Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học theo góc góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Hóa học 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học theo góc góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học theo góc góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Hóa học 9
1 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..................................................................................2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ........................................................................2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ...................................................................2 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:..........................................2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:................................................................2 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:.......................................................................2 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: ..............................................................3 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: ............................................................3 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:.............................................3 1- Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................3 2- Kế hoạch nghiên cứu: .....................................................................................3 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ................................................................................4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:...........................................................................................4 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:..................................................4 III. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP: ................................................6 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:.............................................................13 I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ...............................................................................13 II- KẾT LUẬN: .................................................................................................18 III - KHUYẾN NGHỊ: ......................................................................................18 3 - Nghiên cứu nội dung kiến thức “Sử dụng phương pháp dạy học theo góc góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Hóa học 9”, SGV và các tài liệu khác liên quan. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu việc dạy thông qua phỏng vấn trao đổi với giáo viên và việc học thông qua trao đổi với học sinh nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học nội dung kiến thức “Sử dụng phương pháp dạy học theo góc góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Hóa học 9” từ đó đề xuất giải pháp. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 1- Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức: “Sử dụng phương pháp dạy học theo góc góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Hóa học 9” 2- Kế hoạch nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: 7 tháng + Bắt đầu viết đề cương: từ ngày 15/9/2021. + Tiến hành khảo sát HS: tháng 2/2022 + Từ tháng 2/2022 bắt đầu vận dụng các phương pháp nghiên cứu của đề tài. + Thời gian hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm và tổng hợp kết quả sau khi áp dụng đề tài: tháng 4/2022. 5 phố trong trường, trong quận tìm kiếm và học hỏi tài liệu từ nguồn internet, tích cực tham gia các khóa học online phát triển bản thân, nâng cao tay nghề và học hỏi các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực bản thân từ những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực dạy học như cô Trần Khánh Ngọc, thầy Trần Việt Quân. 2. Khó khăn - Hoá học là môn học khó với học sinh THCS. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức mới, phức tạp, trừu tượng có sự liên quan móc xích với nhau. - Đặc điểm tâm sinh lí học sinh cuối cấp đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, có nhiều sự quan tâm mới nên dễ sao nhãng học hành. - Thời lượng trong chương trình dành cho môn Hóa không nhiều chỉ có 2 tiết/tuần, lượng kiến thức trong chương trình có bài khá nặng. - Hầu hết giáo viên có thói quen sử dụng phương pháp dạy học truyền thống - mang tính chất truyền thụ một chiều, chưa tìm hiểu, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như dạy học theo góc, kĩ thuật lập lược đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn... giáo viên thường dạy chay, ít sử dụng thí nghiệm, thực hành, ít liên hệ thực tế, chưa phát huy, tận dụng trang thiết bị, tư liệu, tài liệu sẵn có vào dạy học. - Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, lười học bài và đọc bài ở nhà, chưa yêu thích, ham học hỏi, tìm tòi kiến thức. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em, làm một số em sao nhãng học hành. - Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình còn hạn chế. 3. Yêu cầu cần giải quyết - Nâng cao hứng thú học tập từ đó sẽ cải thiện và nâng cao kết quả học tập môn Hóa học. - Đổi mới phương pháp dạy học gắn với đặc thù bộ môn, tăng cường thí nghiệm thực hành. Khai thác các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp góc, 7 - Nội dung: Không phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho HS học theo góc có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả. - Thời gian học tập: Việc học theo góc không chỉ tính đến thời gian học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV cần tính đến thời gian GV hướng dẫn giới thiệu, thời gian HS lựa chọn góc xuất phát, thời gian HS luân chuyển góc, - Không gian lớp học: Không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc phù hợp hơn với các lớp diện tích nhỏ và có nhiều HS. - Đối tượng HS: Mức độ tự định hướng và mức độ học độc lập của học sinh như thế nào chỉ có thể trả lời một cách thỏa đáng khi tổ chức cho HS học theo góc. Khả năng tự định hướng, tính tự giác của học sinh càng cao thì việc tổ chức lớp học theo góc càng thuận tiện. * Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài dạy - Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, làm việc độc lập, chủ động của HS khi thực hiện học theo góc. - Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc cần phối hợp thêm một số phương pháp khác như: Phương pháp thực hành thí nghiệm, phương pháp học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học trực quan, sử dụng đa phương tiện - Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học cho từng nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động. - Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp. Căn cứ vào nội dung, GV cần xác định 3- 4 góc để HS thực hiện học theo góc. Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư liệu thiết bị cần cho họat động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau. - Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc. Căn cứ vào nội dung cụ thể mà HS cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác thông tin GV cần: + Xác định số góc và đặt tên cho mỗi góc. 9 Đường đi của HS A: Đường đi của HS B: * Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc - HS làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. - GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. - Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc. * Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). 1.3. Một số điểm cần lưu ý - Tổ chức: Có nhiều hình thức tổ chức cho HS học theo góc. Ví dụ: + Tổ chức góc theo phong cách học dựa vào chu trình học tập của Kobl: + Tổ chức học theo góc dựa vào việc hình thành các kỹ năng môn học (ví dụ: các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn Ngữ văn, Ngoại ngữ). + Tổ chức học theo góc liên hệ chặt chẽ với học theo hợp đồng trong đó bao gồm các góc “phải” thực hiện và góc “có thể” thực hiện. + Đối với môn Hóa học thường sử dụng 4 góc: 11 - Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập. - Không phải nội dung, bài học nào cũng đều có thể áp dụng học theo góc. - Đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của HS. - GV cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị và sắp xếp tiết dạy. Do vậy PPDH theo góc không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực hiện với những bài, những nội dung phù hợp. 3. Yêu cầu tổ chức dạy học theo góc - Nội dung phù hợp: Lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau. - Không gian lớp học: Phòng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc. - Thiết bị dạy học và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị tư liệu để cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học. - Năng lực GV: GV có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc. - Năng lực HS: HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động độc lập và sáng tạo theo cá nhân và hợp tác. Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học và HS cần luân chuyển qua cả 3 góc, HS được chia sẻ kết quả, được góp ý và hoàn thiện. Số lượng HS trong một lớp vừa phải, khoảng từ 25 – 30 HS thì mới thuận tiện cho việc di chuyển các góc. Với các bài dạy tiến hành làm thí nghiệm được thì tiến hành góc trải nghiệm nếu không thì cho học sinh quan sát các clip thí nghiệm thông qua góc quan sát. Qua quá trình tiến hành thực nghiệm một số tiết dạy theo góc, tôi thấy rằng: Thời lượng 45 phút với chương trình Hóa học THCS thì chỉ nên cho học sinh trải qua 2 góc đến 3 góc là phân tích và trải nghiệm hoặc quan sát thì mới đủ thời gian. Còn góc áp dụng thì cho tất cả học sinh làm cuối giờ lồng ghép vào hoạt động vận dụng. 4. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ dạy học theo góc 4.1. Kĩ thuật khăn trải bàn 13 âm thanh, giai điệu nhằm kích thích tư duy và tính sáng tạo, tính tự học ở học sinh. GV hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học, thiết kế các hoạt động dạy học trên lớp một cách hợp lí và trực quan. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trong năm học 2020 – 2021 tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học theo GÓC vào dạy ở nhiều bài Hóa học cho cả lớp 8 và lớp 9 và nhận thấy các em học sinh có hứng thú học tập môn Hóa học cao hơn so với các bài không áp dụng phương pháp này. Kết quả kiểm tra cuối học kì II có các câu hỏi thực tế liên quan đến Hóa học các em đều trả lời được và có kết quả cao. Chính vì vậy mà năm học 2021-2022 tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn phương pháp góc và kết hợp thêm với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác để hoàn thiện phương pháp dạy học theo Góc để nâng cao chất lượng trong giảng dạy một cách có hiệu quả nhất. Tôi lấy ví dụ mẫu làm minh chứng cho phương pháp dạy học theo góc là bài “Nhôm” - Hóa học 9. Trong năm học 2022-2022 tôi sử dụng lớp 9A5 làm lớp đối chứng, lớp 9A1 làm lớp thực nghiệm biện pháp. Lớp 9A1 gồm 54 học sinh, lớp 9A5 gồm 54 học sinh. Hai lớp 9 này có số lượng học sinh đồng đều về tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi, Trung bình, Yếu và ý thức học tập của 2 lớp là ngang nhau. Ở cả 2 lớp đều có học sinh giỏi môn Hóa, yêu thích môn Hoá và có cả những học sinh Yếu không yêu thích môn Hoá. Khi dạy bài “Nhôm” ở lớp 9A5, tôi tiến hành dạy theo phương pháp thường áp dụng, có sử dụng thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và các video thí nghiệm cho học sinh quan sát. Khi dạy học ở lớp 9A1 tôi theo dạy theo phương pháp Góc, lên lớp theo kế hoạch dạy học đã đưa ra. Sau khi giảng dạy xong mỗi bài tôi khảo sát hứng thú học tập môn Hoá học của học sinh trong các lớp theo mẫu phiếu và khảo sát kiến thức của học sinh với các câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực tương ứng 4 mức nhận
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_goc_g.doc