Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học Lớp 8, 9

doc 27 trang sklop9 16/04/2024 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học Lớp 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học Lớp 8, 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học Lớp 8, 9
 Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn hóa học lớp 8- 9
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Phần 1: MỞ ĐẦU
 I. Lý do chon đề tài. 3
 II. Mục địch nghiên cứu của sáng kiến 5
 III. Đối tượng nghiện cứu 7
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 7
 V. Phương pháp nghiên cứu 7
 Phần 2. NỘI DUNG 9
 I. Lý luận 9
 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 9
 III. Giải pháp 10
 IV. Kết quả thực hiện của sáng kiến 32
 Phần 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 32
 1. Những vấn đề quan trọng nhất đề cập đến của SKKN. 32
 2. Hiệu quả thiết thực của SKKN nếu được triển khai, áp dụng 33
trong đơn vị, ngành.
 3. Kiến nghị với các cấp quản lí. 34
 Phần 4. PHỤ LỤC 35
 1 Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn hóa học lớp 8- 9
 2. Lý do về mặt thực tiễn.
 a.Thuận lợi:
✓ Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục, Ban giám hiệu đến 
 việc sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, đặc biệt là dụng cụ thí nghiệm. 
 Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy 
 và học.
✓ Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí 
 nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.
✓ Chương trình hoá lớp 8 gồm 70 tiết: Trong đó có 7 tiết thực hành chính và 
 23 tiết có thí nghiệm với: 
✓ Thí nghiệm giáo viên biểu diễn: 21 thí nghiệm
✓ Thí nghiệm học sinh làm: 15 thí nghiệm (chủ yếu trong các bài thực hành)
✓ Chương trình hoá lớp 9 gồm 70 tiết: Trong đó có 7 tiết thực hành chính và 
 80 thí nghiệm với :
-Phần vô cơ: Giáo viên làm: 13 thí nghiệm – Học sinh làm: 39 thí nghiệm
-Phần hữu cơ: thầy làm: 12 thí nghiệm - trò làm: 14 thí nghiệm
- Số thí nghiệm trùng lặp: lớp 8: 7 thí nghiệm - lớp 9: 19 thí nghiệm
 b. Khó khăn:
✓ Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng 
 túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí 
 nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất 
 trật tự trong giờ học. 
✓ Diện tích phòng thí nghiệm nhỏ, hẹp ảnh hưởng đến quá trình làm thí 
 nghiệm: khó khăn khi di chuyển, mùi hoá chất.... 
✓ Hoá chất sau khi thí nghiệm, chưa có nơi xử lí.
✓ Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm. 
II. Mục đích nghiên cứu của SKKN
 Nội dung chương trình hoá THCS đặc biệt là lớp 8 bao gồm hình thành 
các khái niệm, định luật, ... rất trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy nếu giáo viên 
chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ 
động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. 
Như vậy để hình thành những khái niệm hoá học có lẽ hiệu quả nhất là qua 
nghiên cứu các thí nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể mà người 
giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ, cụ thể và chính 
xác hơn. Và hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm 
hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn . Tuy 
 3 Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn hóa học lớp 8- 9
phù hợp với từng loại bài dạy, trong đó chú trọng đến việc phát huy tính tích 
cực của học sinh qua phương pháp “Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong 
giảng dạy môn Hoá học ở THCS”. Vì đây là một trong những phương pháp 
phát huy được năng lực tư duy độc lập sáng tạo, năng lực trí tuệ của học sinh.
2 Điều tra:
 a. Dự giờ:
 Bản thân tôi đã dự giờ rất nhiều tiết ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là giáo 
viên dạy cùng bộ môn. Trong đó chú trọng dự giờ khối 8, 9 để tự học hỏi và rút 
kinh nghiệm qua từng thao tác, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên, đặc 
biệt là những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong phương 
pháp đặt và giải quyết vấn đề để áp dụng vào tiết dạy của mình tốt hơn 
 Ngoài ra bản thân tôi cũng thường xuyên được tổ chuyên môn, đồng 
nghiệp dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau mỗi tiết dạy được đồng nghiệp 
góp ý, rút kinh nghiệm rất chân tình giúp tôi không ngừng phấn đấu khắc phục 
những hạn chế, tự hoàn thiện mình để tổ chức tốt các hoạt động dạy học tích 
cực cho học sinh, nhằm giúp các em thích thú hơn trong học tập bộ môn.
 b. Đàm thoại:
 Trong công tác, tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên 
môn để cùng nhau giải quyết, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy, cách 
thức phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp với từng bài (đặc biệt là 
những bài có kiến thức khó). Ở đây mỗi giáo viên phải tự đưa ra các giải pháp 
hữu hiệu nhằm giúp học sinh hứng thú trong tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức.
 Trong quá trình giảng dạy, tôi thường đàm thoại trực tiếp với học sinh 
để thăm dò tình hình học tập của lớp, những khó khăn mà học sinh gặp phải 
trong phương pháp đặt và giải quyết vần đề . Từ đó tôi động viên, khích lệ, tạo 
động lực cho các emcố gắng nhiều hơn trong học tập.
 c.Thực nghiệm:
 Tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng cách cùng một bài dạy 
nhưng ở lớp 8A 2 tôi áp dụng “Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng 
dạy môn Hoá học ở THCS” được nghiên cứu trong đề tài vào tiết dạy. Còn 
lớp 9A3 tôi không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào tiết dạy. Từ đó tôi 
đối chiếu kết quả học tập của lớp 8A 2 so với lớp 9A 3 để biết việc áp dụng sáng 
kiến kinh nghiệm này có hiệu quả hay không.
 d. Kiểm tra:
 Sử dụng các hình thức kiểm tra miệng, mười lăm phút, một tiết, thi 
học kì theo qui định. Ngoài ra, tôi thường xuyên theo dõi việc học tập, ghi chép 
bài, việc sử dụng vở bài tập của học sinh trong từng tiết học, để kiểm tra việc 
 5 Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn hóa học lớp 8- 9
việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng. Bên cạnh đó có 
thể giúp giải thích những khúc mắc chưa được trả lời trong học sinh về những 
vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó có thể giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn 
trong học tập, và kết quả học tập sẽ tốt hơn.
 2. Đóng góp của SKKN để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học 
của ngành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng:
 * Đối với đơn vị: 
✓ Khi đề tài được triển khai sẽ giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học 
 theo hướng tích cực hóa người học được mở rộng và dễ dàng áp dụng hơn.
✓ Chất lượng học tập môn hóa học của học sinh được nâng lên, góp phần vào 
 việc nâng cao chất lượng văn hóc của nhà trường được nâng lên
✓ Học sinh tích cực và yêu thích môn hóa học nói riêng và các môn học tự 
 nhiên nói chung
 * Đối với ngành:
✓ Khi đề tài được triển khai sẽ giúp bồi dưỡng phương pháp dạy hoc cho đội 
 ngũ giáo viên dạy môn hóa học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của toàn 
 ngành.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 1. Số liệu thống kê:
✓ Đối tượng khảo sát: 37 Học sinh lớp 9, 47 học sinh lớp 8 trường THSC.
✓ Độ tuổi : 14 - 15 tuổi.
✓ Thời gian bắt đầu: Tháng 9/ 2016
 * Kết quả điều tra ban đầu về kết quả học tập:
 Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
Số HS
 SL % SL % SL % SL %
84 14 16,7 35 41,7 34 40,5 1 1,1
 * Kết quả khảo sát việc ham thích học môn Hoá học. 
 Câu hỏi 1. Em thấy thế nào khi làm thí nghiệm hoá học có đối 
chứng?
 Rất thích Thích Không thích
 Số HS khảo sát
 SL % SL % SL %
84 17 20,2 57 67,8 10 12
 Câu hỏi 2. Em có thích học môn hoá học không?
 Rất thích Thích Không thích
 Số HS khảo sát
 SL % SL % SL %
84 11 13 38 45 35 42
 7 Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn hóa học lớp 8- 9
 sát, chỉ đạo sự suy nghĩ, so sánh, đối chiếu của học sinh để đi tới kết luận 
 đúng đắn, hợp lí, để qua đó các em lĩnh hội được kiến thức mới.
 Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp thực hành; 
✓ Tất cả học sinh đều được làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm, so 
 sánh, đối chiếu hiện tượng, trực tiếp làm việc với dụng cụ thí nghiệm, hóa 
 chất, ở cả trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài tự nhiên. Học 
 sinh được đặt câu hỏi, nêu ý kiến thắc mắc, và có thể tự giải đáp thắc mắc từ 
 nghiên cứu các thí nghiệm có đối chứng hoặc được giải đáp qua sự giúp đỡ 
 của giáo viên. Từ đó học sinh có thể vận dụng linh họat những kiến thức, kỹ 
 năng đã học để nhận thức những kiến thức mới và có thể áp dụng kiến thức 
 hóa học vào thực tế đời sống.
 Nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong 
giờ dạy. 
✓ Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 
 có đối chứng, quan sát hiện tượng, so sánh, thảo luận nhóm từ đó giúp học 
 sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức 
 cũsao cho phù hợp với từng loại bài, từng loại thí nghiệmvà phù hợp 
 với từng đặc điểm nhận thức của học sinh.
 Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm: 
✓ Mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo viên 
 cần xác định rõ vị trí của từng loại thí nghiệm để áp dụng phù hợp vào các 
 bài cụ thể.
 Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là một trong những phương tiện 
trực quan có hiệu quả trong dạy học hóa học. Nó được sử dụng trong những 
trường hợp sau:
✓ Khi cần thực hiện nhanh trong thời gian hạn hẹp của bài lên lớp.
✓ Khi cần làm những thí nghiệm phức tạp mà học sinh chưa làm được.
✓ Khi hoàn cảnh cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho cả lớp cùng làm.
✓ Khi giáo viên muốn làm mẫu để chỉ dẫn cho học sinh những kỹ thuật làm thí 
 nghiệm.
✓ Khi biểu diễn thí nghiệm có đối chứng, giáo viên phải chú ý đồng thời hai 
 nhiệm vụ: Yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm và phương 
 pháp dạy học khi biểu diễn thí nghiệm.
 Thí nghiệm của học sinh:
 *Thí nghiệm để học bài mới: Việc sử dụng thí nghiệm của học sinh khi 
nghiên cứu bài học mới cũng có thể sử dụng các phương pháp tương tự như thí 
nghiệm biểu diễn của giáo viên. Nhưng Ở đây giáo viên đóng vai trò là người 
 9 Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn hóa học lớp 8- 9
✓ Bước 5: Nhận xét tinh thần làm việc trong bài thực hành. Hướng dẫn bài tập 
 thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình. Làm vệ sinh chuẩn bị cho 
 lớp khác vào phòng thí nghiệm. 
 b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 Giáo viên: 
✓ Phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra thiếu 
 sót, và có thể cải tiến, sáng tạo. Nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm.
✓ Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ 
 quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước.
✓ Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: lượng 
 hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ.......là các yếu tố rất quan trọng
✓ Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số 
 lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị 
 thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy 
 ra.
✓ Giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động 
 thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn 
 giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn....
 Học sinh: 
✓ Chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. 
✓ Tập nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, dự đoán hiện tượng của thí nghiệm đối 
 chứng. 
4.Sử dụng thí nghiệm đối chứng vào các bài học cụ thể môn hóa học lớp 8-9
 a. Dùng thí nghiệm đối chứng ở lớp 8
✓Ở chương trình Hoá học lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen và tiếp xúc 
 với môn hoá học. Do đó mục tiêu của chương trình là cunh cấp cho học sinh 
 một kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học. Hình 
 thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa 
 học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực 
 nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh đi lên và đi vào cuộc 
 sống lao động sau này. Để thực hiện điều đó giáo viên đã tiến hành dạy học 
 với những thí nghiệm có đối chứng ở các tiết học cụ thể sau:
 Tiết 55 - Bài 36 NƯỚC (Tiết 2)
 a. Tác dụng với kim loại
✓ Dụng cụ : cốc thuỷ tinh 250ml , phễu thuỷ tinh , ống nghiệm 
✓ Hoá chất : Quì tím , Na, Cu, nước, dung dịchphenolphtalêin, chọn kim loại 
 điển hình là Natri 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_thi_nghiem_truc_quan_trong_gia.doc
  • docBìa sáng kiến.doc