Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp học sinh Lớp chủ nhiệm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp học sinh Lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp học sinh Lớp chủ nhiệm
Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Xây dựng nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm. XÂY DỰNG NỀ NẾP HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Tại sao tôi lại quan tâm đến xây dựng nề nếp học sinh? - Người ta nói “nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí”. Đúng như vậy nhưng để làm tròn bổn phận và đóng một phần nào đó cho nghề cao quí này, mỗi giáo viên phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Là một giáo viên tôi luôn đề cao trách nhiệm của mình đối với công việc giảng dạy, đặc biệt là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh. Có thể nói học sinh ở trường nơi tôi đang công tác giảng dạy, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện tốt, tuy nhiên có một số học sinh vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập và rèn luyện, nhà lại xa trường, địa bàn phân bố rộng hoặc cho mẹ ít quan tâm đến việc học của các em còn phó mặc hoàn toàn cho giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường. Xuất phát từ vị trí của giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng dạy và học, rèn luyện xây dựng nhân cách và giáo dục: Đức – Trí – Thể - Mỹ của học sinh. Với quan điểm “nề nếp kỷ cương là chất lượng”, đây là điều đặc biệt quan tâm của nhà trường trong vấn đề học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” với phong trào này học sinh đóng vai trò trung tâm trong trường học và cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt phong trào thi đua “chống tiêu cực và bệnh thành tích” do ngành giáo dục phát động, muốn đạt kết quả cao cũng đều phải dựa trên nền tảng nề nếp kỉ cương; đó chính là lí do tôi chọn đề tài này. II. Mục tiêu nghiên cứu: Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: - Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. - Giúp học sinh thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở mọi lúc, mọi nơi, có hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường tổ chức. 1 Người thực hiện: Trần Quang Hưng. Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Xây dựng nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm. Ngày nay, cùng hòa vào sự phát triển vượt bậc của thời đại mới, kèm theo những tệ nạn mà tuổi trẻ các em dễ dàng bị ảnh hưởng, thì vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh là vô cùng quang trọng. Trong nhà trường người gần gũi, quan tâm và thân thiết nhất với học sinh là GVCN, vì thế người GVCN đóng một vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt đối với việc giáo dục học sinh trở thành những công dân có ích cho đất nước. Xã hội càng phát triển thì sẽ có những nảy sinh, đặt ra những yêu cầu mới mẻ cho công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người GVCN phải có lòng nhiệt tâm, tận tụy và sáng tạo trong công việc, luôn phải cải tiến nội dung và phương pháp, điều kiện và yêu cầu cho từng đối tượng học sinh và tập thể học sinh. Phải nâng cao chất lượng “Công tác chủ nhiệm lớp”. Một trong những chức năng cơ bản của người GVCN là chức năng quản lý, giáo dục học sinh và tập thể học sinh. GVCN có trách nhiệm điều hành, dẫn dắt sự phát triển của tập thể học sinh và của từng thành viên trong tập thể đó; có trách nhiệm với nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Vì vậy GVCN cần phải có phương pháp, kế hoạch hoạt động cụ thể và phải luôn đổi mới các phương pháp đó sao cho phù hợp với đặc điểm cụ thể và phải luôn đổi mới các phương pháp đó sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh của từng năm; với yêu cầu mới của xã hội, để đào tạo thế hệ công dân mới có ích cho đất nước. III. Thực trạng: Học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp ở THCS. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, đua đòi bạn bè. Vì vậy, các em rất được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống, nề nếp đạo đức để tự tin trong học tập, giao tiếp trong cuộc sống. Năm học 2015 – 2016, lớp 9A7 tôi có tổng số 30 học sinh. Trong đó có 16 em nữ và 14 em nam học sinh dân tộc ít người 10 em. Một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; 3 em nam hay quậy phá, chọc nghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học làm ảnh hưởng tới nề nếp học tập và thi đua của lớp. Một số em nhà ở cách xa trường đến 3 4 cây số, rồi còn 2 3 em nghiệm Game và 1 em 3 Người thực hiện: Trần Quang Hưng. Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Xây dựng nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: .................................................................................... 2. Là .........trong gia đình. Số anh (chị), em trong gia đình: .......... 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)................................. 4. Kết quả học tập năm lớp 8: (Giỏi, tiên tiến, trung bình).............. 5. Môn học yêu thích: ...................................................................... 6. Môn học cảm thấy khó:................................................................ 7. Phương phướng phấn đấu trong năm học 2014 – 2015: * Học lực: .............................Hạnh kiểm: ................................... 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:......................................... 9. Sở thích: ...................................................................................... 10. Họ tên bố (mẹ): ........................................................................... 11. Địa chỉ gia đình: Số nhà .......thôn.................xã .......................... 12. Số điện thoại của gia đình: ......................................................... Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từ học sinh để ghi vào Sổ chủ nhiệm; và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Sau khi nắm được những thông tin của học sinh, GVCN sẽ phân luồng đối tượng, xem những học sinh nào có thể dẫn đến sa sút về học tập và sẽ trở thành học sinh cá biệt, sau đó lập sổ để theo dõi dành riêng cho những đối tượng học sinh này. 3. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và bảo vệ Nắm được ưu điểm và hạn chế của từng học sinh từ đó có biện pháp giáo dục. 4. Có mối liên hệ tốt với đoàn thể trong nhà trường 5. Phối hợp công tác quản lý, giám sát của giáo viên bộ môn, tổ chức Đội, Đoàn trong nhà trường 6. Tranh thủ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn. 7. Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh: Để qua đó thăm hỏi gia đình, liên lạc qua điện thoại để nắm bắt được cuộc sống của các em ngoài trường học từ đó có định hướng giáo dục tốt nhất. 8. Tạo không khí lớp học ấm cúng thân thương: 5 Người thực hiện: Trần Quang Hưng. Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Xây dựng nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm. - Trừ 10 điểm: nghỉ học không phép, đi trễ, không thuộc bài, không làm bài tập, không soạn bài, bỏ tiết không phép, không đeo bảng tên, ngủ trong lớp học, không sinh hoạt dưới cờ, vệ sinh lớp trễ, ngồi trên bàn, bỏ rác không đúng nơi qui định. - Trừ 5 điểm: Nghỉ học có phép, mất trật tự trong giờ học, nói leo, nói chuyện riêng trong giờ học. - Trừ 10 điểm: + Trang phục đầu tóc không đúng qui định, không tham gia đóng góp đầy đủ các khoản đúng qui định. + Không tham gia các buổi lao động của lớp, của trường, sử dụng điện thoại trong giờ học. - Hạ bậc hạnh kiểm trong tháng với những lỗi sau: Vi phạm qui chế thi, kiểm tra, nói tục, chửi thề, làm hư hỏng các tài sản của nhà trường, không chấp hành luật an toàn giao thông. - Hạnh kiểm yếu trong tháng với những lỗi sau: Có hành vi vô lễ với cán bộ giáo viên, đánh nhau trong, ngoài trường học, không tham gia phong trào, phá hoại tài sản của nhà trường, không chấp hành sự phân công của giáo viên. C. Xếp loại hạnh kiểm tuần: - Loại A: >100điểm - Loại B: 99điểm 90điểm - Loại C: 89điểm 80điểm - Loại D: <80điểm D. Xếp loại tháng: - Loại tốt : 3A, 1B không có C, D - Loại khá : 2A, 2B - Loại trung bình : 1A, 2B, 1C - Loại yếu 14. Kết hợp giáo dục học sinh cá biệt với giáo dục tập thể 15. Giáo dục phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt, phát triển đoàn viên: từ đó học sinh có động cơ học tập tốt hơn. 16. Khen thưởng đúng người, đúng việc, khách quan,công bằng. 17. Sinh hoạt lớp đầy đủ, đánh giá ưu điểm nhược điểm của tổ, cá nhân. 18. Bản thân người GVCN phải là người chuẩn mục. * Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm: 7 Người thực hiện: Trần Quang Hưng. Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Xây dựng nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm. người học sinh dựa vào kết quả của năm học trước, sau đó chọn ra một lớp trưởng mẫu mực và nhanh nhẹn có uy tín để điều hành một số công việc hoạt động của lớp trực tiếp thay cho giáo viên. Giáo viên phân công giao việc cụ thể rõ ràng cho từng em. Ban cán sự lớp có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các bạn trong lớp, trong tổ của mình về các nề nếp như: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập, ôn bài đầu giờ, giờ giấc ra vào lớp, tác phong đội viên (khăn quàn, bảng tên) Chẳng hạn: nề nếp ôn bài đầu giờ là cứ đến giờ ôn bài theo qui định của tổ cứ 2 em sẽ ôn lại bài và tự kiểm tra lẫn nhau, tổ trưởng kết hợp với tổ phó kiểm tra và ghi tên vào sổ theo dõi hàng ngày, đến giờ ra chơi các em đó phải ngồi lại để ôn bài và làm bài. Với sự kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ sẽ góp phần giúp các em có ý thức tự giác hơn trong học tập và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. b) Trong các hoạt động khác: Cũng như trong nề nếp học tập, ban các sự của lớp sẽ theo dõi về các mặt hoạt động của lớp như hoạt động về học tập, về lao động, về vệ sinh, về ca múa hát tập thể và các phong trào hoạt động khác để ghi vào sổ theo dõi hàng ngày nếu như tổ hoặc cá nhân nào không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt sẽ đối chiếu với qui định của lớp để nhắc nở, xử phạt. Ví dụ: Tổ 1 tuần này làm vệ sinh chưa sạch hoặc có khi chưa làm, làm muộn thì sẽ bị phạt trực thêm một tuần nữa hay là hạ một mức thi đua. Vì vậy, việc xây dựng ý thức tự quản cho học sinh GVCN sẽ yên tâm phần nào trong các hoạt động của lớp. Đối với học sinh trung học có thể nói đây là lứa tuổi “Bắt tay chỉ việc” vì vậy mà GVCN luôn phải để mắt đến mọi công việc mà các em đang làm, không thể giao khống cho các em, mà phải quan sát theo dõi để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn và động viên các em. Hàng ngày đến lớp, GVCN dành khoảng 5 10 phút đầu buổi sinh hoạt, để nhận xét đánh giá công việc các em, biểu dương kịp thời cho những cá nhân làm tốt, nhắc nhở động viên những em chưa hoàn thành công việc. Lúc đầu các em có thể chưa quen hoặc thờ ơ với nhiệm vụ được giao, nhưng nếu được GVCN nhắc nhở kiểm tra thường xuyên thì các em sẽ quen dần và sẽ trở thành kỹ năng về ý thức tự quản của bản thân trong các hoạt động của lớp, để cùng nhau phấn đấu trở thành tập thể chăm ngoan, tiến bộ. Giải pháp 3: Lập sơ đồ tổ chức lớp học có hiệu quả Căn cứ vào chất lượng thống kê khảo sát đầu năm và năng lực của từng học sinh từ năm học trường, mà GVCN lập hồ sơ tổ chức lớp học như sau: Học sinh yếu kém chậm tiến ngồi bên cạnh học sinh khá giỏi để 9 Người thực hiện: Trần Quang Hưng. Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Xây dựng nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm. tin, những vấn đề về xã hội như về an toàn giao thông, môi trường, các tệ nạn xã hội.. để tổ chức các tiết ngoại khóa của lớp vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc vào tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kỹ năng ứng xử các hành vi đúng trong cuộc sống. Giải pháp 5: Giáo dục học sinh các biệt thông qua môi trường thân thiện giữa thầy và trò: Hầu như trường nào, lớp nào cũng có một vài học sinh các biệt. Điều đặc biệt hơn là các học sinh này không ít gây nhiều khó khăn cho GVCN trong công tác giáo dục. Nhiều lúc cũng làm cho GVCN mệt mỏi theo, bởi lẽ tính cách ngang bướng của các em. Nếu càng phạt mạnh thì các em càng lì lợm hơn và cuối cùng không mạng lại kết quả gì. Chính vì lẽ đó mà GVCN phải giáo dục các em bằng quan hệ thân thiện. Trước tiên GVCN phải hiểu được từ “cá biệt” là những học sinh có những tính cách ngược lại với các học sinh khác như: không ngoan, có khiếm khuyết về tâm lý, học yếu Vậy theo tôi, trước hết ta cần tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh, cuộc sống về gia đình, tìm hiểu về tâm sinh lý của từng em một, sau đó chúng ta gần gũi, thương yêu, nâng đỡ, quan tâm các em nhiều hơn trong tất cả các hoạt động, trong lớp cũng như trong cuộc sống, đó là cách chữa lành vết thương tâm lý trong tâm hồn của trẻ. Dần dần dưa các em về lại trạng thái bình thường, bằng những tình cảm, lời lẻ có sức thuyết phục tác động lên nhận thức và tình cảm của học sinh. Ví dụ: trò chuyện, chia sẻ cùng nhau GVCN luôn luôn làm điểm tựa cho các em, giao trách nhiệm công việc như làm nhóm trưởng, đội cờ đỏ của lớp hoặc làm và chịu trách nhiệm về việc gì đó chắc chắn các em sẽ cố gắng làm tốt cho dù rất ít cũng là tốt và GVCN nêu gương trước lớp và thưởng cho các em. Đầu tư cho các em học tập, vui chơi thỏa đáng và không nên đặt nặng việc gặp gỡ phụ huynh các em, việc viết giấy khen từng mặt về cho gia đình đồng thời trao đổi thêm một số hạn chế của em đó cũng là nguồn động viên lớn cho các em và cho cả gia đình. Tôi tin chắc rằng với cách giáo dục trên sẽ không còn tình trạng học sinh khó bảo trong lớp nữa, và các em đó dần dần đổi tính và sẽ trở thành những trò ngoan như bao trò ngoan khác trong lớp. Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động đánh giá, thi đua khen thưởng từng mặt: Thông qua sổ theo dõi hàng ngày về ý thức tự quản trong các hoạt động. Các tổ trưởng cùng với lớp trưởng xây dựng nên cách đánh giá thi 11 Người thực hiện: Trần Quang Hưng.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_hoc_sinh_lop_chu_nhiem.docx