Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning

doc 23 trang sklop9 05/09/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning
 SKKN: “Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning” 
 MỤC LỤC 
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Nội dung đề tài 4
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 4
1. Cơ sở pháp lý 4
2. Cơ sở lý luận 5
3. Cơ sở thực tiễn 5
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 6
1. Khái quát phạm vi 6
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 6
3. Nguyên nhân của thực trạng 6
Chương III: Biện pháp – Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 7
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 7
2. Các giải pháp chủ yếu 7
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12
1. Kết luận 12
2. Kiến nghị 13
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trường THCS Tôn Đức Thắng – GV: Hồ Thị Bích Loan Trang 1 SKKN: “Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning” 
trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác, đồng thời phần mềm cho phép tạo ra các 
bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác với các hiệu ứng hết sức phong 
phú... Nhờ vậy, thông qua phần mềm này, giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra được các bài 
giảng theo phương pháp giảng bài của mình theo chuẩn E-learing. 
 2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Hiện nay, giáo án điện tử đã và đang được nhiều giáo viên sử dụng trong công tác 
giảng dạy, nhưng theo yêu cầu hiện nay thì những bài giảng trước đây trên máy tính chủ yếu 
sử dụng phần mềm Power Point là chưa đủ. Vì lẽ đó, tôi chọn đề tài này một mặt tự mình 
nâng cao kiến thức tin học mặt kia mong có thể chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình cùng đồng 
nghiệp để hưởng ứng cuộc vận động “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong 
dạy học”:
 + Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
 + Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài xoay quanh nghiên cứu việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh 
trường thcs Tôn Đức Thắng. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp 
dụng đề tài này là chương trình tin học thcs của khối lớp 6 trường thcs Tôn Đức Thắng, Đông 
Hòa, Phú Yên.
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 4.1. Nghiên cứu về mặt lý luận: 
 Tìm hiểu một số vấn đề về lí luận liên quan đến đề tài đang được nghiên cứu.
 4.2. Khảo sát thực trạng:
- Khảo sát thực trạng của vấn đề học sinh học tin học ở khối lớp 6 và giáo viên trường thcs 
Tôn Đức Thắng. Tìm biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh 
trường trung học cơ sở Tôn Đức Thắng , huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên.
 4.3. Đề xuất giải pháp mới:
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, rèn kĩ năng soạn giảng giáo án điện tử trên 
máy vi tính của giáo viên và khả năng tự học của học sinh trường trung học cơ sở Tôn Đức 
Thắng , huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Đề tài chủ yếu được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các vấn đề mang tính lí luận có liên quan 
 đến đề tài.
 - Phương pháp điều tra: với phương pháp này tôi tiến hành điều tra giáo viên trong 
 trường và học sinh của khối lớp tôi đang dạy bằng phiếu trắc nghiệm, phiếu học tập 
 không ghi tên. 
 - Phương pháp quan sát: quan sát phương pháp dạy giáo án điện tử của các giáo viên 
 trong nhiều năm qua. 
 - Phương pháp phỏng vấn: trao đổi một số giáo viên và học sinh trong trường.
 6. Nội dung đề tài:
 - Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning.
Trường THCS Tôn Đức Thắng – GV: Hồ Thị Bích Loan Trang 3 SKKN: “Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning” 
giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên 
trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên ít khi nghĩ đến điều này. Giáo 
viên còn ngại sử dụng GAĐT thì nhà quản lí giáo dục cũng chưa mặn mà lắm với việc đầu tư 
những trang bị đắt tiền trên cho dạy học.
 Từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, việc tìm hiểu vận dụng các phân mềm 
để thiết kế giáo án e-Learning tại trường THCS Tôn Đức Thắng là hết sức cần thiết, do đó tôi 
chọn đề tài "Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-
Learning"
 Chương II:
 Thực trạng đề tài nghiên cứu.
 1. Khái quát phạm vi nghiên cứu:
 Qua chỉ thị thực hiện năm học, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 
2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, Nhu cầu thiết yếu 
của Trường trong việc soạn thảo giáo án điện tử cũng như các bài giảng e-Learning, nên việc 
hướng dẫn Sử dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 để tạo bài giảng e-Learning tại Trường 
Tôn Đức Thắng là hết sức cần thiết, giúp giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng trong việc 
soạn giáo án điện tử, bài giảng e-Learning.
 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
 2.1./ Thuận lợi:
 - Hiện nay các máy tính của trường đều kết nối mạng Internet, nên việc tìm kiếm 
thông tin liên quan đến bài dạy để đưa vào giáo án điện tử hay công bố trên mạng các bài 
giảng điện tử hết sức dễ dàng.
 - Các phòng máy và máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) cũng đang dần 
được trang bị trong nhà trường.
 - Sử dụng bài giảng điện tử với môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh, 
video, camera với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính theo kịch bản 
vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.
 2.2. Khó khăn:
 - Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì cho rằng mất nhiều thời gian 
để chuẩn bị một bài giảng.
 - Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ dạy học hiện đại của GV còn hạn chế. 
 - Trình độ, kiến thức sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo giáo án điện tử của 
giáo viên rất hạn chế; nhiều giáo viên lớn tuổi rất khó tiếp thu các kiến thức mới liên quan 
đến CNTT.
 - Rất ít các khóa tập huấn việc ứng dụng CNTT hay soạn thảo giáo án điện tử cho giáo 
viên.
 3. Nguyên nhân của thực trạng:
 - Nguyên nhân chủ quan: giáo viên rất nhiều công việc chuyên môn, ngại khó tiếp thu 
 cái mới.
Trường THCS Tôn Đức Thắng – GV: Hồ Thị Bích Loan Trang 5 SKKN: “Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning” 
nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên 
trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài.
 Biện pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng:
 Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế 
nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên máy tính mà người học không cần sự 
hướng dẫn trực tiếp của người dạy vẫn có thể học được? Điều này đòi hỏi người thầy phải 
biết sử dụng PowerPoint - đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các 
trình diễn đa dạng trên máy tính, biết cách sử dụng phần mềm LectureMaker để liên kết với 
tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác, đồng thời phần mềm 
cho phép đồng bộ video với nội dung bài giảng... Bản thân là một giáo viên Tin học trong 
nhà trường, qua gần năm năm công tác đã không ít lần giúp đồng nghiệp tiếp cận với GAĐT 
không những nâng cao chất lượng tiết học mà bản thân giáo viên bộ môn cũng thích thú với 
cách soạn giảng mới này.
 Những tư liệu minh họa cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên Internet. Thiết 
nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho 
bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa cung cấp cho chúng ta tư liệu bài giảng lại 
vừa giúp ta nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên 
cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào 
chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Chẳng hạn, khi cần đoạn phim 
“Đại thắng 30/04” tôi đã dùng máy tìm kiếm Google www.google.com.vn và tìm được nhiều 
nguồn tư liệu phù hợp với chủ đề cần tìm, vấn đề còn lại là phải lựa chọn thích hợp để đưa 
vào bài giảng và giáo viên bộ môn đã chọn đoạn phim minh họa này ở địa chỉ 
www.tulieu.bachkim.vn. Để có được những tư liệu trên và nhiều hơn nữa, giáo viên cần phải 
có sự sưu tầm và mạng Internet là nơi sưu tầm phong phú nhất. Các bạn có thể sưu tầm được 
rất nhiều tài liệu từ các địa chỉ như: www.tulieu.bachkim.vn; www.dayhoc.vn; 
www.dayhocintel.org hoặc tìm kiếm trong www.google.com.vn với từ khóa (nội dung cần 
tìm) thích hợp
 Biện pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy:
 Khi đã sưu tập được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc cần thiết để đưa 
vào bài giảng của mình. Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh tư liệu mà chỉ sử dụng ở 
mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập trung của học sinh. 
 Sau khi đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy 
phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không 
khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng nên sử dụng một cách đơn giản để không làm 
ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng thêm 
phần mềm ViOlet để thiết kế được nhiều kiểu bài tập khác nhau rất phong phú và hấp dẫn 
như trò chơi ô chữ, lựa chọn đáp án, kéo thả chữ rất dễ dàng. Ngoài ra, việc làm này còn 
giúp cho người học tiết kiệm được thời gian, có thể tự học mọi lúc mọi nơi mà không cần 
phải trực tiếp đến lớp học Nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, chỗ nào chưa 
hiểu thì ta có thể xem, nghe nhiều lần, giúp người học hiểu bài sâu hơn. 
 Để soạn một bài giảng bằng GAĐT với sự hỗ trợ của phần mềm LectureMaker ta thực 
hiện các bước sau:
Trường THCS Tôn Đức Thắng – GV: Hồ Thị Bích Loan Trang 7 SKKN: “Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning” 
 - Body Master: Tương ứng với các nội dung Silde bài giảng.
 Với Slide Master đang mở, trên thanh menu chính, chon menu Design và chọn tiếp ô 
template như trên hình:
 (H3 – Chọn Template)
 Tại đây ta sẽ chọn mẫu template áp dụng cho bài giảng của chúng ta.
 Đầu tiên là chọn 1 mẫu template cho Title Master bằng cách kích chọn Slide Title 
Master trên khung hình Slide Master, sau đó trong ô Template của menu Design, tiến hành 
chọn một mẫu template mong muốn. 
 Với Slide Body Master, chọn Slide này trong khung hình Slide Master rồi chọn một 
mẫu template mong muốn trong ô Template của menu Design.
 Kết quả thu được như hình:
 (H4 – Thiết lập Slide)
 Đóng cửa sổ Slide Master để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung 
hình Slide Master hoặc vào menu View, chọn nút Close Slide Master.
 Với các bước thao tác trên, chúng ta đã hoàn thành việc tạo tính thống nhất cho bài 
giảng.
Trường THCS Tôn Đức Thắng – GV: Hồ Thị Bích Loan Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_lecture_maker_de_soan.doc