Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong Chương 1 - Hóa học 9

doc 16 trang sklop9 02/08/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong Chương 1 - Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong Chương 1 - Hóa học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong Chương 1 - Hóa học 9
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 ––––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “SỬ DỤNG 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
 TRONG CHƯƠNG 1 - HÓA HỌC 9”
 Môn: Hóa
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Tác giả: Nguyễn Thị Hoan
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Thị trấn Phùng - Huyện Đan Phượng
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC: 2022 – 2023 2/15
 - So sánh sự hứng thú của học sinh thông qua việc theo dõi tính tích cực, 
chủ động của học sinh ở trên lớp và kết quả bài khảo sát những tiết học sử dụng 
và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) các phương pháp và kĩ thuật dạy 
học tích cực. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, đưa ra được kết 
luận khoa học của vấn đề nghiên cứu.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 9A, 9C, 9D ( 134 học sinh)
 - Thời gian: Năm học 2020 - 2021
 - Trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến việc sử dụng các phương 
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong chương 1 – Hóa học 9 4/15
 Hơn nữa Hóa học là một môn học mới mang tính thực nghiệm cao, ở lớp 
8 các kiến thức ban đầu mang tính trừu tượng, cho nên việc truyền thụ kiến thức 
một chiều, theo một số phương pháp cũ làm không ít học sinh thấy nhàm chán, 
khó hiểu. Giáo viên chưa gắn kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống nên học 
sinh chưa hứng thú và còn sợ học môn Hóa học.
 Trước tình hình đó tôi thấy cần phải áp dụng một số biện pháp để nâng 
cao chất lượng học tập của học sinh. Tôi đã sử dụng có hiệu quả các phương 
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy.
 II. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH KHI NGHIÊN 
CỨU ĐỀ TÀI:
 1. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
 1.1 Giáo viên :Cần hiểu rõ về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích 
cực
 Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
 + Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. 
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học đối tượng của hoạt động “dạy”, 
song song là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học 
tập do thầy giáo tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều 
mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được thầy 
giáo sắp xếp.
 + Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học. Phương pháp tích 
cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một 
phương pháp nâng cao công hiệu dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu 
rèn luyện cho người học có được phương pháp kĩ năng tự học thì sẽ tạo cho họ 
lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người.
 + Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một 
lớp học mà sự nhận thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì 
khi vận dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp thuận sự phân hóa về cường 
độ, tiến độ hoàn tất nhiệm vụ học tập, lớp học là môi trường tiếp xúc với nhau 
thầy – trò, trò – trò , tạo nên mối quan hệ hiệp tác giữa các cá nhân qua đó người 
học nâng mình lên một trình độ mới.
 + Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trước đây giáo viên 
giữ độc quyền đánh giá học trò, nhưng hiện nay giáo viên cần tạo hoàn cảnh 
thuận tiện để học trò được tham gia đánh giá lẫn nhau. 6/15
 Ví dụ 1: một học sinh đóng vai mình là vôi sống được sinh ra trong lò 
nóng gần 1000oC, tổ tiên của mình trên núi đá vôi Nhờ có mình mà các bác 
nông dân có thể cải tạo đất
 Ví dụ 2: Một học sinh vào vai bị ong đốt, một học sinh khác vào vai bà 
của bạn đi lấy vôi bôi lên vết thương rồi nêu tình huống có vấn đề
 Ví dụ 3: Hai học sinh vào vai hai bông hoa cẩm tú cầu có màu khác nhau ( 
đạo cụ là áo bằng bìa in hoa mỗi màu) để giới thiệu cho các bạn biết mỗi bạn 
sống trong môi trường pH của đất khác nhau... từ đó học sinh biết được các bác 
nông dân đã điều chỉnh pH của đất để có thể tạo ra các hoa cẩm tú cầu có màu 
sắc như mong muốn. Em hãy cho biết trong thực tế người nông dân có thể bón 
những loại phân bón hóa học nào hoặc chất nào để điều chỉnh màu của hoa cẩm 
tú cầu.
 Hoa Cẩm Tú Cầu trồng trên đất có Hoa Cẩm Tú Cầu trồng trên đất có độ 
 độ pH cao (kiềm) sẽ có màu xanh pH thấp (chua) sẽ có màu đỏ hồng
 2.1.2.Kỹ thuật “Trò chơi” 
 Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay 
thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò 
chơi nào đó.
 Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có 
khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi 
ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt 
động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Nhất là phương pháp 
này phát huy hiệu quả đối với bải học mà không hoặc chưa tìm được tình huống 
có vấn đề để dẫn vào bài. 
 Quy trình thực hiện
 Bước 1: Chuẩn bị. 
 + Xác định mục đích của trò chơi: Đây là yếu tố quan trọng để quyết định 
lựa chọn nội dung và thời gian tiến hành cũng như cách thức thực hiện trò chơi. 8/15
dung liên quan đến bài học, bức tranh này được ẩn dưới 4 - 6 câu hỏi tương ứng 
4-6 mảnh ghép. Trả lời đúng một câu hỏi thì miếng ghép được mở ra, một phần 
bức tranh sẽ hiện ra. Bức tranh có thể liên quan đến ứng dụng của một chất hoá 
học, có thể là một nhân vật liên quan đến bài học hay một hiện tượng tự nhiên, 
một hiện tượng phản ứng hoá học đặc trưng liên quan đến chất được nghiên cứu 
tìm hiểu trong bài học.
 Ví dụ: Hình ảnh sau mảnh ghép là những chất nào? HS trả lời: Canxi oxit, 
lưu huỳnh đioxit. GV hỏi canxi oxit, lưu huỳnh đioxit có CTHH, tên thông 
thường, thuộc loại oxít nào? TCHH ra sao? Hôm nay các em nghiên cứu bài học
 + Trò chơi giải cứu cá voi, giải cứu rừng xanh
 Ví dụ: giáo viên cho học sinh điền nội dung vào ô trống trong bảng sau, 
trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ dần giải cứu được cá voi hoặc giải cứu rừng xanh
 Công thức Tên gọi Phân loại
 Magie hiđroxit Bazơ k0 tan
 CaCO3
 Kali sunfat Muối tan
 HNO3 Axit nitric Axit có oxi
 CuO
 Natri hiđroxit
 P2O5 Oxit axit
 Một số lưu ý 
 - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, 
với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện 
thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh. 
 - HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. 
 - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. 
 - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều 
kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành 
trò chơi và đánh giá sau khi chơi. 
 -Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây 
nhàm chán cho học sinh.
 - Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa 
giáo dục của trò chơi. 
 2.2. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong 
hoạt động hình thành kiến thức.
 2.2.1 Kỹ thuật KWL 10/15
 - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy 
A0)
 Ví dụ: - Để nghiên cứu tính chất hóa học cụ thể nào đó tôi thường áp 
dụng kỹ thuật này. Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, hoạt động cá nhân rồi 
hoàn thành vào phiếu nhóm (chẳng hạn tính chất axit tác dụng với oxit bazơ, 
tính chất bazơ không tan bị nhiệt phân hủy)
 - Trong bài mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô cơ tôi đã áp dụng 
kỹ thuật này và mang lại hiệu quả rõ rệt 
 Một vài lưu ý khi sử dụng kĩ thuật "Khăn trải bàn"
 - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh 
đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các 
bạn học khá, giỏi.
 - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết 
học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
 - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy 
"khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, 
dùng máy chiếu phóng lớn
 - Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá 
được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
 2.2.3. Kỹ thuật dạy học theo trạm:
 Là cách thức tổ chức dạy học mà việc tổ chức nội dung dạy học thành 
từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm học sinh khác nhau. Học sinh có 
thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một 
thứ tự linh hoạt. Với phương pháp này, tôi áp dụng vào các dạng bài dạy mà 
phải nghiên cứu các nội dung kiến thức mang tính độc lập. Để áp dụng có hiệu 
quả, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo phiếu học tập cho mỗi trạm và cách 
bố trí các trạm sao cho phù hợp với số lượng học sinh. 
 Các bước tổ chức dạy học theo trạm 
 Bước 1. Chọn nội dung và địa điểm 
 Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo trạm cần chọn nội dung bài học 
có các phần khác nhau và độc lập với nhau để học sinh có thể học tập phần nào 
trước cũng được. 
 Địa điểm: Cần có không gian lớp học phù hợp và số lượng học sinh vừa 
phải để tổ chức học theo trạm. 
 Bước 2. Chuẩn bị bài học theo trạm 
 Giáo viên cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học theo 
trạm. Xác định nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. 12/15
 - Nâng cao hứng thú và khêu gợi các giác quan khác nhau của học sinh 
nhờ việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế 
chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản cũng như các phương tiện học tập 
khác nhau. 
 - Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh 
tiến hành thí nghiệm đồng loạt.
 - Mở rộng kiến thức của học sinh một cách đầy đủ và toàn diện.
 - Phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh. 
 - Phát triển khả năng nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của một vấn đề. 
 * Nhược điểm 
 - Giáo viên và học sinh phải nỗ lực rất lớn trong việc chuẩn bị các vòng 
tròn học tập. Giáo viên phải có thời gian chuẩn bị nội dung và nguyên vật liệu 
công phu. - Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình 
thức này thường dài hơn thời gian khi dạy học truyền thống.
 - Thường gây tiếng ồn, mất trật tự trong không gian lớp học.
 2.3. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong 
hoạt động luyện tập.
 Tùy vào nội dung kiến thức và đặc điểm của học sinh mỗi lớp, tôi đã vận 
dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau để luyện tập: kỹ thuật nhóm đôi, kỹ thuật 
lẩu băng chuyền, kỹ thuật trò chơi
 Ví dụ 1: Cho các chất sau: O2, CuO, Na2O, CaO, CO2. Hãy cho biết 
những chất nào tác dụng được với: a/ Nước; b/Axit clohiđric c/ Natri 
hiđroxit
 Viết các PTHH
 Ví dụ 2: Khi trộn lẫn dd X chứa 1mol HCl vào dd Y chứa 1,5 mol NaOH 
được dung dịch Z quỳ tím chuyển màu gì khi cho vào dd Z 
 A. Màu hồng B. Màu xanh C. Không màu D. Màu tím .
 Ví dụ 3: Có những phân hoá học sau : NH4NO3; NH4Cl; (NH4)2SO4; 
KCl; Ca3(PO4)2 ; Ca(H2PO4)2 ; CaHPO4 ; (NH4)3PO4 ; KNO3
 a/ Cho biết tên hoá học của chúng.
 b/ Hãy xếp các phân bón trên thành các loại: Phân bón (đạm, lân, kali); 
Phân bón kép (đạm và lân; đạm và kali)
 Ví dụ 4: Khí cacbonic (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbonđiôxit (CO2) và 
lưu huỳnh đioxit SO2. Làm thế nào để tách được những tạp chất ra khỏi CO? 
Viết các phương trình hóa học?

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_phuong_phap_ky_thuat_da.doc