Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 9” Môn: SINH HỌC Cấp học: THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 1/ 24 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài: Trong vài ba thập kỉ gần đây, do sức ép của dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường sống bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng có nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề đã nảy sinh như biến đổi khí hậu toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm tầng ôzôn, hoang mạc hoá đất đai... Các vấn đề trên đang là thách thức lớn đối với sự sống còn của loài người. Trước tình hình đó, chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới không thể thờ ơ trước lời kêu gọi của nhiều tổ chức quốc tế: “ Hãy cứu lấy trái đất!”. Một trong những giải pháp đang được nhiều quốc gia triển khai là chuyển từ chiến lược phát triển thiếu kiểm soát lâu nay sang chiến lược phát triển bền vững “là phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Như vậy để phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội, cần phải quan tâm xây dựng một môi trường sống an toàn không chỉ ở hiện tại mà cho cả tương lai. Trong những năm qua Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, chỉ số kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường.Vì vậy môi trường Việt Nam đã và đang xuống cấp, thậm chí nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp nhằm giải quyết về vấn đề này nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Bảo vệ môi trường lúc này không còn là nhiệm vụ của một tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác “giáo dục môi trường”, phải làm sao cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành nếp sống thường nhật của mỗi người. Hiện nay trong hệ thống giáo dục phổ thông chưa có phân môn giáo dục môi trường, vì vậy việc giáo dục môi trường cho học sinh được thực hiện theo hình thức lồng ghép, tích hợp trong các bộ môn khác nhau, trong đó bộ môn Sinh học có nhiều điều kiện để giáo viên lồng ghép giáo dục môi trường một cách thuận lợi và thường xuyên. Song lồng ghép như thế nào để đạt được hiệu quả mà không biến bài học bộ môn thành bài học môi trường. Và trong thực tế giảng dạy Sinh học ở trường trung học cơ sở (THCS), việc lồng ghép có rất nhiều cách nhưng không thể lồng ghép một cách ngẫu nhiên 3/ 24 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế - Phương pháp giao tiếp, tìm hiểu ở học sinh cách học tập bộ môn - Phương pháp so sánh đối chiếu, soạn giáo án dạy thực nghiệm để so sánh chất lượng hiệu quả như thế nào? - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Áp dụng đề tài vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp. 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu nghiên cứu: - Trường THCS nơi tôi công tác . - Thời gian nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018 II. NỘI DUNG 5/ 24 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 Đối với bài học mà toàn bộ nội dung có liên quan đến môi trường đòi hỏi giáo viên và học sinh đều phải cập nhật thông tin thường xuyên thì nội dung bài học mới trở nên phong phú. Có nghĩa là giáo viên và học sinh cùng nói về môi trường. Nhưng một vấn đề đặt ra, người giáo viên nếu chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK thì học sinh sẽ cảm thấy chán học vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế, SGK nói những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao. Từ những phân tích ở trên, hầu hết ai cũng nhận ra rằng nếu tình hình này kéo dài, thì học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ quên mất trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như xả rác bừa bãi và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường khác... 1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1 Cơ sở lí luận: Trong những năm gần đây ô nhiễm môi trường là vấn đề quan trọng được cả thế giới quan tâm. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển xã hội bền vững của đất nước. Chính vì vậy mà nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ môi trường. - Ngày 17-10-2001 Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ_TTG về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường. - Ngày 2-12-2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 256/2003/QĐ _TTG phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định rõ BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. - Ngày 15-11-2004 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/ TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào viêc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhâp kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”. Nghị 7/ 24 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 Các em ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1.Thuận lợi. - Môn Sinh học có liên quan mật thiết với kiến thức về môi trường và sức khoẻ. - Việc lồng ghép làm tăng kiến thức xã hội cho người học. - Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin đa dạng về môi trường, tác nhân gây ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm môi trường. Đây là những dẫn liệu minh họa khá sinh động cho việc lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy sinh học. - Thế giới và Việt Nam đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi nhằm bảo vệ môi trường. 2.2.Khó khăn. - Nhận thức về môi trường của một số học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh còn thiếu ý thức và thói quen bảo vệ môi trường, không ít các em cho rằng việc bảo vệ môi trường là việc làm của xã hội. Do đó chưa tạo được môi trường thuận lợi cho giáo dục bảo vệ môi trường. 3. Biện pháp thực hiện: Để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên cần phải thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp 1. Nghiên cứu chương trình để tìm những địa chỉ có thể tích hợp. - Xác định được mức độ tích hợp: + Mức độ toàn phần: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trùng phần lớn hay toàn bộ với nội dung bài học. + Mức độ bộ phận: Một số đơn vị kiến thức của nội dung bảo vệ môi trường được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn. + Mức độ liên hệ: Các kiến thức bảo vệ môi trường không nêu rõ trong bài học, nhưng dựa vào kiến thức, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức vào bài giảng. * Một số bài trong nội dung chương trình Sinh học 9 có thể tích hợp việc giáo dục bảo vệ môi trường 9/ 24 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 Hậu quả ô nhiễm môi trường, biện pháp chống ô nhiễm môi trường ở địa phương. Bài 56-57: Thực hành tìm hiểu tình môi Thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô trường ở địa phương . nhiễm môi trường và đề xuất biện pháp khắc phục. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận ,chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại,vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. Bảo vệ rừng và cây trên trái đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác. Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây nhiên hoang dã . gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái. Mỗi chúng ta đều trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên . Bài 60: Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái. Các hệ sinh thái quan trọng cần bảo vệ: Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp. Mỗi quốc gia và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ các hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường sống trên trái đất . Bài 61: Luật bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường được ban hành, những hành vi gây ô nhiễm môi trường, khắc phục những hậu quả xấu do hoạt đông của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Bài 62: Thực hành vận dụng Luật bảo vệ môi Nâng cao ý thức của học sinh trong viêc BVMT ở địa trường vào việc BVMT phương bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả ở địa phương - Phải nắm vững các nguyên tắc lựa chọn kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường. + Phải dựa vào nội dung bài học, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào bài học phải có mối liên hệ lôgic với các kiến thức trong bài. 11/ 24 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 Biện pháp 3. Thường xuyên tiến hành tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các bài học 13/ 24 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn Sinh học 9 ăn, kẻ thù , dịch bệnh. Ngoại cảnh thay đổi làm biến đổi số lượng cá thể trong quần xã , nhưng giữa các quần thể trong quần xã luôn luôn diễn ra mối quan hệ hổ trợ và đối địch, chính mối quan hệ đối địch này làm cho số lượng cá thể của mỗi thể được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã . Học sinh hiểu khái niệm cân bằng sinh học là cơ sở của biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp đấu tranh sinh học, dùng sinh vật có ích tiêu diệt sâu bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ động vật có ích. * Phương pháp trực quan: Cho học sinh sưu tầm các loại tranh ảnh về phong cảnh đẹp, những loài thú quý hiếm từ các nguồn sách, báo, tạp chí, mạng intenet. Giáo viên có thể dùng băng hình, bài giảng điện tử vì tranh ảnh trong băng hình, trong giáo án điện tử, nó sinh động , phong phú về số lượng, hình ảnh âm thanh tốt nhất, gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh . Các phương tiện trực quan như tranh ảnh băng hình video, phim ảnhđó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường. Việc sử dụng các phương tiện này sẽ gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh, trong đó phim và băng hình có nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường có nhiều ưu điểm hơn hẳn vì nó sinh động phong phú về số lượng hình ảnh, âm thanh tốt và dễ hình thành khái niệm sâu sắc. Khi lựa chọn phim và băng hình cần lưu ý phải có nội dung phù hợp với bài học và có ý nghĩa trong việc giáo dục bảo vệ môi trường. Ví dụ: Băng hình về đặc điểm rừng Việt Nam, việc khai thác rừng, ô nhiễm môi trường ở địa phương Qua phương tiện trực quan, các em biết yêu thiên nhiên có ý thức bảo tồn tài nguyên của đất nước, có thái độ thân thiện với môi trường * Phương pháp hợp tác nhóm . Lớp được chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 6 người) được duy trì ổn định trong cả tiết học hay có thể thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ bài 54 Ô nhiễm môi trường dạy bài này dưới dạng hội thảo. Yêu cầu cả lớp xem trước nghiên cứu kỹ nội dung bài học: Các nguồn gây ô nhiểm, các tác nhân gây ô nhiểm, hậu quả của ô nhiểm môi trường , đề xuất biện pháp khắc phục . Cho các tổ chuẩn bị viết báo cáo chuyên đề của tổ mình . Đại diện tổ báo cáo, cả lớp thảo luận từng chuyên đề mà giáo viên giao cho tổ. Sau đó giáo viên tổng kết nhấn mạnh những ý cần lưu tâm. * Phương pháp vấn đáp Trong phương pháp này giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi giáo viên trả lời. 15/ 24
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_qu.docx