Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN” MỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng 3 3. Giải pháp – biện pháp 7 4. Kết quả 16 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị 17 Người viết: Phương Ngọc Tuấn 1 “Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN” - Kĩ năng chia nhóm. - Kĩ năng giao nhiệm vụ. - Kĩ năng tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm. - Kĩ năng quan sát. - Kĩ năng tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập. - Kĩ năng đánh giá kết quả học tập. - Kĩ năng phản hồi. 3) Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh học môn Khoa học tự nhiên 7. - Giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên 7. 4) Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về “Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm theo nhóm ở lớp học VNEN ” nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học thí nghiệm theo nhóm ở lớp 7A5,6 và các lớp học mô hình VNEN trường THCS Buôn Trấp – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk trong năm học 2015 – 2016. 5) Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thống kê toán học II. PHẦN NỘI DUNG 1) Cơ sở lí luận: Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, bởi vậy đòi hỏi giáo viên bộ môn phải sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học một cách hợp lí, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; phù hợp với nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh; phù hợp với thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương, nhất là tăng cường việc sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. Trong dạy học Vật lý, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành; rèn luyện khả năng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ Vật lý cho học sinh. Qua đó việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ được phát huy tối đa. 2) Thực trạng: 2.1. Thuận lợi – khó khăn: * Thuận lợi: Người viết: Phương Ngọc Tuấn 3 “Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN” - Học sinh có những kĩ năng làm việc theo nhóm hiệu quả. Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, điều hành và tham gia việc chung của cả nhóm. Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định. Dạy học thí nghiệm theo nhóm nói riêng, dạy học nhóm nói chung chưa được sử dụng đồng đều ở tất cả các môn học; đôi khi còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành; nhiệm vụ giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân. 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu. * Mặt mạnh : Dạy học thí nghiệm theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng học sinh, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Dạy học thí nghiệm theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. - Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề. - Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ. - Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả. * Mặt yếu: Một số khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học thí nghiệm theo nhóm: bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp cho dạy học nhóm, một số học sinh lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm; một số học sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm; việc quan sát, đánh giá của giáo viên đôi khi chưa kịp thời, đúng mức. 2.4. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động. Dạy học thí nghiệm theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động tham gia của học sinh. Việc học của học sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu tổ chức của giáo viên, vì vậy dạy học thí nghiệm theo nhóm tốt sẽ giúp học sinh tiếp thu bài dễ hơn. Thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học thí nghiệm theo nhóm là một yếu tố quan trọng trong việc tổ chức hoạt động hình thành kiến thức, các thiết bị dạy học cần được trang bị đầy đủ, kịp thời. Cơ sở vật chất như bàn ghế chưa phù hợp, phòng học thiếu không gian cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên ngại tổ chức hoạt động dạy học thí nghiệm theo nhóm. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Người viết: Phương Ngọc Tuấn 5 “Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN” 3) Giải pháp – Biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học thí nghiệm theo nhóm trong bộ môn Vật lý nói riêng. - Đề tài này thực hiện mục tiêu cụ thể như sau: + Tóm tắt trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm. + Đưa ra một số tiết học trong chương trình KHTN 7 có các hoạt động thí nghiệm theo nhóm. + Một số kinh nghiệm tổ chức một thí nghiệm theo nhóm. * Các biện pháp tiến hành: - Biện pháp điều tra: Trước hết, tôi phát mẫu các đối tượng học sinh để các em cung cấp những thông tin cần thiết - Biện pháp nghiên cứu sản phẩm: Dựa vào hoạt động dạy và học, kết hợp với việc phân tích bài báo cáo thực hành của học sinh, nhóm học sinh, tôi đã tìm ra được tỉ lệ học sinh nắm được kiến thức cơ bản. Từ đó tôi tìm ra những tồn tại của các em trong quá trình lĩnh hội, tái tạo kiến thức và vận dụng kiến thức sau đó tìm biện pháp tháo gỡ và đưa ra một số kinh nghiệm giúp cho học sinh hoạt động thí nghiệm theo nhóm có hiệu quả. - Biện pháp thực nghiệm: Áp dụng đề tài vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp. - Biện pháp nghiên cứu lí thuyết: Dựa vào các tài liệu tham khảo, tiến hành lọc và tìm ra những nội dung có liên quan đến đề tài của mình, sau đó sắp xếp chúng theo trình tự để tiện theo dõi. 3.2. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp: * Một số giải pháp chung về “Thí nghiệm theo nhóm” Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm nhóm, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau: - Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng và có điều chỉnh nội dung dạy học (nếu thấy phù hợp với đặc trưng của lớp ). - Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình các bài có thí nghiệm ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách đề xuất nhà trường mua thêm hay tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy học. * Trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm: Quá trình tổ chức hoạt động thí nghiệm theo nhóm có thể chia thành 3 giai đoạn ( 3 bước) sau: Người viết: Phương Ngọc Tuấn 7 “Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN” của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính hay hiện tượng phản xạ ánh sáng để giải thích được các hiện tượng đơn giản trong thực tế. - Chia 7 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra phương án thí nghiệm, cho học sinh nêu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. - Tổ chức phân chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 – 8 học sinh. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm: Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên. - Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm. - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ: + Sắp xếp, bố trí thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm. + Thảo luận, ghi kết quả thông tin cần báo cáo. - Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Bước 3: Trình bày kết quả của mỗi nhóm và đánh giá kết quả - Giáo viên thu báo cáo thí nghiệm của các nhóm học sinh. - Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận. Tiết 39: Bài 11. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG Sau khi học sinh hoàn thành hoạt động khởi động thì giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm rút ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong ba trường hợp, ghi vào phiếu giao việc kết quả thảo luận của nhóm mình vào phiếu. Yêu cầu học sinh đưa ra phương án thí nghiệm để chứng minh nhận xét. Dựa vào phương án đó để tiến hành thí nghiệm kiểm tra, chúng ta nghiên cứu hoạt động sau: * Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh - Dựa vào phương án đề ra (trùng - Làm thí nghiệm về sự truyền của ánh sáng với sách) để làm thí nghiệm. trong môi trường trong suốt và đồng tính. - HS làm thí nghiệm H 12.1 - GV dạy và GV trong tổ hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn. - Xong thí nghiệm yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi về: + Nhận xét như thế nào về đường truyền của ánh sáng trong Người viết: Phương Ngọc Tuấn 9 “Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN” - Nếu ánh sáng truyền trong môi trường không khí sau đó tiếp tục sang môi trường nước thì đường truyền sẽ như thế nào? Kết luận: Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong - Từ kết quả thí nghiệm ta rút ra suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai được kết luận gì? môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Tiết 45: Bài 12. MÀU SẮC ÁNH SÁNG Từ các hình ảnh 13.1 trang 129 sách hướng dẫn học KHTN và cho biết: Tại sao em nhìn thấy các vật trong hình có màu xanh, đỏ, tím, vàng.... khác nhau như vậy? Nếu ban đêm hoặc ban ngày trong phòng kín không có ánh sáng chiếu vào hình 13.1 đó thì em có thấy được màu của các vật đó không? Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về nguyên nhân chính làm cho ta nhìn thấy các vật có màu sắc khác nhau từ đó đưa ra các giải pháp kiểm tra. Dựa vào các giải pháp học sinh nêu ra giáo viên cho học sinh nghiên cứu hoạt động hai. * Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh - Ánh sáng trắng là gì? Kể một số - Ánh sáng trắng là tập hợp nhiều ánh sáng màu. nguồn phát ra ánh sáng trắng. VD: Ánh sáng Mặt trời, đèn xe ôtô, đèn huỳnh quang trong phòng học.... - Ánh sáng màu đơn sắc là gì? Kể - Ánh sáng màu đơn sắc là ánh sáng không thay tên một số nguồn phát ra ánh sáng đổi màu sắng khi truyền từ môi trường trong suốt màu đơn sắc. này sang môi trường trong suốt khác. VD: Đèn laze, đèn LED... - Ánh sáng màu không đơn sắc là - Ánh sáng màu không đơn sắc là tập hợp của gì? một số chùm sáng màu đơn sắc. - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để Người viết: Phương Ngọc Tuấn 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_hinh_thanh_kien_thuc.doc