Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đọc - hiểu văn bản ở Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đọc - hiểu văn bản ở Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đọc - hiểu văn bản ở Lớp 9
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CƯ JUT TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH SÁNG KIẾN TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Ở LỚP 9 Tác giả: Trần Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên Cư Jut, năm 2021 1 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 2. NỘI DUNG................................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề ............................................................................ 4 2.2. Thực trạng của vấn đề ................................................................................ 5 2.2.1. Về phía giáo viên .................................................................................... 5 2.2.2. Về phía học sinh ...................................................................................... 7 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ........................................ 8 2.3.1. Những lưu ý khi tích hợp kiến thức liên môn: ........................................ 8 2.3.2. Công việc thiết kế bài dạy ....................................................................... 9 2.3.3. Kế hoạch bài dạy ..................................................................................... 9 2.3.4. Công việc tổ chức giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản trên lớp ................ 10 2.3.5. Những môn học có thể tích hợp ............................................................ 12 2.3.6. Một số cách thức tích hợp ..................................................................... 15 2.4. Kết quả đạt được ...................................................................................... 23 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 26 3.1. Kết luận .................................................................................................... 26 3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 27 4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 29 5. PHỤ LỤC ..................................................................................................... 1 3 Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi thấy rằng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn để học sinh hứng thú, phát huy tính sáng tạo chủ động, tích cực đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy - học Ngữ văn là rất cần thiết và cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của các quý thầy, cô giáo. Vì vậy , tôi chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Đọc – hiểu văn bản ở lớp 9” làm đề tài nghiên cứu để anh chị em đồng nghiệp cùng trao đổi, giúp học sinh có hứng thú trong giờ học Ngữ văn cũng như nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn nói chung và phân môn Văn học nói riêng. 1.2. Mục đích nghiên cứu Người giáo viên có kế hoạch dạy học hợp lí, tích hợp được với kiến thức của các môn học khác giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học Văn, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số văn bản trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 và tập 2 , NXB Giáo dục, 2007. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trao đổi – thảo luận - Phương pháp làm việc cá nhân - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp 9, trường THCS Nguyễn Tất Thành – CưJút - ĐăkNông - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/09/2018 đến ngày 15/05/2019 5 Qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong tiết dạy, phần nhiều giáo viên chưa có sự mở rộng phạm vi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, khi học môn Ngữ văn, các em thường chỉ tiếp cận kiến thức độc lập của riêng môn Ngữ văn mà chưa có sự liên hệ với các môn khác. Đó là nguyên nhân mà học sinh chưa hứng thú với môn học dẫn đến nắm kiến thức chưa sâu, chưa áp dụng được kiến thức vào trong đời sống. Qua nhiều năm đứng lớp, tôi thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học Ngữ văn không những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín trong nội bộ phân môn, biệt lập với các bộ môn khác. Vận dụng quan điểm này vào dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học độc lập từng môn học, nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, đảm bảo cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp; đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. Như vậy, xét cả về lí luận và thực tiễn, đây là phương pháp dạy học tích cực, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn học nói riêng. 2.2. Thực trạng của vấn đề Qua quá trình công tác, tôi nhận thấy có nhiều tiết học Văn chưa thực sự đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Nguyên nhân ở cả hai phía: phía người dạy (giáo viên) và phía người học (học sinh). 2.2.1. Về phía giáo viên Quan sát thực tế dạy học, tôi nhận thấy đa số giáo viên đứng lớp đã có ý thức áp dụng quan điểm tích hợp vào trong quá trình giảng dạy, chất lượng học tập môn Ngữ văn đã có những bước tiến rõ rệt, giờ học sôi nổi hơn, học 7 thuật đã được người giáo viên khéo léo đưa vào bài dạy thông qua một thao tác của môn Tin học. Một nguyên nhân khác dẫn đến tiết Văn học không gây hứng thú cho học sinh là do người giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình tìm tòi, sưu tầm những kiến thức liên quan bổ sung cho nội dung bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp còn hạn chế. Thay vì dùng phương pháp trao đổi, thảo luận và làm việc cá nhân để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh thì lại sử dụng phương pháp thuyết trình, áp đặt buộc học sinh hiểu theo cách của mình. 2.2.2. Về phía học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành - nơi tôi đang công tác vốn có không ít học sinh hiếu học song cũng còn nhiều em lơ là, chểnh mảng, đua đòi thậm chí muốn bỏ học ở lớp 9 do không tìm thấy niềm vui trong học tập (nhất là môn Ngữ văn). Các em thường thiên về các môn khoa học tự nhiên và cho rằng Văn học không giúp nhiều trong việc học sau này của các em. Có nhiều em không nhớ nổi tên tác giả và năm sáng tác của một tác phẩm, không nắm được nội dung chính của tác phẩm Là học sinh lớp 9 mà các em còn mơ hồ về hai giai đoạn lịch sử tương ứng với hai cuộc kháng chiến chống hai đế quốc sừng sỏ nhất của nhân dân ta. Ví dụ, khi hỏi: “Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào năm nào và viết về người lính trong thời kì lịch sử nào của nước ta?” thì học sinh đã trả lời đúng năm sáng tác là 1948 nhưng lại hồn nhiên trả lời: “Bài thơ Đồng chí viết về người lính trong thời kì chống Mĩ”. Điều này cũng dễ hiểu, có thể do học sinh không có sự chuẩn bị bài, ít đọc sách, khả năng ghi nhớ kém, chưa có tư duy sáng tạo, chưa nắm bắt được mối liên hệ giữa thời đại thông qua bộ môn Lịch sử với giá trị phản ánh của tác phẩm. Mặt khác, học sinh còn dựa dẫm quá nhiều vào sách tham khảo hoặc sử dụng những đầu sách kém chất lượng trên thị trường dẫn đến việc đánh giá chưa đúng một vấn đề trong tác phẩm văn học; không phát huy được tính chủ tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân học sinh. Do đó, phần nhiều 9 sinh không xác định được kiến thức trọng tâm dẫn đến việc học sinh không nắm chắc kiến thức. + Khi gặp một văn bản có lượng kiến thức nhiều cũng không nên quá chú trọng đến việc tích hợp. + Khi đặt hệ thống câu hỏi tích hợp cần phải thật khéo léo, tránh lộ liễu khiến bài dạy trở nên rời rạc. Câu hỏi thể hiện kiến thức tích hợp cần phải nằm trong mạch hệ thống câu hỏi toàn bài và góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 2.3.2. Công việc thiết kế bài dạy Đây được coi là khâu cần thiết đòi hỏi giáo viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. Giờ học Văn học theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp chứ không phải là sự tác động các hoạt động, kĩ năng một cách riêng lẻ trong nội bộ phân môn. Người giáo viên cần tác động học sinh thông qua hoạt động nghe, nhìn. Giờ đây, khi công nghệ phát triển, người giáo viên cần tận dụng tối đa các thao tác ở môn Tin học để việc thiết kế bài dạy trở nên tối ưu. 2.3.3. Kế hoạch bài dạy Trong kế hoạch bài dạy, người giáo viên cần đảm bảo các bước lên lớp theo thứ tự hợp lý, khoa học và thể hiện rõ mục đích, yêu cầu đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, xác định đúng trọng tâm, phương pháp dạy học cụ thể. Qua thực tế giảng dạy cũng như việc thường xuyên trau dồi chuyên môn, theo tôi, để tiết dạy học Văn học theo hướng tích hợp đạt hiệu quả cao nhất, mỗi thầy cô giáo cần ý thức được kế hoạch bài dạy văn bản không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển phẩm 11 chuyển tác phẩm của nhà văn vào tư duy, cảm xúc của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích, định hướng giáo dục của người dạy. Tổ chức hoạt động Đọc – hiểu văn bản trên lớp, giáo viên cần chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và văn bản, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh; còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc rồi làm văn theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo. Việc dạy học theo hướng tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực; phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình; phải có cách dạy buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời và coi đó là một hoạt động Đọc – hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường. Và để hỗ trợ cũng như làm tốt các công việc trên, người giáo viên cần xác định được những môn học có thể tích hợp, cách thức tích hợp phù hợp để bài dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Thay vì nói suông mang tính lý thuyết, người giáo viên nên sử dụng hình ảnh, âm thanh liên quan đến bài học để học sinh tiếp nhận dễ dàng, nhanh chóng. Ví dụ, khi dạy bài Mùa xuân nho nhỏ hay Viếng lăng Bác, nếu giáo viên chỉ nói hai bài thơ này đã được tác giả nào phổ nhạc thì học sinh cũng chỉ nghe để biết chứ chưa biết lời thơ và lời trong bài hát khác nhau như thế nào? Hay khi dạy bài Lặng lẽ Sa Pa, để nói về lí tưởng sống của anh thanh niên: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, anh đã tìm thấy một niềm đam mê, sự hứng khởi, công việc đã trở thành người bạn, khi công việc mà mình đã gắn bó với nó, cảm thấy thân thiện với nó thì mình sẽ thấy công việc sẽ trở nên rất nhẹ nhàng, giống như lời bài hát Một đời người, một rừng cây (Trần Long Ẩn). Vậy nội dung lời bài hát như thế nào? Nó có đúng với nội dung tác phẩm mà mình vừa nói cho học sinh không? Thế
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day.pdf