Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong tiết Sinh hoạt tập thể
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong tiết Sinh hoạt tập thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong tiết Sinh hoạt tập thể
1 1. TÊN ĐỀ TÀI: TẠO HỨNG THÚ TRONG TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: *Tầm quan trọng của vấn đề: Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản của học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Chính vì thế, việc tổ chức một tiết sinh hoạt lớp hiệu quả là một điều vô cùng cần thiết đối với một giáo viên chủ nhiệm lớp và tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. *Thực trạng liên quan: Đại đa số học sinh ít hứng thú với giờ sinh hoạt tập thể cuối tuần. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng: Nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp, vì: Học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham gia; nội dung khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh; hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh; giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, không thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em, ... Dù là nguyên nhân nào chăng nữa thì thực trạng học sinh chán chường, uể oải, lo lắng ... trong giờ sinh hoạt tập thể cũng không thể phủ nhận. Nếu không tệ đến vậy thì nhìn chung các em cũng rất ít hứng thú với tiết sinh hoạt này. Hơn nữa, cùng với sự thay đổi ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp của xã hội; mạng thông tin cũng rất đa chiều; tư tưởng, tình cảm, nhận thức, hành vi của thế hệ trẻ, nhất là học sinh chúng ta cũng rất đa dạng, phức tạp, khó nắm bắt. Chính điều này khiến cho việc giáo dục, tác động nhằm thay đổi học sinh theo hướng tích cực, cũng ngày càng khó khăn, khó nhìn thấy kết quả như mong muốn. Chính vì thế, người giáo viên giảm đi tâm huyết, mất dần hứng thú trong việc cố gắng tạo hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt tập thể. Hơn nữa, cuối mỗi tuần, với yêu cầu thực hiện phong trào thi đua của lớp, có rất nhiều thông tin về học sinh có hành vi không mong đợi đang chờ giáo viên giáo dục. Bên cạnh đó, còn có công tác mới mà nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phát động, tổ chức thực hiện trong lớp mình. Điều đó khiến không chỉ đối với học sinh, ngay cả giáo viên chủ nhiệm cũng ít có cảm giác chờ đợi tiết sinh hoạt này mặc dù theo lý thuyết đây là thời gian để thầy và trò có cơ hội gặp gỡ, thấu hiểu, chia sẻ, nhất là cơ hội để xây dựng một tập thể thân thiện, học sinh tích cực, hưởng ứng phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" như Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động. * Lý do chọn đề tài: 3 động trong các tiết sinh hoạt lớp cũng còn là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm đánh giá hạnh kiểm của học sinh chính xác hơn. Bởi hạnh kiểm học sinh được biểu hiện cụ thể ở hành vi, thái độ của các em với thầy cô, với bạn bè,... ý thức vươn lên trong học tập, tham gia các hoạt động, trong đó có hoạt động tập thể lớp (Quyết định 40/2006/QĐ-BGD&ĐT - ngày 05/10/2006 ban hành qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT) 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Giáo viên cần nắm được nguyên tắc: Giáo dục phải đi trước sự phát triển, có nghĩa là kéo theo sự phát triển chứ không phải chạy theo sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, trong các hoạt động giáo dục, giáo viên luôn ý thức phải làm sao cho học sinh có thể tiếp nhận các hình thức tổ chức, định hướng hoạt động của giáo viên, để từ đó có ý thức tích cực trong các hoạt động để phát triển một cách toàn diện. Bản thân tôi là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm trên 10 năm, thời gian không quá dài nhưng cũng không thể nói là ngắn, cộng với kinh nghiệm hơn 12 năm là học sinh, tôi nhận thấy thực trạng diễn tiến tiết sinh hoạt lớp thường là: 1. Đối với học sinh: Một số học sinh học giỏi và đơn thuần chỉ thích học và theo đuổi thành tích học tập của mình thì thấy đây là một giờ học ít ý nghĩa vì chẳng cho em thêm được bao nhiêu kiến thức cả tự nhiên lẫn xã hội. Một số học sinh có nhiều hành vi không mong đợi, nghĩa là đã vi phạm khá nhiều những nội qui học sinh của nhà trường, của lớp thì thấy đây là một giờ học đầy áp lực, luôn trong tâm trạng lo lắng và sợ hãi không biết rồi mình sẽ phải nhận những hình thức kỷ luật nào với những lỗi mình đã phạm phải. Còn thành phần học sinh còn lại, không vi phạm nội qui, không có thành tích gì xuất sắc lại cũng chẳng có gì hứng thú vì đằng nào cũng vậy, mình cũng chịu chung số phận phải ngồi lắng nghe lời kể tội của các bạn ban cán sự lớp về hành vi sai phạm của một số bạn, rồi nghe lời giáo huấn của giáo viên chủ nhiệm về hành vi sai phạm đó... Rất mệt mỏi, đau đầu, chán nản... không thể hứng thú... 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm: ở trường THCS, các thầy cô giáo bộ môn chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các em con đường tiếp thu tri thức, phát triển trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ... và phần lớn việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, cách sống “tự do trong vòng pháp luật”, nghĩa là thực hiện tốt nội qui học sinh để phát huy hết quyền của người học, cách sống trong một tập thể... là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Làm thế nào để đạt hiệu quả của việc giáo dục? Làm thế nào để người được giáo dục có thể nghe, hiểu rồi làm? Có thế mới tạo ra được sự thay đổi tích cực, nghĩa là từ đó tạo nên sự phát triển ở đối tượng... Đối với học sinh đó là sự phát triển để đi đến hoàn thiện về mặt nhân cách. Giáo dục một người để phát triển và hoàn thện dần nhân cách là một việc khó khăn, người xưa từng nói: “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”... huống chi 5 (nội qui lớp) và tự theo dõi thực hiện, các em có thể tự nghiên cứu, đấu tranh để xây dựng tập thể lớp vững mạnh... Đây cũng là một trong những cách thức góp phần tạo hứng thú cho học sinh đồng thời cũng là cách làm giảm bớt nhiệm vụ giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi của giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp. - Không những thế, từ nhiều nguồn thông tin từ đồng nghiệp, từ các chương trình tập huấn chuyên môn, từ tài liệu nghiên cứu,... giáo viên có thể tự tìm ra nhiều cách thức, phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh (như một số cách thức được trình bày trong phần nội dung nghiên cứu bên dưới) một cách hiệu quả. - Cũng từ chính việc tạo được hứng thú cho học sinh, khi học sinh đã có hứng thú, các em sẽ tự tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp tổ chức để tự tạo hứng thú cho mình. Bằng những cách thức đó, ta có thể giải quyết một cách hiệu quả một vấn đề tưởng chừng nan giải. Thực trạng tại trường tôi là một trường còn khá khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, các em học sinh của địa phương đặc thù là vùng thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn cho nên còn nhiều hạn chế về tinh thần, vật chất. Vì vậy, người giáo viên cần phải chủ động, sáng tạo tìm các biện pháp tích cực để giúp đỡ các em có được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú, chủ động trong học tập và rèn luyện, giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ năng cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ nhiệm vụ đó, tôi đã chủ động, mạnh dạn đề ra những biện pháp tích cực để tạo được sự hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt tập thể, áp dụng vào thực tế trong quá trình giáo dục. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 5.1.Tác dụng giáo dục của tiết sinh hoạt tập thể : - Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. - Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. 5.2. Các yêu cầu cơ bản đối với tiết sinh hoạt tập thể: - Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt tập thể. - Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. - Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh. - Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại, vui chơi, giải trí. 5.3. Hình thức, phương pháp thường gặp trong khi tổ chức giờ sinh hoạt tập thể: a. Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề. 7 kết và thấy rõ tác dụng của tinh thần đoàn kết khi tham gia các cuộc thi. - Phát huy những năng khiếu vốn có của học sinh: hát, múa, dẫn chương trình, kể chuyện, nhanh trí, - Tạo điều kiện để mọi học sinh được tham gia hoạt động tập thể, từ đó giúp học sinh rụt rè có thêm tự tin, can đảm qua các trò chơi dân gian ... II. Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên chủ nhiệm: - Hướng dẫn, tập luyện cho từng học sinh cụ thể những kỹ năng cơ bản nhất khi tiến hành tiết sinh hoạt tập thể. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân học sinh. - Cố vấn cho học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Sẵn sàng lắng nghe ý kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia tốt tiết sinh hoạt tập thể. 2. Học sinh: a. Cán bộ lớp: - Các tổ trưởng: tổng kết tình hình học tập, lao động, kỷ luật của từng thành viên trong tổ. - Lớp phó học tập: Tổng kết tình hình học tập. - Ủy viên kỷ luật trật tự: Tổng kết tình hình thực hiện nội qui, nề nếp, tác phong. - Ủy viên lao động, cơ sở vật chất: Tổng kết tình hình lao động, cơ sở vật chất. - Ủy viên văn thể mỹ: Tổng kết tình hình văn thể mỹ. - Lớp trưởng: Báo cáo tổng kết hoạt động của cả lớp trong tuần. b. Người được giao nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt theo chủ đề đã phân công chuẩn bị nội dung sinh hoạt. III. Tiến hành lên lớp: Hoạt động 1:Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đến (15 - 20 phút): 1. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua: - Các tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại tổ viên. - Các ủy viên nhận xét, đánh giá theo mảng mình theo dõi. - Lớp phó học tập nhận xét, đánh giá tình hình học tập. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình lớp. 2. Kế hoạch, nhiệm vụ thời gian tới - Lớp trưởng trình bày nhiệm vụ thời gian tới. 3. Ý kiến các bạn trong lớp: - Các học sinh tham gia ý kiến về tình hình hoạt động của tập thể lớp, tổ, cá nhân trong tuần vừa qua. - Tham gia ý kiến đề ra biện pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đến. 9 -Đối với học sinh cá biệt, thực hiện giáo dục vào cuối giờ sinh hoạt tập thể hoặc một số thời gian khác để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em; thể hiện thái độ vừa thấu hiểu, chia sẻ vừa nghiêm khắc của giáo viên trước nhiều hành vi không mong đợi của em để hạn chế những hành vi ấy. Bằng cách đó, sẽ tạo được không khí thoải mái, nhẹ nhàng hơn cho tập thể học sinh của cả lớp, vì không thể để chỉ vì một hoặc một vài bạn mà ảnh hưởng đến tâm lý của tập thể lớp, cũng là cách để dành nhiều thời gian hơn cho sinh hoạt vui chơi theo chủ đề. Khi tiến hành giáo dục riêng đối với học sinh có nhiều hành vi không mong đợi, cần tìm hiểu kỹ về đối tượng: + Hoàn cảnh sống của từng học sinh: hoàn cảnh sống gia đình, lối xóm, bạn bè tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách, lối sống của học sinh. Nắm chắc những điều trên giúp giáo viên chủ nhiệm biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi, khó khăn tác động đến học sinh để tư vấn, phối hợp với cha mẹ giáo dục học sinh. + Những đặc điểm về thể chất sinh lý của từng học sinh: thể lực, chiều cao cân nặngkhuyết tật, bệnh tậttừ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp: sắp xếp chỗ ngồi + Những đặc điểm về trí tuệ và phong cách của mỗi học sinh: khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp) trong học tập, vui chơi giao tiếp. Tác phong hoạt bát hay chậm chạp. Hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lỳ, ít nói, ưu tư), tính cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu hay nóng nảy. + Nắm vững tính cách, lối sống của từng học sinh như chăm hay lười học, sở thích khiêm tốn hay ba hoa, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hậu vị tha hay ích kỷ với mọi người, có tính tự lập hay ỷ lại, biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức, vô kỷ luật; biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật hay là sống buông thả, cách ứng xử của học sinh - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh phụ trách trong thời gian sinh hoạt theo chủ đề. - Hướng dẫn cụ thể và rèn luyện cho học sinh kỹ năng đứng nói trước tập thể, kỹ năng tổ chức các buổi sinh hoạt làm sao cho thật sinh động, hiệu quả, hứng thú, thu hút tất cả học sinh tham gia. - Ủng hộ hết mình, trợ giúp mọi lúc, mọi nơi để học sinh tổ chức tốt buổi sinh hoạt tập thể. - Theo dõi, nhận xét, khích lệ, động viên cũng như nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc thái độ tham gia sinh hoạt của học sinh để đem lại kết quả giáo dục cao nhất, lần sau hiệu quả hơn lần trước. b. Học sinh:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_trong_tiet_sinh_hoat_tap.doc