Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở cấp THCS

doc 28 trang sklop9 10/07/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở cấp THCS
 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở CẤP THCS
 Người Soạn: Thái Đình Quyền
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Lí do chọn đề tài:
 Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện nay, kiến thức loài 
người tăng theo cấp số nhân, thời gian học trong nhà trường chỉ có hạn, một số 
kiến thức tiếp thu ngày hôm nay có thể chỉ vài năm sau đã trở nên lạc hậu.
 Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở nhà 
trường phổ thông vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý 
tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một 
chương một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng.
 Việc áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học không đòi hỏi quá nhiều thời 
gian, không phải đầu tư nhiều kinh phí, vừa có thể sử dụng những phương tiện 
đơn giản như phấn màu, giấy bìa, mặt sau của tờ lịch vừa có thể ứng dụng công 
nghệ thông tin để thiết kế. Dạy học với bản đồ tư duy mang lại hiệu quả cao mà lại 
dễ dạy, dễ học thích hợp với điều kiện giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau.
 Là một giáo viên Ngữ văn có hơn 15 năm làm công tác giảng dạy ở trường 
THCS tôi nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn mình giảng dạy. Đây là một 
môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống 
và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan 
trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác 
nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ 
với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn 
sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng 
góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, 
giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, 
sinh động của cuộc sống. Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp hay để - Đề tài thực hiện nghiên cứu việc áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học bộ môn 
Ngữ văn ở nhà trường THCS.
- Tôi đã tiến hành khảo sát chủ yếu ở các tiết dạy văn bản và tiếng Việt các lớp 
8A2, 9A1 ở trường THCS Phan Đình Phùng, xã Quảng Hiệp, huyện CưM’gar, 
tỉnh Đăk Đắk năm học 2017-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này cho phép tôi nắm được kết 
quả học tập của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài để có thể khẳng định 
hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 
- Phương pháp điều tra, quan sát: Tôi tiến hành trao đổi, quan sát tìm hiểu đối 
tượng học sinh của nhà trường trong các tiết dạy, dự giờ, trong các hoạt động 
ngoại khoá ..Phương pháp này giúp tôi hiểu rõ thực trạng của vấn đề cũng như 
hiệu quả của cách làm mới mà mình đang thực hiện.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tôi tiến hành đối chiếu kết quả học tập của học 
sinh trước và sau khi nghiên cứu đề tài. Phương pháp này giúp tôi hình dung được 
mức độ khả quan của đề tài.
- Phương pháp thống kê: Trong quá trình nghiên cứu phương pháp này giúp tôi 
trình bày vấn đề một cách chặt chẽ, có tính thuyết phục bằng những số liệu cụ thể.
 II. PHẦN NỘI DUNG: 
 thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học 
hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, nhất là sự bùng 
nổ của ngành Công nghệ thông tin. Việc sử dụng sơ đồ tư duy thay thế cho những 
mô hình, sơ đồ, biểu đồ... đã lạc hậu, lỗi thời để khái quát, cô đọng kiến thức cho 
học sinh là một sự tất yếu, bởi sơ đồ tư duy có rất nhiều điểm ưu việt hơn. Do đó, 
việc ứng dụng bản đồ tư duy vào trong quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉ 
lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm đam mê, yêu thích môn học ở các em 
học sinh .
 *Khó khăn:
 Tuy nhiên, hiện nay việc đưa bản đồ tư duy vào ứng dụng trong quá trình 
dạy học đối với môn học Ngữ văn còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở 
ngại đối với giáo viên, cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế các hoạt động 
dạy học với việc sử dụng bản đồ tư duy. Hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở 
việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, hay mỗi 
bài ôn tập, tổng kết một phân môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi. Họ 
chưa mạnh dạn đưa sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học. 
Họ chưa phát huy được tính phổ biến và đa năng của bản đồ tư duy. Do đó, 
chưa phát huy một cách đầy đủ công dụng của bản đồ tư duy trong quá trình 
dạy học môn Ngữ văn.
b. Thành công và hạn chế:
 * Thành công.
 Từ năm 2003 đến nay đã hơn 15 năm công tác bản thân tôi đã đúc rút được 
nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học cũng như áp dụng được nhiều phương 
pháp, kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Đặc 
biệt, trong quá trình giảng dạy tổng kết bài học, tiết ôn tập tôi luôn sử dụng bản đồ 
tư duy tổng hợp kiến thức nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Kết quả đó được 
thể hiện qua những lần kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Sự thành công đó còn 
được thể hiện qua chất lượng giảng dạy hằng năm, điều này được đồng nghiệp 
trong tổ cũng như BGH, phụ huynh học sinh ghi nhận. Đây cũng là động lực giúp 
tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường và xã hội giao phó. - Trước hết người giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài học, xác định 
được từ khóa và các nhánh, màu vẽ, cách sắp xếp giữa các ý, cụm từ...
- Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức qua Bản đồ tư duy nhưng không rập 
khuôn mà cần tùy theo ý tưởng của học sinh.
- Tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong tiết học để các em hứng thú tăng hiệu quả 
của tiết học.
- Sau những tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi học tập và rút ra được kinh nghiệm 
làm thế nào để tăng hiệu quả dạy học khi sử dụng bản đồ tư duy.
- Gần gũi với các em cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công vì 
lắng nghe được ý kiến, sự phản hồi của các em để tiết sau thành công hơn.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng. 
 Như đã trình bày, Trường THCS Phan Đình Phùng nằm trên địa bàn xã 
 Quảng Hiệp có số lượng học sinh kinh đông, đa số các em hiếu học. Được sự 
 quan tâm của Ban giám hiệu và chính quyền địa phương, đội ngũ giáo viên có 
 kinh nghiệm về tay nghề, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, học 
 hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạng cho thấy bộ môn Ngữ văn 
 học sinh ngày càng lười học. Chính vì vậy bản thân người thầy cần sử dụng 
 linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và sử dụng bản đồ tư duy cũng là 
 một trong những phương pháp lôi cuốn sự thích thú của học sinh làm tăng hiệu 
 quả dạy và học.. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp:
 Để thực hiện đề tài: “ Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn trong 
nhà trường THCS”, tôi đã áp dụng nhóm các giải pháp sau:
 - Giải pháp 1: Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để kiểm tra bài cũ hoặc kiểm 
tra 15 phút..
 - Giải pháp 2: Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy học. 
 - Giải pháp 3: Học sinh học tập độc lập, sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ học 
 tập, phát triển tư duy lôgic. của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông 
thường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về 
những gì được học.
- BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc: BĐTD thật sự giúp bạn tận 
dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học 
tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn 
toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới, 
đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài.
* Làm quen với bản đồ tư duy:
 - Đối với giáo viên:
 Giáo viên cần hiểu kĩ, nắm chắc về vai trò, công dụng của BĐTD, nắm vững 
phương pháp vẽ một BĐTD, thì việc ứng dụng nó vào quá trình dạy học là việc dễ 
dàng. 
 - Đối với học sinh: Học sinh THCS Phan Đình Phùng được học môn Mĩ 
thuật nên các em có năng khiếu vẽ, vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập 
có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên để các em vẽ đúng thì giáo viên phải hướng dẫn tỉ 
mỉ. Cụ thể: Để thiết kế một BĐTD dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy...chúng ta 
đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:
 + Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ 
hình ảnh minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được) 
 + Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ 
chủ đề, thì ta đưa ra những ý chính nào. Sau đó, ta phân chia ra những ý chính, đặt 
tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm. 
 + Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm 
rõ mỗi ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai 
thành mạng lưới liên kết chặt chẽ. 
 + Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các 
ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
 Lưu ý: Ảnh minh họa cấu tạo Bản đồ tư duy
 b.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp:
 * Thực hiện giải pháp 1: Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra bài cũ và 
kiểm tra 15 phút
 - Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung 
tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các 
em vẽ BĐTD thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung 
tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến 
thức và định hình được cách vẽ BĐTD theo yêu cầu.
 Ví dụ minh họa: Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội 
thoại”( Tiết 3,8 PPCT- Ngữ văn 9), trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có 
liên quan đến phương châm hội thoại ở tiết tiếp theo (Tiết 13 trong PPCT), giáo 
viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập BĐTD để củng cố, hệ thống kiến 
thức đã học ở hai tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Ta đã học qua những 
phương châm hội thoại nào? Em hãy lập bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức về 
chúng? Sau đó, giáo viên ghi cụm từ khóa lên giữa bảng phụ “Phương châm hội 
thoại”, rồi gọi một em xung phong lên bảng vẽ. Học sinh sẽ dễ dàng vẽ được 
BĐTD theo nội dung yêu cầu. * Thực hiện giải pháp 2: Giáo viên sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình 
dạy học:
 - Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến 
thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho 
các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. 
Qua BĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Ví dụ 1: Với văn bản: “Chiếu dời đô” (Ngữ văn 8- tiết 91- tuần 25), sau phần tìm 
hiểu chung và đọc, giáo viên có thể vẽ mô hình BĐTD lên bảng. BĐTD gồm 3 
nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào nội 
dung bài học.
 Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệ 
thống câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức: TIEÁT 90 NV8 – CHIEÁU DÔØI ÑOÂ
 Thái tổ
 LÝ CÔNG UẨN
 Bản đồ tư duy bài “Chiếu dời đô” - Ngữ văn 8- tập 2
 Ví dụ 2: Khi học bài “ Ếch ngồi đáy giếng” ( Tiết 40- tuần 10 Ngữ văn lớp 6), 
đầu giờ giáo viên cho từ khoá “ Ếch ngồi đáy giếng ” rồi tổ chức cho học sinh 
hoạt động nhóm: yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các 
em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ (nhánh con 
cấp 2, cấp 3), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước 
lớp để các học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự 
chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời 
kích thích hứng thú học tập của học sinh.
 Sơ đồ minh họa

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_ngu.doc