Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9
1/15 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tên đề tài “Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9” II. Lí do chọn đề tài Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống và trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Hóa học có vai trò rất quan trọng bởi vì Hóa học hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Nó có mặt xung quanh chúng ta trong những hiện tượng thực tiễn hàng ngày. Với ngành giáo dục hiện nay chúng ta đang dạy học theo hướng tích hợp liên môn, dạy học sinh dùng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đặc biệt có Hóa học còn có khả năng phát huy sự hiểu biết của học sinh đối với thế giới bên ngoài nếu giáo viên biết khai thác, lồng ghép, tích hợp liên hệ các câu hỏi, bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học.Trong phương châm giáo dục hiện nay, trước hết tạo điều kiện cho học sinh việc “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tế”; Tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập. Xây dựng cho các em có thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Với bộ môn Hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được coi trọng đó là: Quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh hoạt động sáng tạo trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp như: + Khai thác đặc thù bộ môn tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. + Đổi mới hoạt động học tập của học sinh và tăng thời gian dành cho học sinh hoạt động trong giờ học. + Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh như: Thường xuyên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học.v.v Chính vì những lí do đó với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trường THCS Thái Hòa nói riêng tôi đã đi nghiên cứu tài liệu và học hỏi các đồng nghiệp cùng với những kinh nghiệm rút ra từ những năm giảng dạy Hoá học ở trường THCS, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9” để nghiên 3/15 - Khi dạy kiến thức Hóa bất kể ở đơn vị kiến thức nào có liên quan đến môn học khác giáo viên cần đưa ra câu hỏi dạng mở theo hướng tích hợp để học sinh chủ động tìm hiểu, trả lời và thấy được mối quan hệ giữa các môn. + Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn. - Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học, giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ với các hiện tượng xung quanh chúng ta. + Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống bằng các hiện tượng thực tiễn. Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp các em yêu thích môn học thêm. II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG Trước tình hình học Hoá học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, tính hệ thống sư phạm. Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất . * Thực tế giảng dạy cho thấy: Môn Hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò, dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học Hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Hoá học. Trong thực tế cuộc sống hàng ngày nhiều hiện tượng tự nhiên, nhiều vấn đề xã hội diện ra xung quanh chúng ta cần phải được học sinh vận dụng kiến thức khoa học liên môn mới giải quyết được, nó liên quan đến hóa học, vật lý, sinh học, địa lý..Lâu nay việc sưu tầm các hiện tượng, vấn đề đó đang còn 5/15 1/ Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không phụ thuộc vào người dạy rất nhiều. Trong đó, phần mở đầu đặc biệt quan trọng. Nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ tạo được sự chú ý, cuốn hút học sinh trong quá trình học tập. Thí dụ 1: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: CaO + H2O Ca(OH)2 Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 2: Một số Oxit quan trọng Thí dụ 2: Chảo, môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn? môi lại dẻo? còn dao lại sắc? Giải thích: Chảo, môi và dao đều làm từ các hợp kim của sắt nhưng chúng lại không giống nhau. Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất cứng và giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”. Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang nó dẻo hơn. Vì vậy người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác nhau. Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc. Áp dụng: Vấn đề từ sắt có thể làm được những vật dụng có chức năng khác nhau được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Giải thích được điều này đòi hỏi học sinh phải biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó. Giáo viên có thể đặt câu hỏi này vào bài bài Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, Thép. 2/ Sử dụng trong giảng dạy bài mới: Trong các giờ giảng bài mới, giáo viên có thể linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài giảng, thuận lợi nhất là hai phương pháp tích hợp và lồng ghép. 7/15 PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí. P2H 4 2PH3 + 4O2 P2O5 + 3H2O Điều trùng lặp ngẫu nhiên là : Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính. Vấn đề này phải được đề cập trong bài giảng về Phốtpho để giải thích hiện tượng trong đời sống “Ma trơi”. Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh. Giáo viên có thể tích hợp trong Bài 25: Tính chất của phi kim Thí dụ 2: Hiện tượng tạo thạch nhũ trong hang động với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào? Giải thích: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO 3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình đa dạng: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng: Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng. Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ thể là Phong Nha Kẽ Bàng (Quảng Bình). Học sinh sẽ biết được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của Canxi cacbonat giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở Bài 29: Axit Cacbonic và muối Cacbonat 3/ Nêu hiện tượng thực tiễn thông qua các bài tập tính toán: Nhằm giúp học sinh lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích, hiểu được bài toán yêu cầu gì và giải quyết như thế nào? Từ đó hiểu được cách tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng nguyên liệu đúng cách Thí dụ: Khi dạy bài rượu etylic giáo viên có thể đưa ra bài tập tính toán sau: Trên nhãn của các chai rượu đều ghi các số, thí dụ 450, 180, 120.[4] a,Hãy giải thích ý nghĩa của các con số trên. b,Tính số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 450. c,Có thể pha được bao nhiêu ml rượu 250 từ 500 ml rượu 450. 4/ Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày sau khi đã kết thúc bài học: Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó. Học sinh 9/15 Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây. Ngày nay người ta dùng khí đó cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đó tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín. Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần ứng dụng của etilen ở Bài 37: Etylen Thí dụ 4: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẻ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong phần liên hệ thực tế bài 36: Metan 5/ Hướng dẫn tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn ở gia đình, địa phương. Sau khi đã học, tìm hiểu, nghiên cứu qua một nội dung, một vấn đề Hóa học trong bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thề làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng Hóa học vào đời sống thực tiễn. Thí dụ 1: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào ? Giải thích: Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học: Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O Do CaCO3 và MgCO3 sinh ra đóng cặn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_cac_hien_tuong_hoa_hoc_trong.doc