Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Việt Nam
“Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trước những thực trạng của vấn đề môi trường đang diễn ra trên thế giới, trong cả nước cũng như tại địa phương. Nhất là, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp học là cần thiết nhất, hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục triệu học sinh, sinh viên các cấp và hàng triệu GV - cán bộ quản lí , cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà làm công tác giáo dục là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lực lượng học sinh trong hệ thống giáo dục phổ thông, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân 1 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001: Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xẩy ra tình trạng khan hiếm nước. Nhiều nơi thuộc Trung Bộ đã có biểu hiện tình trạng hoang mạc hóa, vùng ven biển có quá trình mặn hóa và muối hóa. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng khác đã xẩy ra tình trạng căng thẳng về nước. Các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt trì , Biên Hòanước đã bị ô nhiễm tới mức nghiêm trọng. Môi trường nước ở một số dòng sông như sông Cầu, sông Tô Lịch, sông Nhuệ...( ở Bắc Bộ), sông Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông...(ở Đông Nam Bộ) đã bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của con người ngày càng cạn dần. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới tình trạng thiếu ngọt cũng xẩy ra nghiêm trọng. Vì thế năm 2003 Liên Hợp Quốc chọn là năm quốc tế về nước ngọt bởi: Nước- Hai tỉ người đang khát. Tất cả mọi người hãy hành động để bảo vệ nước, nguồn sống trên trái đất. Người dân đang sống trong cảnh thiếu nước trầm trọng * Tài nguyên rừng: Rừng là nguồn tài nguyên quí giá của nước ta. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu giữ các nguồn gen quí giá. Tuy nhiên, độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian dài có xu hướng giảm, nhiều khu rừng 3 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” Thông tin mới nhất đáng lưu ý và lo ngại trong bản tin thời sự của VTV ngày 24-4-2017: Vụ khai thác gỗ trái phép đặc biệt nghiêm trọng ở Thanh Hóa “Theo ghi nhận của phóng viên VTV24, cách đường biên giới Việt - Lào chỉ vài cây số, bản Yên - xã Mường Mìn nhiều ngày nay không còn yên bình như tên gọi vốn có.Từ những cánh rừng ven bản, tiếng máy cưa xẻ gỗ ầm ĩ suốt ngày đêm”. Kẻ thù của rừng xanh Trong vai những công nhân đi khảo sát vị trí lắp đặt anten viễn thông, phóng viên đã thâm nhập vào cánh rừng gần bản, nơi đang hình thành cả một công trường khai thác gỗ. Những khúc gỗ lớn có chiều dài 2m, đường kính trung bình từ 40cm trở lên được xếp la liệt dọc lối đi vào rừng.Những dấu vết, vật dụng của các đối tượng khai thác gỗ để lại cho thấy họ mới rời khỏi đây không lâu.Càng vào sâu trong rừng, gỗ càng nhiều, những thân cây lớn mọc ngay ven đường cũng bị chặt hạ và khai thác ngay tại chỗ. Bằng cách đếm số vòng gỗ tại vị trí thân cây bị cắt ngang, người ta có thể tính toán tương đối chính xác tuổi của những cây gỗ này. 5 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” * Về chất thải: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống ngày càng đi lên, lượng chất thải cũng ngày càng nhiều hơn. Sự gia tăng dân số, tình hình đô thị hóa nhanh chóng đã làm tăng lượng rác thải. Cụ thể lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, tăng trung bình hằng năm là 15%. Trong đó chất thải sinh hoạt hơn 6 triệu tấn ( ở các khu đô thị). Chất thải công nghiệp phát sinh chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải. chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Khoảng 1.450 làng nghề phân bố ở các vùng nông thôn trên toàn quốc, mỗi năm thải ra khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp Theo ước tính, lượng chất thải sẽ tăng lên đáng kể. Trong đó lượng chất thải sinh hoạt sẽ tăng 60%, chất thải công nghiệp tăng 50%, chất thải nguy hại tăng 3 lần, các số liệu thống kê trên tính đến năm 2010. ( Nguồn: báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004. Bộ Tài nguyên và Môi trường). Bên cạnh những thực trạng về môi trường mang tầm cỡ quốc gia, thì ở tại địa phương nơi các em đang sinh sống vấn đề môi trường cũng đang đến hồi báo động. Đặc biệt là ở những nơi đông dân cư qua lại như nơi họp chợ, rãnh, cống thoát nước Mặc dù đã có đội vệ sinh môi trường thường xuyên dọn dẹp song do ý thức của người dân chưa tự giác đối với cộng đồng, chỉ biết sạch trong nhà mình còn ở ngoài đường phố thì không được quan tâm. Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng yêu cầu, như nơi đổ rác cũng như nơi xử lí rác thải chưa đảm bảo kĩ thuật gây nên hiện tượng ô nhiễm. Ngay trong trường học, mặc dù được quán triệt, nhắc nhở thường xuyên của BGH nhà trường cũng như tổng phụ trách đội và hàng ngày ban lao động đều phân công luân phiên lớp, trực tiếp lao động dọn vệ sinh. Thế nhưng do ý thức chưa tự giác của một số học sinh nên ở trong sân trường , hành lang các dãy phòng học cũng như trong lớp học vẫn thấy sự xuất hiện của rác thải. 7 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” Đây chính là bức thông điệp không chỉ riêng cho một cá nhân mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy - học Địa Lí” giúp cho giáo viên, học sinh yêu thích môn Địa Lí và nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường, có phương pháp dạy học mới để thực hiện mục tiêu bài học và đưa chất lượng dạy học bộ môn đạt hiệu quả cao, góp phần chung tay bảo vệ môi trường. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Do xuất phát từ thực tế dạy và học Địa Lí Việt Nam nên đề tài này tôi nghiên cứu ở học sinh lớp 8A, 8B, 8C, 9A, 9B trường tôi. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện và hoàn thành đề tài trên tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp khai thác tranh ảnh và tư liệu địa lí - Phương pháp thảo luận nhóm 9 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/ QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 và các năm tiếp theo cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh- sạch- đẹp phù hợp với các vùng, miền. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC ĐỊA LÍ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN BA VÌ: Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp về việc giảng dạy Địa Lí có liên quan đến tích hợp bảo vệ môi trường bản thân tôi nhận thấy. a. Về ưu điểm: Các giáo viên đã chú ý đưa vấn đề giáo dục môi trường vào trong bài soạn, các phương tiện để giáo dục nhiều hơn đó là qua thông tin đại chúng, sách báo, tranh ảnh Đặc biệt là sự quan tâm của ngành, của nhà trường trong việc tích hợp vấn đề môi trường vào chương trình. b. Về nhược điểm: 11 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” là lồng ghép các kiến thức từ môi trường thực tế vào chương trình dạy học Địa Lí Việt Nam nhằm giúp học sinh có kiến thức về môi trường, hình thành tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng cảm xúc, xây dựng cái thiện trong mỗi con người học sinh.Từ đó tạo ra thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường. 2. NGHUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC, PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ VIỆT NAM a. Nguyên tắc: Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Vì thế cần xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học, lớp học và từng độ tuổi. Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lửa tuổi. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương và từng mục tiêu về kiến thức- kĩ năng của từng bài học. Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước, phù hợp với độ tuổi. 13 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam” điều kiện cho các em có thái độ, hành vi đúng trong việc không làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và phản đối các hành vi làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ, biển khi các em có dịp đi tắm biển cùng gia đình.( HS quan sát qua tranh ảnh minh họa) Ngoài các hoạt động trong lớp học, thì các hoạt giáo dục bảo vệ môi trường còn được tích ngoài lớp học như câu lạc bộ về môi trường theo từng chủ đề cụ thể, hoặc nói chuyện chuyên đề về tác động của sự nóng lên toàn cầu, sản xuất sạch c. Các phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí về cơ bản là những phương pháp thường được sử dụng để dạy môn học. Tuy nhiên, trong các phương pháp đó có một số phương pháp có nhiều khả năng giáo dục môi trường một cách hiệu quả cần quan tâm, đó là những phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lộ được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra được những giải pháp trước các vấn đề của môi trường. Ví dụ như phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ( tranh ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về môi trường). phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế. c. Các biện pháp, giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên phải dựa vào các nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS như đã nêu ở phần 1. Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống bảo vệ môi trường là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường. Cụ thể là kĩ năng nhận biết và pháp hiện các vấn đề môi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường, kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường trong lớp học, trường học, khu dân cư và ngay trong gia đình của các em. Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Vì thế muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_bao_ve_moi_truong_trong_day_h.doc