Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập và giảng dạy trong môn Giáo dục công dân Lớp 9 ở các trường THCS hiện nay

doc 14 trang sklop9 13/05/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập và giảng dạy trong môn Giáo dục công dân Lớp 9 ở các trường THCS hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập và giảng dạy trong môn Giáo dục công dân Lớp 9 ở các trường THCS hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập và giảng dạy trong môn Giáo dục công dân Lớp 9 ở các trường THCS hiện nay
 1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
 Trong những năm trở lại đây, việc dạy và học bộ môn Giáo dục công dân 
(GDCD) đang giành được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và quản lý. Điều này 
khẳng định được tầm quan trọng và vai trò vị trí của bộ môn GDCD. Tuy nhiên 
xuất phát từ thực tiễn dạy và học của bộ môn GDCD trong trường THCS hiện nay 
đang còn nhiều vấn đề làm cho người học, người dạy và nhà quản lý còn trăn trở 
và nhiều suy nghĩ. 
 Đó là vị trí thực của bộ môn GDCD như thế nào ? Tại sao trong suy nghĩ và 
hành động của đa số học sinh, phụ huynh, giáo viên và một bộ phận cán bộ quản lý 
lại cho đây là môn học phụ, môn học mang tính hình thức? Nếu như vậy nó quá 
mâu thuẫn với chính vai trò của bộ môn GDCD là trang bị thế giới quan và phương 
pháp luận cho học sinh. Nguyên nhân của vấn đề đó xuất phát từ đâu? 
 Giải pháp để hạn chế những tiêu cực trên, giúp môn GDCD trong nhà trường 
ngày càng lấy lại vị trí của mình và làm tròn trách nhiệm của chính bộ môn. Đây 
cũng chính là tâm huyết và trăn trở của bản thân đang trực tiếp giảng dạy bộ môn 
này. Chính vì vậy tôi chọn nội dung: “ Tạo hứng thú học tập và giảng dạy trong 
môn Giáo dục công dân lớp 9 ở các trường THCS hiện nay.” làm đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm của mình.
 1.2. Điểm mới của đề tài
 Qua việc tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các nội dung tích hợp trong 
bộ môn GDCD của học sinh lớp 9 THCS, đề tài tìm ra nguyên nhân và mạnh 
dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập nội dung tích hợp 
cho học sinh. 
 Đề tài có một số nhiệm vụ sau:
 1. Làm rõ các vấn đề lý luận về hứng thú học tập.
 2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học 
sinh
 - 1 - Bên cạnh đó, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy dành cho bộ môn Giáo dục 
công dân không phải là nhiều. Ngoài những tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, 
chuẩn kiến thức ra thì rất khó tìm được một số tài liệu hay phục vụ cho công tác 
giảng dạy. Đa số các giáo viên phải tự tìm tòi để tạo nên cho mình kho tư liệu phục 
vụ công tác giảng dạy. Đây cũng chính là một trong những khó khăn tác động 
không nhỏ đến nội dung và chất lượng tiết dạy của giáo viên.
Tất cả những vấn đề đó nó tác động rất lớn đến sự hình thành hứng thú học tập của 
mỗi học sinh và tác động đến quá trình giảng dạy của giáo viên trong nhà trường 
hiện nay.
 Thông qua nội dung phiếu câu hỏi điều tra về hứng thú học tập dành cho các 
em học sinh trước khi áp dụng các phương pháp về tạo hứng thú cho học sinh trong 
học tập, kết quả khảo sát như sau:
Câu hỏi 1: Em có cảm thấy hứng thú trong học tập môn Giáo dục công dân không? 
 a. Có.
 b. Không.
 c. Không quan tâm.
Kết quả: 
 A.Có B.Không C.Không quan tâm.
 13% 77% 10%
Câu 2: Em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân 
?
 a. Môn học bình thường, nên không quan tâm về vai trò của nó.
 b. Môn học phụ nên vai trò của nó không quan trọng.
 c. Môn học có vai trò quan trọng trong chương trình.
Kết quả:
 A B C
 28% 54% 18%
Câu hỏi 3: Về nhà em có hay học bài củ và đọc trước bài mới môn Giáo dục công 
dân không ?
 - 3 - 2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích 
cực, chủ động của học sinh.
 Đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn GDCD đang được xem là vấn 
đề cấp thiết hiện nay. Đa số các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD 
đều thấy được vai trò, vị trí hết sức quan trọng của bộ môn GDCD và đang từng 
bước thay đổi phương pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên xuất phát 
từ thực tế do nhiều sự tác động và góc độ khác nhau, bộ môn GDCD vẫn được xem 
là môn học phụ, khô khan, trừu tượng. Đa số giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD 
vẫn còn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống đọc chép, dạy học chủ yếu 
một chiều vì thế tạo tâm lý nhàm chán cho học sinh. Vậy để môn GDCD thực sự 
phát huy hiệu quả vai trò của mình, mỗi giáo viên phải thấy được đổi mới phương 
pháp dạy học lấy người học làm trung tâm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
 Sự thành công của mỗi tiết dạy như thế nào, yếu tố có tính quyết định là giáo 
viên. Người dẫn dắt và xây dựng các hoạt động để cuốn hút, lôi cuốn, tạo hứng thú 
cho học sinh trong mỗi giờ giảng. Vì thế người giáo viên được xem như “tổng đạo 
diễn” các hoạt động chính từ chắt lọc nội dung trong sách giáo khoa như thế nào, 
lựa chọn ví dụ sao cho phù hợp, sử dụng và lựa chọn những phương pháp nào là 
chủ đạo, tổ chức tiết học thế nào nhằm cuốn hút nhất sụ hoạt động tích cực của mỗi 
học sinh.
 Trong mỗi giờ học môn GDCD học sinh phải được cuốn hút, lôi cuốn vào 
các hoạt động tổ chức của giáo viên và cũng chính những nội dung đó mỗi học 
sinh đều làm chủ các hoạt động một cách tích cực. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh tự 
thể hiện những năng lực, khả năng của bản thân mình, khai thác tối đa kinh nghiệm 
sống của học sinh, từ đó giúp các em thể hiện rõ và thẳng thắn quan niệm sống của 
mình như thế nào thông qua nội dung bài học. 
 Chính vì vậy mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD muốn thu hút, tạo 
hứng thú tích cực cho học sinh cần nhận thức được rằng không có một phương 
pháp nào là tối ưu, mà cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp trong 
từng bài học, từng đối tượng học sinh của từng lớp. Trong những phương pháp mà 
giáo viên sử dụng trong bài giảng, giáo viên cần phải xác định được rằng đâu là 
phương pháp chiếm ưu thế và tạo nên được sự cuốn hút, thích thú của học sinh vào 
bài giảng thì giáo viên cần tập trung, nghiên cứu, đầu tư và vận dụng một cách 
hiệu quả nhất so với các phương pháp đang sử dụng khác. Đây chính là điểm nhấn 
rất quan trọng trong việc sử dụng phương pháp vào từng bài dạy của bộ môn 
GDCD.
2.2.2. Sử dụng đồ dùng dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới, phù hợp yêu 
cầu sự phát triển chung của xã hội.
 Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương 
pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó. 
 - 5 - khó khăn, trừu tượng, cùng với những phương pháp đổi mới trong dạy học tích cực 
mà các em đã được tiếp cận góp phần giúp các em lĩnh hội phần nội dung kiến 
thức liên môn dễ dàng hơn. 
Vào nội dung bài mới :
* Hoạt động 1: Giúp học sinh hiểu thế nào là hòa bình, hữu nghị và hợp tác: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu và cùng lắng nghe một đoạn bài 
hát: Trái đất này là của chúng mình.
Giáo viên đặt câu hỏi: Qua nội dung bài hát em vừa được nghe, em cảm nhận được 
điều gì? Ý nghĩa của bài hát ? 
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên khái quát: Hòa bình không chỉ là mơ ước của 
tuổi thơ qua những ca từ của bài hát, mà còn là sự khát khao của mọi người dân 
trên thế giới. Đó chính là mục tiêu mà mỗi quốc gia, dân tộc yêu chuộng hòa bình 
hướng đến. Các em đã được học bài Bảo vệ hòa bình, em hãy cho biết thế nào là 
hòa bình? Cả lớp suy nghĩ, Hs yếu trả lời, Hs khác bổ sung. Đồng thời chiếu hình 
ảnh Chủ tịch Fidel Castro và Đại tướng Võ Nguyên Giáp 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả chiến tranh để lại và ý nghĩa của hòa bình, hữu 
 nghị và hợp tác.
 Qua kiến thức lịch sử và tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa 
bình(G.G.Macket-Văn học 9), em hãy nêu hậu quả chiến tranh và chiến tranh hạt 
nhân ? 
Tổ chức thảo luận nhóm bàn (5 phút)
 iáo viên trình chiếu một số hình ảnh về hậu quả chiến tranh
 2h48’ sáng 29/11/2017, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới
 - 7 - An Nam đại quốc họa đồ và Đại Nam nhất thống toàn đồ
Như vậy thông qua các kiến thức liên môn, kết hợp kênh thông tin hình ảnh trực 
quan giúp bài giảng của giáo viên phong phú, tránh sự nhàm chán đối với học sinh. 
Vừa góp phần kích thích tính sáng tạo của các em. Điều đó góp phần rất lớn vào 
thành công tiết dạy trên lớp.
2.2.4. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức trò chơi trong các tiết dạy
 Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương 
pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng 
hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động 
trong học tập. Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng 
phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải linh hoạt trong các phương pháp 
khác. Có thể thấy rằng thực tế rất ít giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi trong 
các tiết dạy, một phần tâm lý chung là sợ lớp ồn ào ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, 
hay có thể sợ “cháy” giáo án nếu thao giảng dự giờ và một phần đó là cần có sự 
đầu tư, tìm tòi và nghiên cứu nhiều thời gian cho phù hợp. Tuy nhiên thực tế giảng 
dạy cho thấy đây là một phương pháp giúp học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập 
mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống, giúp các em vận dụng 
kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày một cách linh 
hoạt và nhanh nhạy hơn. Đồng thời tạo sân chơi bổ ích trong mỗi tiết dạy. Góp 
phần tạo cho giờ học đạo đức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng 
cao, học sinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và nhanh..
 Ví dụ : Khi dạy bài 7- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 GV có thể sử dụng ô chữ sau để củng cố bài học:
 - GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi
 - GV gợi ý HS giải ô chữ bằng cách trả lời các câu hỏi: Trả lời các câu hỏi 
 hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc(11 chữ cái)
 HS lựa chọn ô chữ hàng ngang-câu hỏi:
 1. Áo dài là một truyền thống của dân tộc Việt Nam ? (9 chữ cái)
 2. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay?( 7 chữ 
 cái).
 3. Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chùm lại nên hòn núi cao”
 Muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?(7 chữ cái)
 4. Đây là một trong những truyên thống của dân tộc ta trong lĩnh vực giáo 
dục?(7 chữ cái)
 5. Ngày xưa, khi cha ông ta chiến thắng quân giặc, thường cung cấp lương thực 
quần áo và tha cho tù binh được trở về nhà họ. Điều này thể hiện truyền thống gì 
của dân tộc ta?(9 chữ cái).
 - 9 - Bên cạnh đó để tạo tâm lý hứng khởi, thoải mái, hứng thú cho học sinh trong 
học tập giáo viên cũng cần chú trọng đến khâu kiểm tra và đánh giá học sinh. Đó 
chính là phương pháp ra đề kiểm tra. Mặc dù thực tế chúng ta có nhiều đợt tập 
huấn công tác ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh tuy nhiên đối với đặc trưng bộ môn 
GDCD giáo viên nên ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng mở. Hạn chế tối đa việc 
ra đề tái hiện kiến thức, thuộc lòng, chép lại. Có như vậy mới tạo nên sự hứng thú, 
sáng tạo trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của học sinh. Học sinh được quyền 
phát huy tính chủ động, trình bày quan điểm sống, ý kiến của bản thân một cách 
thiết thực và khách quan nhất. Có thể xem đây là một diễn đàn mở, học sinh thể 
hiện những hiểu biết, nhận thức của chính bản thân mình về cuộc sống và các mối 
quan hệ xung quanh bản thân mình.
 Có thể nói hướng ra đề kiểm tra mở đối với học sinh theo bản thân tôi đã tạo 
được sự thích thú, hứng khởi và tâm lý thoải mái cho học sinh trong đánh giá và 
kiểm tra. Học sinh không phải học thuộc lòng từng câu, từng chử của bài học mà 
nó được tái hiện lại thông qua sự vận dụng, hiểu biết của nó trong việc giải quyết 
các tình huống thực tiễn trong cuộc sống thường ngày như thế nào. Qua đó phát 
huy rất tốt sự sáng tạo của học sinh trong cách viết, trả lời và cảm xúc thực sự của 
các em thông qua bài viết. 
 Qua thời gian công tác và giảng dạy tại trường, tôi đã nhận thức được tầm 
quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Giáo dục công 
dân. Vì thế bản thân tôi đã trực tiếp áp dụng vào giảng dạy môn học và có sự điều 
chỉnh so sánh, khi một số lớp sử dụng phương pháp truyền thống, đơn thuần, một 
số lớp sử dụng linh hoạt các phương pháp như đã trình bày. 
 Từ đó có thể nhận thấy, mặc dù trong quá trình thực tế giảng dạy giáo viên 
gặp không ít khó khăn trong sưu tầm và tiến hành các phương pháp nhằm tạo hứng 
thú cho học sinh, nhưng qua kết quả đó, phần nào cho thấy học sinh đã thích thú 
học tập bộ môn và có ý thức học tập ngày càng nghiêm túc hơn. Đến mỗi tiết dạy 
giáo viên càng thấy hứng khởi, học sinh có nhiều niềm vui yêu thích bộ môn hơn, 
điều đó càng làm cho bản thân tôi ngày càng yêu nghề hơn và không ngừng tìm tòi, 
sưu tầm và suy nghĩ nhằm tạo nên những giờ dạy sinh động, vui vẽ, tạo niềm thích 
thú cho học sinh. 
 - 11 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_va_giang_day_tron.doc