Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

doc 16 trang sklop9 03/07/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
 MỤC LỤC
 ĐỀ MỤC TRANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 3
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 12
C. KẾT LUẬN 13
D. ĐỀ XUẤT 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
 1/15 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Rất nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm về kỹ năng sống:
 - UNESCO: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các 
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
 - WHO: Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp 
các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc 
sống hàng ngày.
 - UNICEF: Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành 
hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, 
hình thành thái độ và kỹ năng. 
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là một tất yếu của chúng ta trong 
xã hội hiện đại. Xã hội hiện nay luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những 
vấn đề bất ổn đối với con người. Nếu con người không có năng lực ứng phó để 
vượt qua những thách thức thì rất rễ dàng gặp rủi ro. Có thể hình tượng hóa vai 
trò của kỹ năng sống đối với con người như sau: Con người sống trong xã hội 
hiện đại muốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua 
một con sông chứa đầy những rủi ro, nguy cơ, thách thức như: AIDS, mang thai 
ngoài ý muốn, nghiện rựu bia, ma túy, bệnh tật lây nhiễm qua đường tình dục, 
chết vì bạo lực, vi phạm pháp luật, những thất bại trong học đườngvà hiện nay 
là Côvit. Khi đó kỹ năng sống như nhịp cầu tạo thành cây cầu cho con người 
sang được bến bờ bên kia của lối sống tích cực và chất lượng cuộc sống.
 Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta mong 
muốn mỗi người có một cuộc sống tích cực, lành mạnh, hạnh phúc. Chính vì 
vậy, kỹ năng sống đã trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người 
trong xã hội hiện đại.
 Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa 
các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Cá nhân thiếu kỹ năng 
sống là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Người có 
kỹ năng sống sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần 
xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội, 
làm cho xã hội lành mạnh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
 Khi xây dựng sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp phải những thuận lợi và 
khó khăn như sau:
 1. Thuận lợi:
 3/15 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
 + Sau đó trình chiếu các kết luận được rút ra:
 1. học sinh hiểu được kỹ năng sống là gì: 
 Kỹ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý xã hội của con người có thể ứng 
phó với những thách thức trong cuộc sống giải quyết các tình huống giao tiếp có 
hiệu quả.
 - Kỹ năng sống bao gồm một loạt các KN cụ thể, cần thiết cho cuộc sống 
hàng ngày của con người. 
 - Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội 
cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. 
 - Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, 
khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng 
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 
 * LƯU Ý:
 - Một kỹ năng sống có thể có những tên gọi khác nhau, ví dụ: 
 + Kỹ năng hợp tác còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm... 
 + Kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng 
làm chủ cảm xúc, kỹ năng quản lí cảm xúc
 + Kỹ năng thương lượng còn gọi là KN đàm phán, KN thương thuyết
 - Các kỹ năng sống thường không tách rời mà nó có mối liên quan chặt chẽ 
với nhau 
 - Kỹ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong 
quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ 
năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. 
 2. Vì sao cần phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện đại.
 Trong xã hội hiện đại ngày nay dễ nảy sinh những thách thức, những nguy 
cơ rủi ro, muốn thành công và hạnh phúc con người cần trang bị kỹ năng sống.
 - Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân
 - Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
 - Đặc điểm lứa tuổi học sinh phổ thông
 - Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường 
 - Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 
 - Giáo dụck kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là 
xu thế chung của nhiều nước trên thế giới 
 3. Những kỹ năng sống cần thiết hiện nay (Nhóm kỹ năng cơ bản).
 Trong giáo dục ở nước ta những năm qua, kỹ năng sống thường được phân 
loại theo các mối quan hệ: 
 - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác 
định giá trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng,
 5/15 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
 3 - Kiểm soát cảm xúc 
 4 - Ứng phó với căng thẳng 
 5 - Tìm kiếm sự hỗ trợ 
 6 - Thể hiện sự tự tin
 7 - Giao tiếp 
 8 - Lắng nghe tích cực 
 9 - Thể hiện sự cảm thông 
 10 -Thương lượng 
 11 - Giải quyết mâu thuẫn 
 12 - Hợp tác 
 13 - Tư duy phê phán 
 14 - Tư duy sáng tạo 
 15 - Ra quyết định 
 16 - Giải quyết vấn đề 
 17 - Kiên định 
 18 - Quản lí thời gian 
 19 - Đảm nhận trách nhiệm 
 20 - Đặt mục tiêu 
 21- Tìm kiếm và xử lí thông tin
 4. Cách tiến hành:
 * Bước 1: Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi riêng
 - Nhóm 1: Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống?
 - Nhóm 2: Tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua những con đường nào?
 - Nhóm 3: Để thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực (mang tính rủi ro) cần 
phải quan tâm đến những nguyên tắc nào?
Giáo viên giám sát hoạt động và thời lượng làm việc của từng nhóm: các nhóm 
làm việc và ghi câu trả lời trên giấy A4.
 * Bước 2: Các nhóm chuyển cho nhau nội dung cần trả lời để xem xét, phân 
tích, đánh giá. Sau đó mỗi nhóm cử một đại diện để trình bày.
 * Bước 3: Nhóm 1 có thể đưa ra câu hỏi yêu cầu nhóm hai hoặc nhóm 3 trả lời.
Có thể đồng ý hay phản đối ý kiến của các nhóm và đi đến thống nhất.
 Sau đó giáo viên kết luận và trình chiếu những kết luận được rút ra:
 1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là tăng cường năng lực tâm 
lý xã hội và xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho học sinh do đó nhiệm vụ 
giáo dục kỹ năng sống bao gồm:
 - Hình thành và củng cố thái độ, hành vi cách ứng xử lành mạnh mang tính 
xây dựng.
 - Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực có nguy cơ rủi ro 
thành những hành vi tích cực an toàn.
 7/15 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
đi đến thống nhất ý kiến Là “nên” hoặc “không nên”. Nếu không nên chơi điện 
tử thì phải làm gì ?
 Giáo viên cung cấp cho HS các bước để hình thành kỹ năng kiên định. Tầm 
quan trọng của kỹ năng kiên định đối với HS.
 Ví dụ 3: Khi giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ 
năng học tập và định hướng nghề nghiệp. GVCN ra tình huống cho HS:
 Giả sử em rất muốn thi vào lớp bồi dưỡng môn Ngữ văn mà em thích, 
nhưng bố mẹ muốn em học lớp bồi dưỡng môn Toán. Em sẽ làm gì ? Tại sao em 
quyết định như vậy?
 GVCN chia lớp thành bốn nhóm, cho các em trao đổi, tranh luận với 
nhau trong vòng 10 phút. Sau đó, cử đại diện các tổ đưa ra ý kiến tranh luận của 
mình trong vòng 15 phút. 
 Vào các buổi sinh hoạt tếp theo, GVCN tổng kết và đưa ra nhận xét, 
hướng dẫn HS trong cách chọn môn học phải căn cứ vào các yếu tố: Năng lực, 
sở trường của mình, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
 Ví dụ 4: Giáo viên xử lý hành vi vi phạm của học sinh phải gắn việc 
giáo dục kỹ năng sống , xử lý khoa học, nhẹ nhàng nhưng phải nghiêm khắc, 
gắn với kỷ luật: 
 Ví dụ: Trong buổi lao động của lớp, mặc dù tôi đã phân công cụ thể cho 
từng tổ nhưng trong quá trình thực hiện, một số HS vẫn còn đùn đẩy nhau, dẫn 
đến công việc hoàn thành không đúng kế hoạch. Mặc dù rất bực bội nhưng tôi 
không nói gì. Vào buổi sinh hoạt cuối tuần tôi đã gọi lớp phó phụ trách lao động 
trình bày lý do, bạn đó cho biết: Một số bạn đi muộn, có bạn sức khoẻ không tốt, 
làm chậm hơn nên các bạn làm nhanh chừa lại phần việc cho các bạn ấy làm. 
Tôi dùng phương pháp giáo dục KNS “ nghiên cứu tình huống”, bình tĩnh kể 
cho HS nghe mẩu chuyện “ Sức mạnh” và nhấn mạnh lời người cha căn dặn 
con “ trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất 
cả mọi việc. Sức mạnh của chúng ta còn nằm ở những người thân, bạn bè” - 
những người luôn quân tâm nhau. Tôi biết mỗi học sinh của mình đều có thêm 
được một kỹ năng sống cho mình.
 Hoạt động 3: 
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua hoạt động trò chơi.
 * Bước 1: Thông qua hoạt động tập thể để cho học sinh bộc lộ kỹ năng ứng xử 
và giải quyết các tình huống. Có thể chia các hoạt động theo nhóm:
 * Bước 2:
 - Nhóm 1: Chơi đá cầu
 - Nhóm 2: Chơi nhảy dây
 - Nhóm 3: Chơi kéo co
 Các tình huống được tạo ra:
 9/15 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
 5. Kỹ năng ứng phó các tình huống bất kỳ:
 + Lạc đường
 + Mất liên lạc với đồng đội
 + Mất đồ dùng cá nhân
 + Sơ ý làm người xung quanh không hài lòng
 6. Kỹ năng tự bảo vệ mình (Không bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng)
 7. Kỹ năng hiểu biết và phòng tránh những tiêu cực (Mua bán đồ lưu niệm 
biết mặc cả; không bị lừa mua đồ kém chất lượng; mua bán có văn hóa, biết ăn 
uống những đồ ăn đảm bảo an toàn)
 8. Kỹ năng biết từ chối (Từ chối những kẻ chèo kéo mua bán, chụp ảnh, xin 
tiền... Từ chối những trò chơi trá hình ăn tiền, từ chối các trò chơi điện tử hấp 
dẫn khác)
 Hoạt động 5:
 Giáo viên sẽ có một bài kiểm tra nhận thức trên giấy. Thời gian 90 phút.
 Nội dung kiểm tra xoay quanh các trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI. Bằng 
những câu hỏi để giải quyết vấn đề nhận thức về kỹ năng sống cho bản thân qua 
4 nội dung sau:
 1. Học để biết (Kỹ năng nhận thức)
 2. Học để tự khẳng định mình (Kỹ năng cá nhân)
 3. Học để chung sống (Kỹ năng xã hội)
 4. Học để làm (Nhưng chỉ áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể đó là vấn đề 
chơi game)
 Học sinh có thể trả lời theo hiểu biết của mình. Sau đó giáo viên đánh giá 
việc nhận thức của các em rồi vừa chữa bài và rút ra các kết luận sau: 
 1. Học để biết:
 - Biết được biểu hiện của việc lạm dụng game
 - Nhận biết được nguyên nhân gây nghiện game
 - Biết khai thác các mặt tích cực của game 
 - Biết tránh những mặt tiêu cực của game
 - Biết ứng phó và đương đầu với sự hấp dẫn của game
 - Biết dừng việc chơi game đúng lúc
 - Biết những quy định của nhà nước về việc chơi game.
 2. Học để tự khẳng định mình:
 - Xác định được giá trị của bản thân, giúp cho mình độc lập với sự ảnh hưởng 
 với sức hấp dẫn của game.
 - Tôn trọng giá trị của bản thân
 - Không thể xem thế giới ảo là sẽ sống
 - Tự chủ, tự quyết định đối với việc chơi game.
 - Tin vào khả năng kiềm chế với sức hấp dẫn của game
 11/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc.doc