Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS

doc 41 trang sklop9 22/06/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS
 phần thứ nhất: đặt vấn đề
 I/ Lý do chọn đề tài
 Đã từ lâu, Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết 
sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình 
thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang 
học bậc học THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn 
văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, 
bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm 
cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm 
ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, 
bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước 
hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như 
một công cụ để tư duy và giao tiếp.
 Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn 
cho các em cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trong 
đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện liên 
kết trong đoạn văn. Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà viết theo 
lối qui nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích.
 Để viết được đoạn văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy để 
tạo thành văn bản yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành (khi 
đã dùng các phương tiện liên kết trong văn bản). 
 Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, 
thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường say 
mê “nghiện” sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp. Vì vậy, 
các em không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu. Cho nên, việc viết một đoạn 
văn lại càng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em.Hơn thế 
nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn – 
Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương quan 
chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh 
là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường. 
Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, 
những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản. Vì thế, cách xây dựng đoạn văn 
trong phân môn tập làm văn được coi như vị trí hàng đầu. Việc rèn cách viết 
đoạn văn cho học sinh THCS theo trục tăng dần qua các thể loại văn học: tự sự, 
miêu tả, biểu cảm, nghị luận thuyết minh, điều hành ( hành chính công vụ). Từ 
đó giúp các em biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập và 
trong đời sống. Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn Văn – Tiếng Việt, 
học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, 
những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho 
các em. để có thể nói và viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác 
nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. 
 Viết đoạn văn (trong phân môn Tập làm văn còn trực tiếp rèn luyện cho học 
sinh một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trìBởi vì môn 
này góp phần phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, biết phân biệt: đúng, sai, tốt, 
xấu, phải, trái Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới cái chân, thiện, 
mĩ.
 2. Nhiệm vụ
 Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những tri thức, vốn 
sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn. Đồng thời, qua đó 
uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng, 
tình cảm của các em.
 Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí 
tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướng các em tới nhu cầu 
thẩm mĩ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mĩ khi xây dựng đoạn 
văn.
 Là bộ môn khó, đặc biệt yêu cầu kĩ năng càng khó hơn, đòi hỏi chúng ta 
phải dày công, kiên trì dạy các em. Qua đó, hình thành thói quen, kĩ năng phân 
tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, trình bày, diễn đạt. Trong đó, 
cách viết đoạn, dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu tạo lập viết đoạn, 
dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu lập văn bản. Cũng từ dựng đoạn, 
nhiệm vụ của giáo viên Ngữ Văn là phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng 
ngôn ngữ, giúp các em biết tích luỹ vốn kiên thức, biết huy động vốn kiến thức, 
biết đặt ra các vấn đề và giải quyết các vấn đề ấy. Qua đó, biết trình bày kết quả 
tư duy của mình một cách rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục trước từng vấn 
đề, từng kiểu văn bản khi viết đoạn và trong giao tiếp. Là phân môn có tính thực 
hành cao, nên giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều đoạn văn mẫu, viết nhiều 
đoạn văn để tạo lập văn bản được dễ dàng hơn. Đó là những mục đích, nhiệm vụ 
nghiên cứu của giáo viên Ngữ văn trong bước rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn 
cho học sinh THCS.
 IV/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Điều tra các đối tượng học sinh, phạm vi nghiên cứu ở một số trường trong 
Huyện.
 Đối tượng phần lớn là học sinh khối THCS.
 V/ Phương pháp nghiên cứu.
 Trước hết, chúng ta phải có cái nhìn khái quát toàn bộ chương trình ở cấp 
THCS như sau:
 Chương trình Tập làm văn THCS đồng tâm với chương trình Tập làm văn 
của Tiểu học nhưng ở yêu cầu cao hơn, tiếp tục và hoàn chỉnh chương trình ở 
THCS, mở rộng các thể văn mới hơn, yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Chương 
trình Tập làm văn có mối quan hệ khá rõ ràng: Giữa Văn – Tiếng Việt – Tập 
làm văn. Để trở thành thao tác tốt viết đoạn văn, giáo viên hướng dẫn học sinh Nhưng, phương pháp cố vấn, chuyên gia phải được liên hệ một cách chặt chẽ 
giữa giáo viên với học sinh. 
 Trên đây là một số các phương pháp nghiên cứu đối với việc rèn luyện các 
kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh THCS.
 Phần Thứ hai: Nội dung
 A/ Lí thuyết về đoạn văn và thực trạng viết đoạn văn Tự sự 
 kết hợp với Miêu tả - Biểu cảm của học sinh THCS.
 I/ Lí thuyết về đoạn văn
 Như chúng ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn( văn bản) 
theo những phương thức và bằng những phương tiện khác nhau. Dựng đoạn được 
triển khai từ ý trong dàn bài. Có thể Đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và cũng có 
thể một ý có nhiều đoạn. Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần: mở đoạn, 
phát triển đoạn và kết đoạn. ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì các đoạn văn có thể 
là đoạn diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành
 Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêu 
cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao 
cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu qủa biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn 
hút hơn với người đọc. Kĩ năng dựng đoạn văn gắn với kĩ năng luyện nói trên 
lớp. Có triển khai ý thành đoạn cũng mới tiến hành được. Đây là những thao tác, 
những kĩ năng có khi thực hiện và rèn luyện đồng thời cùng một lúc.
 Qua đó, ta có thể hiểu được: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, 
bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xưống dòng và 
thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo 
thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ 
ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ 
từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề 
mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và 
đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu chốt). Các câu trong đoạn 
văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, 
qui nạp, song hành
 Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các phương tiện liên 
kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. Có nhiều phương tiện liên kết trong 
đoạn văn: dùng từ ngữ có tác dụng liên kết, quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ 
thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,và dùng câu nối trong 
đoạn văn. Đoạn văn liên kết nhằm mục đích tạo sự liền mạch một cách hợp lí, 
tạo tính chỉnh thể cho văn bản. 
 Như vậy, các phương tiện liên kết vốn mang ý nghĩa, nhưng đồng thời chúng 
cũng là hình thức làm rõ tính liên kết của nội dung đoạn văn. Mặt khác, lại có 
những phương tiện liên kết đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau, nên cần lựa chọn các “ Tác phẩm phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong 
không gian, thời gian qua các sự kiện, sự cố xảy ra trong cuộc đời con người. 
Trong tác phẩm tự sự nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thâm nhập 
sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng 
hầu như không có sự phân biệt nào cả.
 Nhà văn tả lại, kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc 
có cảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo 
hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào 
tình cảm ý muốn của nhà văn”.
 2.Theo quan niệm trong Tập làm văn.
 Trong Tập làm văn, khái niệm “Tự sự” được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là 
phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự kiện theo mối quan hệ nào đó như 
quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng.
 Sách giáo khoa Tập làm văn trước đây (1986 – 1995) không dùng khái 
niệm tự sự mà dùng các khái niệm kể chuyện, trần thuật, tường thuật. Trong sách 
giáo khoa Ngữ văn-6 Tập I- trang 28 – nhà xuất bản giáo dục 2002, nêu định 
nghĩa về văn tự sự như sau:
 “ Tự sự” (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc 
này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
Tự sự giúp ngươi kể giải thích sự việc, tìm hiểu con ngươi, nêu vấn đề và bày tỏ 
thái độ khen, chê.
 Theo quan niệm này thì kể chuyện về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, tường 
thuật một hội nghị, một vụ hoả hoạn đều thuộc phương thức tự sự. Nói cách 
khác khái niệm tự sự bao gồm cả nội dung trần thuật, kể chuyện đã học trong 
chương trình Tập làm văn trước đây.
 Văn tự sự chia làm hai dạng: kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng 
tượng.
 + Kể chuyện đời thường (kể chuyện đời sống) là kể người thực, việc thực ta 
thường găp trong cuộc sống hàng ngày. Yêu cầu của dạng văn này phải tôn trọng 
sự thật.
 Có thể phân thành hai loại: kể chuyện danh nhân và kể chuyện đời thường. thường xuân bám trên bức tường ghạch. Đó là chiếc lá cuối cùng ở trên cây. ở 
gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với với rìa lá hình răng cưa đã 
nhuộm mầu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành, cách mặt đất 
lưng chừng 20 bộ” .
 + Tự sự kết hợp với nghị luận: 
 ở chương trình Ngữ văn THCS đã cung cấp 6 kiểu văn bản dựa trên 6 
phương thức biểu đạt chính. Nếu như các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự 
chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực thì nghị luận 
dùng lí lẽ lô gíc phán đoán nhằm làm sáng toả một ý kiến một quan điểm, tư 
tưởng nào đó. Các phương thức trên là cơ sở của tư duy hình tượng, còn nghị 
luận là cơ sở của tư duy lô gíc. Chính vì thế mà trong văn bản tự sự, để người 
đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể có khi 
nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. 
Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận làm cho câu chuyện 
thêm phần triết lí.
 Ví dụ 3: “ Chao ôi ! đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố 
tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc bần tiện, xấu xa bỉ ổitoàn 
là những thứ để ta tàn nhẫn không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác nhưng 
thị khổ quá rồi. một người đau chân có lúc nào quen được cái chân đau của mình 
để nghĩ đến một gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì 
đến ai được nữa. Cái bản tính tôt của người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau, ích 
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
 Như vậy, có thể nói rằng trong tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu 
đạt vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống mà cuộc sống thì hết 
sức đa dạng, phong với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả các kiểu 
nhân vật, các mẫu người mà ta gặp thường ngày. Vì thế mà trong văn bản tự sự 
có các yếu tố khác kết hợp. Song tiêu biểu là các yếu tố miêu tả, biểu cảm và 
nghị luận như đã trình bày ở trên.
 II/ Đặc điểm của đoạn văn tự sự
 1.Quan niệm về đoạn văn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_doan_van_cho_hoc_sinh_thcs.doc