Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................................1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................1 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 IV. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ...................................2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................................................3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................................4 III. NGUYÊN NHÂN ...........................................................................................................6 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP....................................................................................................7 V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ..............................................................................................22 1. Hiệu quả thu được. ..........................................................................................................22 2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................................24 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................25 I. KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................................25 II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ...................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... PHIẾU KHẢO SÁT VỚI HỌC SINH................................................................................ 1 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới và nó cũng là ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam. Phần lớn các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu trình độ Anh ngữ từ phía ứng viên. Chính vì vậy, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay. Để theo kịp tiến trình chung này đòi hỏi mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường THCS cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để giao tiếp được ở mức độ đơn giản. Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa theo đường hướng giao tiếp dành cho học sinh THCS. Tuy nhiên, chương trình và SGK mới có độ khó cao hơn, có nhiều chủ đề hay, mới ( traffic, festivals, Nature, People and Places, sources of energy etc), có nhiều kiến thức liên quan đến các môn văn hoá khác. Nếu giáo viên chỉ mải trang bị cho học sinh vốn ngữ pháp và từ vựng liên quan đến chủ đề mà quên đi tính liên môn giữa các môn học thì bài giảng luôn khô khan và nặng nề, học sinh luôn cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi sau mỗi giờ ngoại ngữ. Từ những lý do trên, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp nào có thể giúp học sinh cảm thấy hứng thú với giờ học tiếng Anh để từ đó chất lượng giờ học đạt hiệu quả hơn. Sáng kiến kinh nghiệm mang tên "Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở" là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy trong năm học vừa qua ( năm học 2020-2021) của bản thân. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với kinh nghiệp nhiều năm giảng dạy bộ môn tiếng anh cấp THCS, đồng thời được tham gia các cuộc thi "Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cấp trung học" do sở giáo dục đào tạo Hà Nội tổ chức. Với sáng kiến này tôi chỉ mong muốn giúp học sinh biết sử dụng kiến thức các bộ môn địa lý, văn học, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào học Tiếng Anh làm cho bài học phong phú và hấp dẫn hơn, bên cạch đó các em còn dùng những hiểu biết của mình từ các môn học khác để mở rộng vốn từ và tri thức của mình. Từ đó các em thấy rằng học Tiếng Anh luôn là quá trình tương tác liên tục giữa các bộ môn với nhau. 3 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học có liên hệ với nhau. Những phần, những bộ phận này có thể ở các môn học khác nhau nhưng chúng hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết những tình huống, hiện tượng trong cuộc sống. Tích hợp có thể hiểu theo các cách sau: - Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration) - Tích hợp liên môn ( Interdisciplinary Integration) - Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) * Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration) Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. Có nhiều phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, và chúng khác nhau về mức độ nỗ lực tích hợp. * Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. Các môn học có thể nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp đa môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Thí dụ Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Giáo dục công dân , Hoá, Lý, được tích hợp thành môn "Nghiên cứu xã hội và môi trường" ở chương trình giáo dục bậc tiểu học tại Anh, Úc, Singapore, Thailand. 5 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Với chương trình Tiếng Anh 6,7,8 hệ 10 năm được thiết kế dựa trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp vói việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học. do đó, ở mỗi đơn vị bài học, tiết học giáo viên vẫn có thể lồng ghép, vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để giảng dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh. Mọi kiến thức trong cuộc sống đều có sự liên quan với nhau. Các môn học trong nhà trường hiện nay tuy khác nhau nhưng luôn có sự liên quan, bổ trợ cho nhau. Chính vì thế, việc dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng giảng dạy tiên tiến, hiện đại mà nhiều thầy cô giáo đã thực hiện trong thực tế. Đặc biệt, tiếng Anh là một môn học có thể tích hợp được nhiều kiến thức của các môn học khác. Có thể nói, khi giảng dạy Anh ngữ, giáo viên có thể tích hợp giảng dạy nhiều môn học và khi tích hợp như thế, tiết học sẽ sinh động, thu hút học sinh hơn. Từ đó học sinh sẽ tích cực học tập khi được trình bày những hiểu biết của mình ở các lĩnh vực khác, môn học khác trong giờ học Anh văn. Để trình bày lưu loát các kiến thức về bộ môn khác và kiến thức từ thực tế, các em phải cố gắng học từ vựng, ngữ pháp mới có thể diễn đạt tốt, và như thế là các em đã tích cực học tập, học tiếng Anh một cách hào hứng, chủ động. Muốn thực hiện tốt việc dạy tích hợp trong môn tiếng Anh đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn này phải tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị thật kĩ để có thể nắm vững các nội dung liên quan đến các môn học khác. Có thể nói, dạy tích hợp trong bộ môn tiếng Anh là điều hết sức cần thiết bởi nó đem lại kết quả tốt đẹp cho cả người dạy và người học. Trong chương trình Tiếng Anh cấp trung học cơ sở có nhiều bài học liên quan tới các chủ đề khác nhau mà các em đã được học ở một số môn học khác như Địa Lý, Lịch Sử, Công Dân, Thể Dục, Sinh Học ..... Tuy nhiên giáo viên giảng dạy Tiếng Anh thường chỉ quan tâm đến dạy từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và cho học sinh làm các nhiệm vụ trong sách giáo khoa mà quên đi việc dùng phương pháp tích hợp để dạy, vì thế chất lượng giờ dạy chưa đạt hiệu quả, học sinh thường cảm thấy sợ và chưa có hứng thú trong học tập. Trước khi thực hiện giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát 44 HS lớp 9A1 vào tháng 9/2020 và thu được kết quả như sau: Câu 1. Em vui lòng cho biết cảm nhận của em khi hoc môn tiếng Anh với nội dung câu hỏi 7 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS đó vào bộ môn Ngoại Ngữ để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. - Nhược điểm: Theo thống kê từ đợt khảo sát đầu năm, 65% học sinh cho rằng Tiếng Anh là một môn học khó, muốn học giỏi bộ môn này cần phải học thuộc nhiều từ vựng và cấu trúc và chỉ cần học đơn lẻ không cần tích hợp đối với môn học nào. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên tôi thấy tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Vì vậy đối với bản thân tôi, trong những năm vừa qua đặc biệt là năm học 2020 – 2021 vừa qua tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy học tích hợp liên môn để nhằm tạo hứng thú cũng như giúp các em biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như Lịch Sử, Địa Lý, giáo dục công dânvào học Ngoại Ngữ để giờ học Ngoại Ngữ đạt được hiệu quả cao hơn. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp. 1.1. Mục đích của giải pháp. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dạy học tích hợp và thực tiễn dạy học ở trường trung học cơ sở nơi tôi công tác từ đó làm cơ sở khoa học cho việc vận dụng dạy tích hợp vào môn Ngoại Ngữ cho học sinh ở trường trung học cơ sở nói chung. 1.2. Những điểm khác biệt: Dạy ngoại ngữ thông qua việc tích hợp kiến thức nền của một số môn học khác như Lịch Sử, Địa Lý, giáo dục công dân. 1.3. Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang thực hiện: Đưa ra các hoạt động tích hợp cụ thể đối với từng kiểu bài Sau đây là phiếu mô tả dự án những tiết học dạy theo chương trình tích hợp đã được giảng dạy ở lớp 9A1 trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong trong năm học 2020 -2021 2. Giáo án tích hợp với môn Địa Lý 8. UNIT 1: A VISIT FROM A PEN PAL Period 5 LESSON 4: READ P.9,10 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN 2.1. Tên dự án dạy học - Dạy học tích hợp kiến thức môn Địa lý 8: Bài 17: hiÖp héi c¸c n-íc ®«ng nam ¸ (asean) để dạy môn Tiếng Anh 9: Period 5, Unit 1, lesson 3: Read
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_hop.doc