Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực khi dạy Ngữ văn Lớp 9 ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực khi dạy Ngữ văn Lớp 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực khi dạy Ngữ văn Lớp 9 ở trường THCS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thị xã Bình Long. Chúng tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) TT tháng năm tác danh độ đóng góp sinh chuyên vào việc tạo môn ra sáng kiến 1 ĐỒNG THỊ HOÀI 01/12/1972 Trường Hiệu ĐHSP 50% THCS An trưởng Lộc - Bình Long - Bình Phước 2 CAO LỆ TUYẾT 16/07/1978 Trường Phó ĐHSP 50% THCS An Hiệu Lộc - Bình trưởng Long - Bình Phước - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực khi dạy ngữ văn lớp 9 ở trường THCS. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: + Họ và tên: Đổng Thị Hoài – Hiệu trưởng – Trường THCS An Lộc. + Họ và tên: Cao Lệ Tuyết – Phó Hiệu trưởng – Trường THCS An Lộc. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Ngữ văn 9). - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/09/2020. - Mô tả bản chất của sáng kiến: PHẦN MỘT. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Những khó khăn khi dạy Ngữ văn lớp 9 - Trước đây, các giáo viên thường yêu cầu học sinh soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học tập cuối mỗi bài học. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi chung chung và thường tập trung vào khai thác kiến thức một cách khô khan. Vì vậy, đối với học sinh cấp THCS, việc làm này là quá khó, các em thường soạn bài một cách đối phó, nhiều khi cách hướng dẫn tìm hiểu bài này làm cho tâm lí người học mệt mỏi, ngán ngẩm là điều khó tránh khỏi. Học sinh vô cùng khó khăn để nhớ hết được lượng kiến thức dày đặc nếu không “làm mới” thêm cho phương pháp, không tạo hứng thú cho người học, không thay đổi cách học. - Một thực trạng phổ biến hiện nay là học sinh ít đọc sách, không thích tương tác với nhau và tương tác với giáo viên, kỹ năng thuyết trình, phản biện có nhiều hạn chế, chưa thực sự được thực hành, luyện tập nhiều với nhiều cách tiếp cận khác nhau; năng lực của bản thân. Đồng thời, việc chuẩn bị bài Ngữ văn ở nhà cũng phải góp phần phát triển nhiều năng lực cho học sinh. Ví dụ đối với những em có năng khiếu về Mĩ thuật thì giáo viên giao nhiệm vụ vẽ tranh minh họa; vẽ sơ đồ, lược đồ, bản đồ tư duy,.... cho các nội dung liên quan đến bài học. Đối với những em có năng khiếu về Âm nhạc, giao nhiệm vụ chuẩn bị, sưu tầm những bài hát liên quan đến nội dung bài học để phục vụ quá trình dạy nâng cao, mở rộng và liên hệ khi cần thiết. Như vậy học sinh vừa có cơ hội để phát huy năng lực, sở trường của mình vừa giúp cho tiết học sinh động và nội dung học sinh nhận thức được sẽ thêm sâu sắc. Hoạt động giao nhiệm vụ theo sở trường, năng khiếu này giúp học sinh chuẩn bị bài môn Ngữ Văn tốt hơn, cụ thể hơn theo định hướng kiến thức, kỹ năng mà giáo viên yêu cầu, đồng thời còn phát huy được năng khiếu, năng lực, sở trường của bản thân các em, khiến các em hứng thú hơn với việc chuẩn bị bài. Việc định hướng này của giáo viên, giúp học sinh rèn luyện, phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực tạo lập văn bản. Ví dụ thông qua việc chuẩn bị, vẽ sơ đồ tư duy, các em đã nắm được nội dung cốt lõi của văn bản, từ đó khái quát hóa kiến thức thành sơ đồ tư duy. Hoặc, việc chuẩn bị bài bằng hoạt động vẽ tranh minh họa cho tác phẩm văn học cũng giúp các em đã nắm được nội dung cốt lõi, giá trị cốt lõi của tác phẩm văn học rồi chuyển thể sang loại hình nghệ thuật mới - tác phẩm hội họa. Cách tổ chức này của giáo viên tạo điều kiện để học sinh được sáng tạo. Vì thế năng lực thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, của các em được rèn luyện, phát triển một cách tự nhiên nhất thông qua những hoạt động gắn với năng khiếu của các em. Ngoài ra việc giao nhiệm vụ theo nhóm học sinh, việc giao nhiệm vụ theo tổ cũng là cách để học sinh phát huy năng lực của mình trong đó rèn luyện và nâng cao các năng lực như: năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề...vv. Ví dụ khi dạy bài Viếng lăng Bác (Ngữ văn 9 tập 2) giáo viên giao nhiệm vụ như sau: - Nhóm 1, giao cho những em có năng khiếu hội hòa, vẽ một số bức tranh liên quan đến nội dung bài thơ như hình ảnh “hàng tre bát ngát” trong sương và “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. - Nhóm 2, giao cho một số em có năng khiếu Âm nhạc chuẩn bị nội dung hát bài Viếng lăng Bác của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Viễn Phương. - Nhóm 3 chuẩn bị tìm hiểu về quá trình, hoàn cảnh, những tư liệu hình ảnh liên quan đến Lăng Bác Hồ. - Nhóm 4 sưu tầm những bài thơ, đoạn thơ, câu thơ viết về trăng của Bác hoặc một số câu thơ, bài thơ ca ngợi về Bác. 2. Giải pháp 2: Phát triển năng lực học sinh qua hoạt động Khởi động (giới thiệu bài). Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật thông qua hình tượng văn học, hình tượng thơ, hình tượng nhân vật. Văn chương đến với người tiếp nhận bằng sự rung động của trái tim. Chính bởi vậy khi chuẩn bị vào tìm hiểu một tác phẩm văn chương thì việc tạo tâm thế cho học sinh giống như một sự khơi gợi và dẫn dắt học sinh đi vào tác 3 Ví dụ: Khi dạy văn bản: Bức tranh của em gái tôi, giáo viên giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống: Trong cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tế vừa qua, bạn Nguyễn Văn A của lớp mình đạt giải Nhất cấp Huyện, còn em thì không đạt giải gì cả, trước thành công của bạn A, tâm trạng của em như thế nào và thái độ của em với bạn lúc đó ra sao? Trước tình huống này mỗi em học sinh sẽ bày tỏ ý kiến của riêng mình và chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Có thể có em là sự vui mừng, có thể có em buồn, có em ghen tị; còn thái độ đối với bạn A có em là chơi thân với bạn hơn, có em thì giữ khoảng cách. Từ ý kiến của các em giáo viên dẫn dắt và liên kết sang bài mới. Hoặc khi dạy văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê giáo viên giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống: giả sử chúng ta đang sống trong một gia đình êm ấm hạnh phúc, bỗng một ngày được bố mẹ thông báo bố mẹ sẽ chia tay nhau, em phải sống với bố hoặc mẹ, tâm trạng em lúc đó sẽ như thế nào? Từ tình huống này học sinh sẽ trình bày suy nghĩ của mình, từ đó giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học. Như vậy, qua cách làm này học sinh sẽ được hình thành những năng lực chuyên biệt của môn Ngữ Văn ở bậc THCS như năng lực tư duy, năng lực giao tiếp tiếng Việt (qua hoạt động nghe, hiểu về văn bản do giáo viên trình bày), năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp (thể hiện qua cách cảm nhận nội dung câu chuyện, thái độ đối với nội dung câu chuyện mà giáo viên kể),. 3. Giải pháp 3: Phát huy năng lực học sinh qua các hoạt động dạy học bài mới. Đây là bước quan trọng nhất vì các hoạt động dạy học sẽ tập trung ở dạy học bài mới. Các năng lực chung và năng lực chuyên biệt sẽ được thể hiện chủ yếu qua các hoạt động dạy học bài mới. Vì vậy trước tiên giáo viên phải xác định rõ những năng lực nào sẽ hình thành cho học sinh và ứng với những năng lực đó là các hoạt động nào? Như vậy mấu chốt của việc phát triển năng lực học sinh ở khâu dạy bài mới là cách điều hành tổ chức của người thầy. Trong đó việc đầu tiên là khâu đặt câu hỏi. Trong quá trình đi tìm hiểu phân tích một tác phẩm hay đoạn trích bên cạnh các câu hỏi thông thường bấy lâu nay chúng ta vẫn sử dụng thì tăng thêm các loại câu hỏi đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy mới trả lời được. Qua các câu hỏi này học sinh sẽ phát huy các năng lực của mình. Ở đây cần phân loại một số dạng câu hỏi đặc trưng như sau: 3.1. Dạng câu hỏi so sánh liên hệ: Dạng câu hỏi này phát sinh khi bắt gặp một vấn đề trong văn bản liên quan đến một nội dung của một vắn bản đã học trước đó, khi thực hiện dạng câu hỏi này một mặt giúp học sinh ôn lại nội dung kiến thức đã học đồng thời liên hệ, so sánh với nội dung mới nảy sinh. Đồng thời qua việc học sinh trả lời những câu hỏi dạng so sánh liên hệ như vậy buộc học sinh phải nhớ lại văn bản cũ với mới (liên quan đến câu hỏi) từ đó hình thành năng lực tiếp nhận văn bản ở học sinh. Và để so sánh được học sinh buộc phải tư duy, suy nghĩ, thể hiện ý kiến riêng của mình về vấn đề được hỏi từ đó hình thành và phát triển năng lực tư duy, năng lực cảm thụ thẩm mỹ ở các em. Ví dụ khi dạy bài Viếng lăng Bác khi phân hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” giáo viên đặt câu hỏi: hình ảnh 5 một trong những sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất. Bởi khi thảo luận bằng kĩ thuật khăn trải bàn thì mỗi cá nhân của nhóm đều phải thực hiện và ghi kết quả của mình vào bảng, sau đó cả nhóm thống nhất chọn lọc, tổng hợp kết quả để ghi vào kết quả của nhóm. Như vậy với hình thức thảo luận này thì cá nhân cũng làm việc, phải tư duy nhưng sau đó lại phải liên kết, thống nhất thông tin mà vấn đề giáo viên đặt ra. Phần cơ sở vật chất cho kĩ thuật này cũng đơn giản, không tốn kém. Cách thực hiện như sau: giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận, nội dung, thời gian. Mỗi nhóm sẽ trình bày vào một tờ giấy được chia đều cho các thành viên trong nhóm, mỗi thành viên sẽ trình bày ý kiến của mình vào một góc, sau đó nhóm trưởng sẽ chắt lọc, lấy ý kiến của từng thành viên trong nhóm đi đến thống nhất. Có thể mô phỏng hình thức thảo luận nhóm theo kĩ thuật Khăn trải bàn như sau: (Nguồn: Tài liệu tập huấn chuyên môn dành cho vùng khó khăn nhất) Bên cạnh đó thì tùy vào điều kiện và thời gian giáo viên có thể lựa chọn các kĩ thuật dạy học tích cực khác. Để việc thảo luận nhóm đạt hiệu quả dạy học cao và quan trọng là phát huy được năng lực người học thì người thầy đóng vai trò quan trọng. Trong đó khâu đầu tiên là lựa chọn nội dung thảo luận và xác định những năng lực sẽ được thể hiện và phát huy qua hoạt động thảo luận này. Khi lựa chọn những nội dung thảo luận phải lựa chọn những vấn đề lớn, những vấn đề đòi hỏi sự hợp tác tư duy, trí tuệ tập thể; tránh lựa chọn những vấn đề đơn giản, thảo luận theo hình thức đối phó thì việc thảo luận không đạt hiệu quả. Với cách làm này, học sinh được rèn luyện phát triển nhiều năng lực của bản thân, nhất là năng lực hợp tác, giao tiếp, làm việc chung. Và đương nhiên, để thể hiện được ý kiến của mình, trả lời được câu hỏi, hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm thì các em phải làm việc với văn bản, với tác phẩm,.. qua đó mà những năng lực 7 Đối với tích hợp ngang. Khi dạy bài này, GV tích hợp với văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. Vì thế, giáo viên cần hướng dân HS tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả và nghị luận trong bài thơ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đó đã giúp tác giả thể hiện sâu sắc hơn niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Từ đó giúp HS có thêm kinh nghiệm để viết bài văn tự sự có hiệu quả. Đối với tích hợp dọc, giáo viên chủ động, linh hoạt hướng dẫn HS liên hệ, đối chiếu bài thơ “Viếng lăng Bác” với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ về đề tài: Lãnh tụ. Nhưng cách thể hiện của mỗi lại khác nhau cho nên tuy giống nhau về chủ đề nhưng cách thể hiện không lại không trùng lặp. Điều này vừa cho thấy sự sáng tạo của các nhà thơ khiến cho mỗi tác phẩm đều có một sức lôi cuốn, hấp dẫn riêng. Tích hợp liên môn. Nguyên tắc dạy học Ngữ văn là phải đặt tác phẩm trong hoàn cảnh phát sinh, vì bất kì tác phẩm văn chương nào cũng mượn những vật liệu có ở thực tại để phản ánh cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là dạy học tác phẩm văn chương có mối quan hệ mật thiết với kiến thức lịch sử và địa lí. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được Viễn viết năm 1976 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa kết thúc, đất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa được khánh thành, cho nên giáo cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét nổi bật về hoàn cảnh lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này để hiểu bài học được bền vững và sâu sắc hơn. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể liên hệ kiến thức Giáo dục công dân, môn Mĩ thuật để vừa giáo dục tình cảm, thái độ sống tích cực, vừa rèn luyện khiếu thẩm mĩ cho các em. Từ những nội dung tích hợp của giáo viên trong quá trình dạy học, học sính sẽ biết vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Thông qua việc tích hợp như vậy, học sinh được rèn luyện và phát triển năng lực chung, năng lực chuyên biệt môn Ngữ Văn. Bởi vì thông qua việc tích hợp liên môn, các em đã được huy động kiến thức các môn liên quan, các em được rèn luyện năng lực giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản. Và đương nhiên, năng lực cảm thụ thẩm mĩ cũng được rèn luyện qua các thao tác liên hệ, so sánh, đánh giá các vấn đề, nội dung ở các môn liên quan đến bài học. Ví dụ khi phân tích bốn câu thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải- Ngữ văn 9: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời” Với bốn câu thơ này bên cạnh việc am hiểu kiến thức về văn học thì để cảm thu được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời mà Thanh Hải miêu tả trong bốn câu thơ thì học sinh phải vận dụng sự hiểu biết kiến thức môn Mĩ thuật để phân tích bức tranh xuân đẹp, hài hòa từ màu sắc đến bố cục, kiến thức về Địa lí: tìm hiểu về Huế để hiểu thêm về “dòng sông xanh” mà Thanh Hải nhắc đến trong bài thơ.Như vậy nếu không có kiến thức về môn Mĩ thuật, môn Địa lí thì học sinh không thể làm hiểu một cách thấu đáo sâu sắc nội dung, nghệ thuật bốn câu thơ này,không thể cảm nhận được 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_day_hoc_theo_din.pdf