Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lí Lớp 8, 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lí Lớp 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lí Lớp 8, 9
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 MỤC LỤC: Đặt vấn đề Trang 2 Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề Trang 5 + Khảo sát thực tế Trang 5 + Nội dung chủ yếu và biện pháp thực hiện Trang 7 Kết quả thực hiện Trang 38 Kết luận và kiến nghị sau khi thực hiện đề tài Trang 39 1 Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các môn học, trong đó có môn Địa lí. Phương pháp dạy học cần phải “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui , hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Gíao viên có vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh, dạy học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu.Học sinh chủ động thảo luận, tìm tòi, tích cực lĩnh hội kiến thức và giải quyết những vấn đề đặt ra. Quá trình dạy học chỉ thực sự có hiệu quả khi người học có được động cơ và hứng thú trong học tập.Một trong những yếu tố khơi gợi và duy trì sự hứng thú đó là làm cho các kiến thức gắn với thực tiễn đời sống, làm cho quá trình học tập phải là quá trình tự khám phá của người học. Hiện nay đã có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới được áp dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. “ Dạy học theo dự án” là một trong số những phương pháp đó. Phương pháp này không chỉ phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh mà còn giáo dục tinh thần đoàn kết, rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, một trong những kĩ năng cần thiết cho các em sau này. 2. LÝ DO CHỦ QUAN Là một giáo viên Địa lí, trong quá trình dạy học, tôi cùng các đồng nghiệp của mình đã áp dụng phương pháp dạy học theo dự án và thực sự thấy được tính hiệu quả của phương pháp này. Đặc biệt ở khối 8,9, nội dung chương trình Địa lí rất gần gũi với không gian sống và hoạt động sống hằng ngày của các em ( Địa lí châu Á, Địa lí Việt Nam ), các em lại ở độ tuổi đang dần trưởng thành, muốn khẳng định mình, có nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo. Vì vậy, phương pháp dạy học theo dự án đã khơi gợi được ở các em niềm hứng thú với môn học, sự chủ động sáng tạo trong quá trình lĩnh hội, tìm tòi tri thức mới. Tuy nhiên, ở một số lớp, một số giờ dạy thì phương pháp này chưa đạt 3 Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 - Quan sát -Khảo sát thực tế -Dạy thực nghiệm VI.PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Phạm vi : Học sinh lớp 8, 9 trường THCS 2.Thời gian thực hiện : Năm học 2018-2019 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.KHẢO SÁT THỰC TẾ Trong những năm gần đây, việc dạy và học bộ môn Địa lí ở Trường THCS nơi tôi đang công tác đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ .Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần phải khắc phục như: nhiều em còn thụ động, chưa có phương pháp tự học trong việc học tập bộ môn, chưa sử dụng triệt để sách giáo khoa và các tài liệu học tập sẵn có, ý thức chuẩn bị bài chưa tốt....Việc thực hành và thảo luận nhóm để giải quyết các bài tập chưa thực sự hiệu quả, nhiều em còn ỷ lại, trông chờ vào nhóm trưởng hay những bạn học khá, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, trình bày ý kiến trước tập thể...còn hạn chế dẫn đến các em chưa có hứng thú với môn học. Đầu năm học, tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về mức độ hứng thú đối với môn Địa lí và cho kết quả như sau Lớp ( sĩ số)/Mức độ Rất thích Bình thường Không thích hứng thú 9A ( 21) 10 (47,6%) 5 (23,8 %) 6 (28,6%) 5 Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 - Tính phức hợp của nhiệm vụ học tập : nhiệm vụ học tập trong dạy học theo dự án không giới hạn kiến thức trong một đơn vị kiến thức của mỗi bài trong một môn mà có thể xuyên suốt giữa các bài, giữa các chương , giữa các bậc học, giữa các môn với nhau.Ví dụ khi thực hiện dự án về vùng Đồng bằng sông Cửu Long , học sinh lớp 9 có thể vận dụng kiến thức từ các bài về vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( bài 35,36,37 lớp 9), các kiến thức về dân cư, kinh tế nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp trong học kì 1 của lớp 9, đồng thời vận dụng những kĩ năng về công nghệ thông tin, mỹ thuật... để giải quyết nhiệm vụ học tập -Sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành : Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các tri thức lý thuyết vào thực tiễn, thông qua đó kiểm chứng , mở rộng kiến thức lý thuyết đồng thời bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, học sinh có điều kiện để thực hành những kiến thức đã học được từ lý thuyết,thông qua các hoạt động thực tế , các em rút ra được những nhận định, kết luận về vấn đề cần nghiên cứu. Ví dụ, trong dự án Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, học sinh vận dụng được kĩ năng đọc lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu ... để rút ra những đặc điểm về tự nhiên, dân cư xã hội và hoạt động kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long.Học sinh cũng có thể chuyển các bảng số liệu sưu tầm được thành biểu đồ, lược đồ nhằm làm nổi bật hơn nội dung của sản phẩm. Như thế, các kĩ năng Địa lí cuả học sinh thường xuyên được rèn luyện và phát triển . - Tính định hướng thực tiễn: Chủ đề của các dự án thường xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như đời sống. Nhiệm vụ của các dự án học tập cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học như : vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề tiết kiệm năng lượng, vấn đề cải tạo đất trồng.... Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống và xã hội, thậm chí có thể mang lại những tác động tích cực cho xã hội. - Tính định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia lựa chọn những đề tài, những nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện các dự án học tập. 7 Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 2. Thực hiện dự án • Theo dõi, hướng dẫn, đánh • Phân công nhiệm vụ các giá HS trong quá trình thực thành viên trong nhóm thực • Thu thập thông hiện dự án hiện dự án theo đúng kế tin • Liên hệ các cơ sở, khách hoạch. • Thực hiện điều mời cần thiết cho HS. • Tiến hành thu thập, xử lý tra • Chuẩn bị cơ sở vật chất, thông tin thu được. • Thảo luận với tạo điều kiện thuận lợi cho • Xây dựng sản phẩm hoặc bản các thành viên các em thực hiện dự án. báo cáo. khác • Bước đầu thông qua sản • Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ • Tham vấn giáo phẩm cuối của các nhóm khi cần. viên hướng dẫn HS. • Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. 3. Kết thúc dự án • Chuẩn bị cơ sở vật chất • Chuẩn bị tiến hành giới thiệu cho buổi báo cáo dự án. sản phẩm. • Tổng hợp các • Theo dõi, đánh giá sản • Tiến hành giới thiệu sản kết quả phẩm dự án của các nhóm. phẩm. • Xây dựng sản • Tự đánh giá sản phẩm dự án phẩm của nhóm. • Trình bày kết • Đánh giá sản phẩm dự án của quả các nhóm khác theo tiêu chí • Phản ánh lại quá đã đưa ra. trình học tập d. Những ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học theo dự án * ưu điểm: Phương pháp dạy học theo dự án có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: -Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, làm cho việc học tập trong nhà trường trở nên gần gũi hơn với đời sống thực tế. -Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, tạo cơ hội cho các em được tự khẳng định bản thân thông qua việc trực tiếp trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề. -Phát huy ý thức tự lực, tinh thần trách nhiệm của người học 9 Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 tổng quan, xuyên suốt : ví dụ: chủ để về phát triển tổng hợp kinh tế biển, chủ đề địa lí dân cư ( lớp 9) ,chủ đề Sông ngòi Việt Nam và vấn đề bảo vệ sông ngòi, chủ đề thiên nhiên Đông Á ( lớp 8).... Để xây dựng được một dự án lôi cuốn học sinh và phù hợp với nội dung bài học, giáo viên phải dựa vào mục tiêu bài học, chọn lọc nội dung trong bài liên quan đến thực tiễn để xây dựng dự án. Vấn đề thực tiễn mà giáo viên chọn để thiết kế dự án nên là một vấn đề thời sự hay một sự kiện thực tế đang được xã hội quan tâm thì dự án mới hấp dẫn và cuốn hút học sinh - Từ việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc áp dụng phương pháp này, giáo viên cũng cần lên kế hoạch hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ cho chủ đề.Đặc biệt là những nội dung có tính liên hệ địa phương cao. Ví dụ: bài đặc điểm sông ngòi Việt Nam ( địa lí 8 ) sang kì 2 mới học, nhưng để có tư liệu chân thực cho bài học, học sinh có thể chụp ảnh , quay vi deo con sông chảy qua địa phương trong mùa lũ để chứng minh sự phân hóa theo mùa dòng chảy dòng chảy sông ngòi Việt Nam .Giáo viên nên khuyến khích, yêu cầu các em tự tạo cho mình bộ sưu tập tư liệu địa lí theo từng nội dung bài học. Như vậy, các em sẽ có sẵn kho tư liệu phong phú nên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn để sưu tầm tư liệu khi thực hiện các dự án học tập . - Khi soạn giáo án, giáo viên nên thiết kế nội dung giao nhiệm vụ cho học sinh cụ thể, chi tiết, đồng thời cần hình dung trước những tình huống có thể xảy ra để có phương án xử lí phù hợp Giáo viên cũng cần xây dựng lịch trình đánh giá đối với học sinh nhằm mục đích đánh giá nhu cầu học sinh; khuyến khích việc học tập có định hướng và hợp tác, theo dõi tự tiến bộ của học sinh; kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.Giáo viên cần tự đặt cho mình các câu hỏi như:Ai sẽ đánh giá: Bản thân từng học sinh, các bạn trong lớp hay chính giáo viên là người đánh giá? Việc đánh giá sẽ diễn ra vào lúc nào? Phải sử dụng những công cụ đánh giá nào? Trong lịch trình đánh giá, giáo viên có thể dùng Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án. Bảng tiêu chí này không chỉ là công cụ để giáo viên đánh giá học sinh trong và sau dự án mà còn là công cụ để học sinh tự định hướng trong quá trình thực hiện dự án. Các tiêu chí đánh giá phải được giáo viên xây dựng cụ thể, vừa tầm với học sinh. Thứ hai: trong quá trình thực hiện dự án: Thời gian thực hiện dự án có thể dài hoặc ngắn tùy vào nội dung dự án phức tạp hay đơn giản. Nhưng thông thường, không nên kéo dài thời gian quá lâu, sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của học sinh đối với các môn học khác, chỉ nên trong khoảng 1- 2 tuần. Giáo viên nên thống nhất với các nhóm thời gian biểu cụ thể, chỉ ra thời gian cũng như kết quả công việc cần đạt được cho mỗi mốc thời gian. Đồng thời, hướng dẫn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên trong nhóm, làm sao để tất cả mọi thành viên đều được làm việc để hoàn thành công việc chung. Giáo viên cũng có thể gợi ý một số cách thức thực hiện 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_a.docx