Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn Lịch sử Lớp 9

doc 36 trang sklop9 15/08/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn Lịch sử Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn Lịch sử Lớp 9
 MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỤC LỤC 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 6
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
Chương II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 12
THƯỜNG ĐƯỢC VẬN DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chương III. VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP 19
DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9
Chương IV. MINH HỌA MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ CÓ SỬ DỤNG 24
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Chương V. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 31
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
I. KẾT LUẬN 33
II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
 1 Hiện nay giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, trong đó có phương 
pháp dạy học. Để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, đòi hỏi 
giáo viên không ngừng cải tiến phương pháp dạy học. Giáo viên cần phải xác 
định đúng đắn dạy học để làm gì? (mục đích), dạy học cái gì? (nội dung), dạy 
như thế nào? (phương pháp).
 Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung, ở cấp Trung học cơ 
sở nói riêng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục 
thế hệ trẻ. Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú 
trọng việc dạy môn lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Đảng và 
Nhà nước, Bộ giáo dục coi trọng việc dạy và học bộ môn lịch sử. Môn lịch sử là 
một trong những môn quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo 
đức cho học sinh, qua môn này học sinh hiểu biết vế quá khứ, cội nguồn của dân 
tộc, đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, gìn giữ, 
bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê 
hương, đất nước. Học sinh học lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ, hay để 
biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “lịch 
sử là tấm gương soi”. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập với cộng đồng thế giới 
hiện nay, mỗi con người Việt Nam chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình, 
bởi vậy chúng ta chỉ có thể khép lại quá khứ chứ không thể quên quá khứ. 
 Giáo sư Phan Huy Lê nói: Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông 
mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch 
sử và văn hoá nhân loại, không có một niềm tự tin dân tộc thì làm sao có thể 
hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, 
môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo 
dục phổ thông.
 Dạy học lịch sử ở trường THCS là một quá trình sư phạm, bao gồm nhiều 
loại hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm 
mục đích cho học sinh nắm được tri thức lịch sử, yêu thích môn học, từ đó phát 
triển tư duy lịch sử, biết nhận định, đánh giá cá sự kiện lịch sử một cách khách 
quan, đúng đắn.
 3 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu
 1.1. Khách thể:
 - Quá trình dạy học lịch sử ở trường THCS.
 1.2. Đối tượng nghiên cứu:
 - Chương trình Lịch sử lớp 9 và việc dạy - học lịch sử của một số giáo 
viên và học sinh lớp 9 trên địa bàn huyện Yên Thế.
 - Các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học 
liên quan đến đề tài.
 - Một số đề tài nghiên cứu của những người đi trước về các vấn đề liên 
quan đến đề tài. 
 2. Phạm vi nghiên cứu
 2.1. Phạm vi: Giới hạn trong khối lớp 9 trường THCS Hoàng Hoa Thám. 
 2.2. Thời gian: Năm học 2018 - 2019. 
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học.
 - Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản 
thân.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp tạo tình huống.
 - Phương pháp tích hợp với các môn học khác.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
 - Phương pháp trò chơi lịch sử.
 - Phương pháp áp dụng bản đồ tư duy.
 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 Đề tài sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tối 
ưu, tích cực các hoạt động nhận thức của học sinh trung học cơ sở, đưa ra giải 
 5 cực, tạo hứng thú học tập của các em, để các em tiếp thu kiến thức mà không bị 
gò ép. Vì vậy việc khơi dậy sự hứng thú học tập, phát triển ý thức, ý chí, năng 
lực bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của 
giáo dục.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1. Môn lịch sử cần cho tình hình chính trị, kinh tế và văn hóa của đất 
nước ta hiện nay
 Muốn đánh giá bất cứ sự kiện, hiện tượng gì chúng ta cần đặt trong hoàn 
cảnh lịch sử cụ thể để xem xét.
 Về mặt chính trị, hiện nay rất nhiều nước xung quanh khu vực có tranh 
chấp trên biển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, đặc biệt là Trung Quốc, 
đang xem nhìn nhận lịch sử dân tộc vô cùng quan trọng. Ở Trung Quốc, môn 
Lịch sử được bắt buộc giảng dạy từ bậc tiểu học cho đến trung học để nuôi 
dưỡng niềm tự hào dân tộc, thức tỉnh tinh thần dân tộc khi bước vào công cuộc 
cải cách xây dựng đất nước, thậm chí còn coi lịch sử là vũ khí phục vụ cho âm 
mưu bành trướng và “trỗi dậy” của mình. Ở Việt Nam, trong tình hình chủ 
quyền biển đảo đang diễn ra phức tạp, chúng ta đang phải đối mặt với âm mưu 
lấn chiếm biển Đông ngày càng rõ ràng của Trung Quốc, thì lịch sử dân tộc trở 
nên vô cùng quan trọng, trong đó có lịch sử xác lập, đấu tranh và bảo vệ chủ 
quyền với Trường Sa và Hoàng Sa.
 Về mặt kinh tế, Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới, 
nhất là khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên châu Á Thái Bình Dương (TPP) 
được ký kết đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít khó 
khăn, thách thức. Một trong những khó khăn là hàng hóa Việt Nam sẽ bị cạnh 
tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài. Hàng hóa Việt có chất lượng ngang 
bằng, thậm chí hơn hàng ngoại, nhưng với tâm lý “sùng” hàng ngoại, chưa tin 
tưởng vào chất lượng sản phẩm hàng Việt của nhiều người, làm sao để “người 
Việt ưu tiên dùng hàng Việt”?
 Hẳn rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ bài học lịch sử về doanh 
nhân Bạch Thái Bưởi ở đầu thế kỷ 20. Khi mới bước vào nghề kinh doanh tàu 
 7 được đưa vào là một trong các bộ môn sẽ bốc thăm và chọn lựa (mỗi năm học 
một môn được chọn là môn thi thứ tư, bên cạnh Toán - Văn - Ngoại ngữ) để thi 
vào Trung học phổ thông, được cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu tham 
khảo phục vụ cho việc dạy học.
 Tuy nhiên hơn 10 năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học 
môn lịch sử hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất là việc phát huy 
tính tích cực, chủ động học tập của học sinh tuy đã được phổ biến, học tập bồi 
dưỡng thường xuyên theo chu kì, đặc biệt trong mấy năm học vừa qua một số 
địa phương đã áp dụng thí điểm mô hình trường học mới VNEN ở bậc trung học 
cơ sở nhiều giáo viên các trường đã được dự giờ và vận dụng cách dạy học mới 
nhưng kết quả đã đạt được không đáng là bao. Điều đó đã dẫn đến chất lượng bộ 
môn lịch sử chưa cao. 
 Một là, vẫn tồn tại quan niệm cố hữu cho rằng môn lịch sử là môn phụ 
nên việc học tập của học sinh chủ yếu mang tính đối phó, chiếu lệ, chỉ cần đạt 
trung bình là được và kể cả yếu cũng vẫn được lên lớp bởi môn lịch sử hiếm khi 
được lựa chọn để yêu cầu học sinh phải thi lại.
 Hai là, về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư 
nhưng trên thực tế bộ đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài 
dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, 
thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa (Lược 
đồ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở lớp 8). Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc 
còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. 
So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai 
đoạn hiện nay thì có thể nói rằng: những phương tiện dạy học không đáp ứng 
được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Trong suốt 
quá trình dạy và học môn lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9 cả thầy và trò ở các nhà 
trường rất hiếm khi có điều kiện tham quan một di tích lịch sử, một phần do 
không có kinh phí, phần khác do học trò đông nên việc quản lí học sinh đi lại 
gặp nhiều vấn đề phức tạp.
 9 Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà 
giáo viên đặt ra.
 Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao 
trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
 Học sinh yếu kém đã có nhiều cố gắng trong học tập và tích cực tham gia 
các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa các em đã mạnh dạn 
tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên.
 2.2. Hạn chế:
 2.2.1. Về phía giáo viên:
 Vẫn còn một số ít giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi cách thức tổ chức giờ 
học, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh, chưa thay đổi cách thức kiểm tra, 
đánh giá mà chỉ yêu cầu học sinh học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi 
thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn.
 Đa số giáo viên chưa tạo được tình huống hay chưa có câu hỏi nhận thức 
đầu giờ học để tạo sự hấp dẫn, thu hút đối với học sinh tìm hiểu kiến thức mới, 
điều này đã làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh.
 Một số câu hỏi giáo viên đặt ra chỉ mang tính chất có nêu vấn đề nhưng 
giáo viên lại trả lời ngay vì sợ học sinh suy nghĩ lâu ảnh hưởng đến thời gian của 
giờ học, điều đó vô tình đã tạo ra sự nhàm chán đối với các em.
 2.2.2 Về phía học sinh:
 Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích môn 
lịch sử, nên ý thức học tập của các em chưa tốt. Học sinh còn xem nhẹ bộ môn 
có thói quen chỉ cần học thuộc lòng, không tự tìm tòi, nâng cao kiến thức nên 
học chỉ mang tính chất đối phó.
 Một số học sinh khi thảo luận nhóm chưa tích cực, tự giác vì còn ỉ lại các 
bạn khá giỏi. Một số học sinh còn đọc nguyên văn sách giáo khoa để trả lời câu 
hỏi, chưa biết chắt lọc kiến thức, chưa có sự độc lập tư duy vì thế giờ học chưa 
sôi nổi, hiệu quả chưa cao.
 11 . Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không 
nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng học sinh trong 1 
nhóm nên từ 4- 6 học sinh.
 . Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một 
nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
 . Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một 
chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
 . Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
 - Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
 - Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
 - Học sinh đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
 - Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
 - Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
 - Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
 2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
 * Bản chất
 Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu 
chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra 
trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi 
khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một 
băng catset mà không phải trên văn bản viết. 
 * Quy trình thực hiện
 Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
 - Học sinh đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
 - Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó 
với người khác).
 - Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của giáo 
viên. 
 * Một số lưu ý 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_tich.doc