bài nhanh, không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, học sinh thêm hiểu và thêm yêu Sinh học. Như vậy so với phương pháp truyền thống thì hiệu quả của việc sử dụng “kĩ thuật mảnh ghép” phù hợp trong các tiết dạy mang lại hiệu quả cao. E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết Luận 11 / 13 áp dụng được vào thực tế, phù hợp với điều kiện nhà trường, phù hợp với năng lực của học sinh, giáo viên phải thực sự tâm huyết, nỗ lực, nhiệt tình, không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và luôn luôn sáng tạo. II.Khuyến Nghị Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các chuyên đề thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm để giáo viên có dịp trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Sinh học , nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học trong nhà trường. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Sinh Học cấp THCS. Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã rất cố gắng song chắc chắn đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! 13 / 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ky_thuat_manh_ghep_trong_giang.doc