Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ ôn tập văn học

doc 22 trang sklop9 22/08/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ ôn tập văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ ôn tập văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ ôn tập văn học
 1
1. TÊN ĐỀ TÀI : TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ ÔN TẬP VĂN HỌC
2. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 *Tầm quan trọng của vấn đề: Trong dạy học Ngữ văn đòi hỏi nhiều kết 
quả cần phải đạt được như: đảm bảo lượng kiến thức, tính hệ thống, rõ trọng 
tâm, mang tính giáo dục, có tính thực tiễn... Và một yếu tố rất quan trọng nữa mà 
không phải môn học nào cũng đòi hỏi, đó là tạo được hứng thú nơi người học. 
Học Ngữ văn cũng phần nào giống với tìm hiểu một môn nghệ thuật, mà nghệ 
thuật ở đây là nghệ thuật ngôn từ. Đã mang tính nghệ thuật thì đòi hỏi tất yếu của 
nó là phải hứng thú, phải có ý thức chủ động tìm hiểu, khám phá, phát hiện cái 
hay, cái đẹp để từ đó thích thưởng thức và có mong muốn tạo ra được những 
điều tương tự. Vì thế, tạo hứng thú để học sinh học tốt môn Ngữ văn là vấn đề 
hết sức quan trọng đối với giáo viên đang dạy học môn học này.
 *Thực trạng liên quan: Nói như trên có vẻ như là yêu cầu khá cao so với 
yêu cầu của một học sinh THCS nhưng không phải là không làm được. Thực tế, 
học sinh đã thể hiện khả năng từ những bài viết, bài luyện tập, chương trình địa 
phương, các tiết tập làm thơ...Nhưng nhìn chung các em thực hiện các yêu cầu 
của các tiêt học này chỉ mang tính bắt buộc là chủ yếu chứ chưa thật sự tự 
nguyện vì hứng thú. Nhất là trong các tiết ôn tập, lượng kiến thức đòi hỏi phải 
rộng và sâu, củng cố kiến thức của các phân môn trong suốt một thời gian dài 
các em đã được học. Nội dung có thể là một chủ đề của phân môn các em đã học 
trong nhiều tuần, nhiều hơn nữa là một học kỳ, có khi là cả năm học và có lúc 
gồm cả kiến thức của mấy năm về trước... Trong khi đó, học sinh ở lứa tuổi 
này, nhanh nhớ lại cũng rất nhanh quên. Làm sao các em có thể hệ thống một 
cách đầy đủ lượng kiến thức theo yêu cầu trong các bài ôn tập? Trừ một số ít 
thực sự đầu tư cho bài soạn, còn phần lớn các em chỉ chuẩn bị mang tính chất đối 
phó. Nếu giáo viên chọn phương pháp lên lớp theo trình tự các yêu cầu trong 
sách giáo khoa thì tiết học diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo các yêu cầu nhưng sẽ 
không mang đến sự hứng thú ở học sinh. Vì thế, việc tạo được hứng thú cho học 
sinh trong tiết ôn tập là điều cần thiết.
 * Lý do chọn đề tài: Chính vì đây là một vấn đề khó khăn nhưng không 
phải nằm ngoài tầm tay lại có tác dụng rất lớn trong việc dạy học mông Ngữ văn 
nên bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi các phương pháp giúp học sinh tránh được 
sự nhàm chán. Và tôi thấy rằng tổ chức các trò chơi trong tiết ôn tập là một 
trong những phương pháp phù hợp để tạo hứng thú nên tôi đã tập trung đầu tư, 
nghiên cứu phương pháp này. 
 * Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi xin được đề cập đến 
việc tổ chức trò chơi trong các tiết ôn tập Văn học cấp Trung học cơ sở.
 * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các khối lớp ở trưòng THCS.
 3
lối dạy - học ấy, chúng ta quay về theo lối học truyền thống, người dạy rất mệt 
mỏi vì làm việc nhiều, kèm theo cảm giác chán nản, thất vọng về học trò của 
mình; còn người học cũng mệt mỏi không kém vì một tiết học chỉ ngồi nghe rồi 
viết để có cơ sở về nhà học, mà có khi học cái mà bản thân không thật sự hiểu, 
chỉ là học gạo, học vẹt thôi. Chính cách học mà không hiểu ấy các em sẽ nhanh 
chóng quên. Cách dạy ấy sẽ tạo ra những con người thiếu kiến thức, thụ động. 
Hay nói cách khác, giáo viên đã không thực hiện được mục tiêu giáo dục: Đào 
tạo ra những con người năng động, tích cực, sáng tạo,... 
 Việc tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp đã được đề cập 
khá thường xuyên trong giáo dục hiện nay. Thế nhưng, để thay đổi một thói quen 
lâu đời không phải là việc của một sớm một chiều. Đã có nhiều tài liệu bồi 
dưỡng, nhiều chuyên đề được tổ chức cấp trường, cấp huyện đề cập đến vấn đề 
này. Đây là điều kiện thuận lợi để mỗi giáo viên tiếp tục nghiên cứu, thực hiện 
để thực hiện dạy học hiệu quả hơn.
 Và thực tế, cách thức tổ chức trò chơi trong một tiết học đã được đề cập đến 
trong một số chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên, nó được đan lồng trong nội 
dung Bồi dưỡng đổi mới trong phương pháp giảng dạy, nhưng nó cũng còn rất 
chung chung. Thực hiện thế nào cho phù hợp, hiệu quả trong mỗi tiết dạy, mỗi 
dạng bài còn đòi hỏi ở sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Kiến thức học sinh cần chiếm lĩnh khi học phân môn Văn học không phải 
kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, học sinh có thể học thuộc lòng và hiểu 
lượng kiến thức đó hay giải theo những công thức sẵn có. Đây là môn học đòi 
hỏi tính tư duy sáng tạo. Vì thế, nếu không chú ý đến vấn đề dạy học phân hóa sẽ 
dễ dẫn đến một số học sinh cảm thấy tự ti, chán học. Mỗi giáo viên cần nghiên 
cứu trình độ học sinh của từng lớp, trình độ của từng học sinh để ra câu hỏi vừa 
sức cho từng đối tượng. Một khi tất cả các em được tham gia, mỗi em đều có thể 
giải được một bài tập, trả lời được một câu hỏi góp phần làm nên thành tích của 
đội sẽ giúp các em có hứng thú hơn, tích cực, chủ động hơn trong học tập. Đó 
cũng là cách để các em sẽ nhớ lâu hơn những gì mình đã học, đã hiểu. Để làm 
được điều đó đòi hỏi sự đầu tư, chuẩn bị rất cao ở cả người dạy và người học ở 
cả hai thời điểm: chuẩn bị ở nhà và tiết học trên lớp.
 5.1. Chuẩn bị: 
 a. Giáo viên: 
 a.1/ Định hình, hệ thống kiến thức cần tổ chức cho học sinh ôn tập trong 
tiết học. Với phân môn Văn học của chương trình THCS, nội dung kiến thức 
ta cần cho học sinh nắm cụ thể là:
 a.1.1/ Các khái niệm văn học (mang tính chất lý luận văn học)
 5
 Ví dụ: Thế nào là truyện ngụ ngôn?
 a.2.3. Câu hỏi trực quan:(quan sát, nghiên cứu, phát hiện, trình bày)
 Ví dụ 1: Hãy sắp xếp các sự việc sau theo trình tự diễn biến của câu chuyện, 
sau đó lựa chọn kể lại một cách chi tiết một sự việc mà em thích
 (1) Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua
 (2) Vua Hùng ra điều kiện kén rễ
 (3) Thủy Tinh đến sau, tức giận, đánh Sơn Tinh
 (4) Vua Hung kén rể
 (5) Sơn Tinh đến trước, cưới được vợ
 (6) Thủy Tinh, Sơn Tinh đến cầu hôn
 (7) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, đành rút 
quân. 
 Ví dụ 2: Quan sát các hình ảnh sau, sắp sếp các hình ảnh theo trình tự các 
sự việc, sau đó lựa chọ 1 sự việc để kể lại một cách chi tiết.
 7
 + Chuẩn bị sẵn một số dụng cụ cần thiết cho một tiết học có trò chơi: bảng 
phụ, giấy nháp, bút, phấn, bảng con... theo dặn dò của giáo viên.
 + Tập thể lớp chuẩn bị một số phần quà (nếu giáo viên yêu cầu)
 5.2. Hình thức lên lớp: 
 Có thể thực hiện theo các bước bằng các câu hỏi như sách giáo khoa. 
Nhưng để tạo được hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức nhiều trò 
chơi khác để tiết học thêm sinh động, lôi cuốn (tùy kiến thức, thời gian ôn tập 
cho mỗi bài/ mỗi khối lớp mà giáo viên sử dụng một hoặc một số trò chơi để tổ 
chức hợp lí). 
 Các trò chơi có thể ứng dụng: 
 a. Trò chơi thứ nhất: Khởi động (Hình thức rung chuông vàng) ( số 
lượng câu hỏi cho phần này gồm 10 câu. Thời gian thực hiện mỗi câu là 10 giây) 
Cho cùng một câu hỏi, cả lớp cùng trả lời bằng cách viết ra đáp án của mình lên 
bảng con rồi đưa cao lên để mọi người cùng quan sát, sau đó giáo viên đưa ra kết 
quả, học sinh tự đánh giá đúng sai. Một em làm thư kí đếm số lượng người đúng 
của mỗi tổ mà ghi điểm, Trong 5 câu hỏi đầu, mỗi em đúng được tính 1 điểm cho 
đội. Từ câu hỏi 6 - 10, em nào sai sẽ bị loại, em nào làm đúng được tiếp tục tính 
điểm (1đ/1 câu hỏi/1 em). Câu hỏi sẽ theo mức độ từ dễ đến khó. Bằng cách đó 
sẽ giúp hs yếu tự tin và tích cực tham gia vào tiết học vì thấy bản thân cũng có 
khả năng thực hiện được một số yêu cầu, mình cũng có thể góp một phần vào 
thành công cho đội. Học sinh khá giỏi sẽ tích cực thể hiện hết khả năng của mình 
để tự hào mình đã góp một phần rất lớn cho đội. Như vậy, bằng cách ra câu hỏi 
có tính chất phân hóa sẽ cuốn hút được học sinh cả lớp tham gia. Nếu thành một 
thói quen, các em sẽ tự giác nghiên cứu bài học ở nhà để tiết học trên lớp sẽ hiệu 
quả hơn.
Ví dụ: Tiết 54,55 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (Ngữ văn 6- học kỳ I)
 * 5 câu hỏi đầu:
 Câu hỏi 1: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan 
đến lịch sử thời quá khứ, thường có các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo; thể hiện thái 
độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được 
kể. Đó là thể loại truyện dân gian nào? 
Đáp án: truyền thuyết
Câu hỏi 2 –( tương tự ) về truyện cổ tích
Câu hỏi 3–( tương tự) về truyện cười
Câu hỏi 4–( tương tự) về truyện ngụ ngôn
Câu hỏi 5: Các nhân vật : Lạc Long Quân, Âu Cơ, Ngư Tinh có trong truyện 
nào?
Đáp án: "Con Rồng, cháu Tiên"
* 5 câu hỏi sau:
 9
có thể lựa chọn cho mình một yêu cầu tương ứng theo số thứ tự 1,2,3,4,...Trong 
mỗi số ấy có một nhóm câu hỏi và số điểm phù hợp từ dể đến khó (ở mỗi số có 
các nhóm câu hỏi có nội dung và số điểm tương đương nhau). Thời gian cho mỗi 
đội suy nghĩ thảo luận là 30 giây, thời gian trình bày tất cả nhóm câu hỏi là 3 
phút. Với nội dung thi này giúp ích nhiều cho khả năng tư duy của học sinh, ra 
quyết định kịp thời và rèn luyện kỹ năng nói trước lớp một cách tự tin. Qua đó 
nắm chắc nội dung bài đã học
Ví dụ: Tiết 54,55 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (Ngữ văn 6- học kỳ I)
*Nhóm câu hỏi số 1: Các em nhìn một số tranh gợi ý và thực hiện lần lượt các 
yêu cầu: 
1. Hai bức tranh đó có liên quan đến câu chuyện nào? (5 đ)
2. Kể lại một trong hai sự việc có liên quan đến một trong hai bức tranh trên ( 
20đ)
3. Câu chuyện ấy có ý nghĩa gì? Em rút được bài học gì từ câu chuyện đó? (15đ)
Tranh minh họa:
- Trong thời gian nhóm này kể, các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để bổ sung 
hoặc sửa chữa những thiếu sót. Giáo viên kết luận cuối cùng về kết quả của đội 
thi và ghi điểm cho cả đội có bổ sung chính xác.
* Nhóm câu hỏi số 2: 
1. Bốn bức tranh đó có liên quan đến câu chuyện nào? (5 đ)
2. Hãy sắp xếp các bức tranh theo trình tự trước sau của các sự việc. (5 đ)
2. Kể lại một sự việc có liên quan đến một trong bốn bức tranh trên ( 20đ)
3. Câu chuyện ấy có ý nghĩa gì? (10đ)
Tranh minh họa:
 11
* Các nhóm câu hỏi 3, 4: Các em nhìn một số tranh gợi ý khác và thực hiện lần 
lượt các yêu cầu như nhóm câu hỏi 1,2
(Nếu không có tranh gợi ý có thể nêu một số sự việc chính để gợi ý)
d. Trò chơi thứ 4: Ai nhanh hơn: Có 5 câu hỏi trong trò chơi này, nội dung câu 
hỏi có sự phân hóa, 2 câu hỏi dễ, 3 câu hỏi khó, ưu tiên cho đối tượng học sinh 
trung bình. Sau khi nghe câu hỏi, ai xung phong trước và trả lời đúng được nhận 
1 phần quà. Phần thi này không ghi. Nếu giành quyền trả lời mà trả lời sai coi 
như mất quyền thi đấu. Trò chơi này giúp học sinh có tính tự lập, rèn luyện phản 
ứng nhanh, ra quyết định kiệp thời – từ đó rèn cho hs tính tự tin và chín chắn hơn 
trong học tập và sau này vào cuộc sống.
Ví dụ: 
* 2 câu hỏi dễ:
1. Ghi lại tên 3 nhân vật trong truyện "Thạch Sanh".
Đáp án: Thạch Sanh, Lý Thông, mẹ Lý Thông, vua, công chúa, đại bàng, chằng 
tinh,...
5. Con vật nào nghênh ngang đi lại ngoài đường và bị trâu giẫm bẹp
Đáp án: Con ếch
* 3 câu hỏi khó:
1. Câu “Môi hở răng lạnh” làm em nhớ đến câu chuyện nào?
Đáp án: "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng".
2. Bức tranh sau gợi em nhớ đến câu chuyện nào? Tác giả viết lại câu chuyện ấy 
có tên là gì?

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_trong_gio_on_tap_van_hoc.doc