Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số bài tập Hóa học hữu cơ để giúp học sinh sửa sai trong quá trình học môn Hóa học 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số bài tập Hóa học hữu cơ để giúp học sinh sửa sai trong quá trình học môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số bài tập Hóa học hữu cơ để giúp học sinh sửa sai trong quá trình học môn Hóa học 9
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ ĐỂ GIÚP HỌC SINH SỬA SAI TRONG QUÁ TRÌNH HỌC MÔN HÓA HỌC 9 Lĩnh vực/ Môn : Hóa học Cấp học: Trung học cơ sở. Tên tác giả: Đặng Thị Cúc Đơn vị công tác: Trường THCS Vạn Phúc. Chức vụ: Giáo viên. NĂM HỌC: 2022 – 2023 + Dạng bài tập định lượng: Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ - Thực nghiệm sư phạm: + Tiến hành TNSP ở 4 lớp: 9A4, 9A5 (năm học 2021-2022); 9A1, 9A2 (năm học 2022-2023) tại trường THCS Vạn Phúc – Thanh Trì + Tiến hành cho HS lớp thực nghiệm luyện tập các dạng bài tập hữu cơ để sửa sai cho HS lớp 9. + Xử lí và phân tích các kết quả TNSP thu được, từ đó đánh giá tính hiệu quả, thực tiễn, đúng đắn của đề tài. - Kết luận và khuyến nghị: + Kết luận: Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Xây dựng một số bài tập hóa học hữu cơ để giúp học sinh sửa sai trong quá trình học tập môn Hóa học 9”, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, tôi đạt được những nội dung sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm: Phương pháp dạy học tích cực Dạy học qua sai lầm – một quan điểm dạy học tích cực Quan điểm sai lầm của HS và ảnh hưởng của nó trong dạy học hóa học Dạy học qua sai lầm Một số biện pháp phát hiện sai lầm của HS khi giải BTHH Bài tập hóa học – một phương pháp dạy học tích cực Xây dựng hệ thống bài tập dựa trên những sai lầm trong nhận thức của HS khi giải BTHHHC lớp 9. Tiến hành TNSP ở 4 lớp tại trường THCS Vạn Phúc – Thanh Trì Tiến hành cho HS lớp thực nghiệm luyện tập các dạng bài tập hữu cơ để sửa sai cho HS lớp 9. Xử lí và phân tích các kết quả TNSP thu được, từ đó đánh giá tính hiệu quả, thực tiễn, đúng đắn của đề tài. + Một số khuyến nghị: Qua quá trình thực hiện đề tài, để phát huy được vai trò tính đa dạng của hệ thống BTHHHC lớp 9 trong việc sửa chữa sai lầm trong nhận thức cho HS, tôi có một số kiến nghị như sau: ✓ GV phải tăng cường việc tìm ra và sửa chữa các sai lầm cho HS trong quá trình làm các BTHHHC lớp 9. ✓ GV phải hiểu và nắm vững vài trò của BTHH trong việc sửa chữa sai lầm trong nhận thức của HS khi học tập môn Hóa học THCS. ✓ GV phải biết xây dựng hệ thống BTHHHC dựa trên những sai lầm của HS. + Giáo viên ngày càng phát triển và nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ - Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Họ và Ngày,tháng, Nơi Chức Trình Nội dung công TT tên năm sinh công tác danh độ việc hỗ trợ Nguyễn THCS Sử dụng bài tập ở 1 Thị Thúy 28/11/1991 Giáo viên Đại học Vạn Phúc các tiết luyện tập Hằng Sử dụng bài tập ở Đặng THCS Giáo Cao các tiết luyện tập 2 Thu 14/01/1981 Vạn viên đẳng Sử dụng cho lớp Hồng Phúc năng khiếu Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Trì, ngày 20 tháng 04 năm 2023 Người nộp đơn Đặng Thị Cúc PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Trong dạy học Hóa học, Bài tập hóa học (BTHH) đóng vai trò quan trọng để giúp học sinh (HS) thu nhận, củng cố, khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo. Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, bài tập giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nó vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả. BTHH không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh và con đường lĩnh hội kiến thức mà còn mang lại niềm vui, hứng thú trong quá trình khám phá, tìm ra lời giải. Hóa học hữu cơ (HHHC) là một phần kiến thức không thể thiếu khi nghiên cứu về Hóa học. Mặc dù trong chương trình hóa học ở cấp trung học cơ sở (THCS), HHHC chiếm lượng kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu ít hơn Hóa học vô cơ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng cho việc chuẩn bị tiếp tục học tập môn Hóa học ở bậc học tiếp theo là cấp THPT. Nhưng vì HS được tiếp xúc và nghiên cứu với thời gian ngắn nên Bài tập hóa học hữu cơ (BTHHHC) vẫn còn rất mới lạ đối với HS. HS vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc nắm được phương pháp giải và trở nên không có hứng thú khi giải các BTHHHC làm chất lượng học tập không được cao. Đối với học sinh ở cấp THCS vì đây là giai đoạn đầu tiếp xúc và làm quen với môn Hóa học nên còn hạn chế về kiến thức, tư duy cũng như chưa nắm vững được phương pháp giải các BTHH. Do đó, trong khi làm bài tập, HS còn hay mắc phải những sai lầm về mặt nhận thức do không nắm được bản chất của kiến thức đã học. Việc HS hay mắc phải những sai lầm đó nếu lâu dần không được phát hiện và sửa chữa thì sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập môn Hóa học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Chính vì vậy giáo viên (GV) lúc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra các lỗi sai và chỉnh sửa lại cho HS giúp các em có nhận thức đúng đắn. GV cần sử dụng các dạng bài tập khác nhau để sửa sai cho HS, giúp HS nhận biết được bản chất của hiện tượng, của nội dung cần tìm hiểu. Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng hiệu quả các dạng BTHHHC để sửa lỗi sai cho HS và có những điều chỉnh kịp thời thì vẫn chưa được chú trọng ở cấp học này. Vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng một số bài tập hóa học hữu cơ để giúp HS sửa sai trong quá trình học tập môn Hóa học 9” cho công trình nghiên cứu của mình. II. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những sai lầm của HS mắc phải khi làm các bài tập hóa học hữu cơ, phân tích các lỗi sai đó, đề xuất các biện pháp khắc phục những sai lầm đó dựa trên việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả học tập môn hóa học ở trường THCS nói riêng và chất lượng học tập nói chung. III. Đối tượng nghiên cứu: Những sai lầm và bài tập HS hay mắc phải sai lầm trong nhận thức của HS khi giải BTHHHC ở trường THCS và các biện pháp khắc phục. 3 PHẦN B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1 Dạy học qua sai lầm - một quan điểm dạy học tích cực 1.1.1 Quan niệm sai lầm của HS và ảnh hưởng của nó trong dạy học hóa học Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê (chủ biên) thì quan niệm là hiểu, nhận thức về một vấn đề nào đó. Như vậy quan niệm của HS là những hiểu biết của các em về những sự kiện, những hiện tượng, quá trình của tự nhiên nói chung và Hóa học nói riêng mà các em đã có được thông qua hoạt động, sinh hoạt hằng ngày trước khi được nghiên cứu trong giờ học. Quan niệm của HS được hình thành một cách tự phát, thiếu cơ sở khoa học nên các quan niệm của HS được hình thành trong bối cảnh có tính chất thực tiễn sinh động, do vậy nó đã gây được dấu ấn mạnh mẽ và sâu đậm trong tiềm thức của HS. Bên cạnh đó sự hiểu biết đơn giản, thiếu cơ sở khoa học đó đôi lúc lại rất hữu ích cho việc lý giải các sự kiện hằng ngày. Theo trung tâm từ điển học, từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1994) thì sai lầm là “trái với yêu cầu khách quan, lẽ phải dẫn đến hậu quả không hay”. Sai lầm không chỉ xuất hiện trong cuộc sống mà còn xuất hiện trong học tập và nghiên cứu khoa học. Trong giáo dục, I.A Komensky cũng đã khẳng định: “Bất kỳ một sai lầm nào cũng có thể làm cho HS kém đi nếu như GV không chú ý ngay tới sai lầm đó, bằng cách hướng dẫn HS nhận ra và sửa chữa khắc phục sai lầm”. Những quan niệm sai lầm đó là những vật cản lớn gây trở ngại cho các em trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, chân lý khoa học. Bên cạnh đó cũng có một số quan niệm không sai lệch nhưng chưa thật hoàn chỉnh hoặc chưa chính xác, chúng sẽ có tác dụng hữu ích và tích cực trong quá trình học tập của các em. Do vậy GV cần tổ chức thảo luận, trao đổi với HS để bổ sung những phần còn thiếu, điều chỉnh những chỗ thiếu chính xác, chưa hợp lý về cách trình bày nhằm đi đến kiến thức khoa học cần nhận thức. Trong dạy học điều đáng quan tâm là tạo điều kiện cho các quan niệm của HS được bộc lộ rõ nhất, những sai lầm qua trải nghiệm trong điều kiện có thể, từ đó sẽ giúp các em nhận biết vượt qua các quan niệm sai lầm để thu nhận để biến đổi trong nhận thức một cách tích cực, tự giác các tri thức khoa học. A.A Stoliar đã từng lên tiếng nhắc nhở giáo viên rằng: “không được tiếc thời gian để phân tích trên giờ học các sai lầm của học sinh”. 1.1.2 Dạy học qua sai lầm Học là một quá trình giải quyết vấn đề có tính riêng tư trong đó HS phải tạo ra một sự hiểu biết của mình đối với những kiến thức, kĩ năng cần học. Sự vận dụng của lý thuyết kiến tạo trong dạy học giúp HS nắm được phương pháp học tập, chủ động trong hoạt động học tập. Trong quá trình học tập, HS phải tự phân tích, đánh 5 + Rèn luyện các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình hóa học, tính theo công thức và PTHH. + Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. + Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy. + Phát triển các năng lực tư duy logic, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. + Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS. + Giáo dục đạo đức, tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học. 1.3.4 Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực Bản thân bài tập hóa học đã là phương pháp dạy học hóa học tích cực song tính tích cực của phương pháp này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến thức. Với tính năng đa dạng của mình BTHH là phương tiên để khơi dậy tính tích cực hoạt động của học sinh trong các bài dạy Hóa học, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào việc sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học như thế nào? - Sử dụng BTHH để hình thành khái niệm hóa học - Sử dụng bài tập để củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật của các quá trình hóa học. - Sử dụng bài tập để rèn luyện kĩ năng: Sử dụng đa dạng các loại bài tập, giải nhiều bài tập cùng dạng. Bài tập có những chi tiết mới, vừa có tác dụng mở rộng, đào sâu kiến thức và gây hứng thú cho học sinh. - Sử dụng bài tập hóa học để rèn luyện tư duy logic cho học sinh: Cần cho học sinh làm những bài tập mà khi giải cần dựa vào tính logic của vấn đề. Sử dụng bài tập hóa học để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. 1.4 Cách xây dựng bài tập tập hóa học mới Có 2 hình thức xây dựng các đề bài tập mới mà được sử dụng chính hiện nay: a) Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập trong sách giáo khoa hay các sách khác. b) Xây dựng các dạng bài tập mới bằng cách phối hợp nhiều phần của các bài tập hay sách khác hoặc những bài tập học được của những người khác. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay trong các nhà trường, có rất nhiều biện pháp dạy học mới tích cực được áp dụng, đặc biệt chú trọng đến kĩ năng thực hành của học sinh, nhưng để thực hành tốt thì kiến thức nền cần được đảm bảo vững chắc, và điều đó được xây dựng nhờ quá trình luyện tập. Tuy nhiên do thời lượng bài học trên lớp không có quá nhiều thời gian để luyện tập, giáo viên càng cần phải chú ý chọn lọc hệ thống bài tập giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ bản chất của nội dung và không tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó thì bài tập trong sách giáo khoa chưa đủ đáp ứng để học sinh được rèn luyện nhiều.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_bai_tap_hoa_hoc_huu_co.doc