Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9

pdf 41 trang sklop9 25/08/2024 470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA 
 MÃ SKKN 
SSÁÁNNGG KKIIẾẾNN KKIINNHH NNGGHHIIỆỆMM 
 Đề tài: 
 XÂY DỰNG VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN 
 HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 
 Lĩnh vực Địa lý 
 Hà Nội 2014 - 2015 
 1 
MỤC LỤC 
 Trang 
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 
 I/ Cơ sở lí luận và thực tiến 2 
 II/ Đặc điểm chương trình và nhận thức của học sinh 2 
 III/ Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 3 
 B. NỘI DUNG: Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi 
 4 
 môn Địa lí lớp 9 
 I/ Xây dựng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 4 
 II/ Thành lập đội tuyển, xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng 6 
 III/ Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho đội tuyển học sinh giỏi 
 8 
 môn Địa lí lớp 9 
 C. KẾT LUẬN 19 
 I/ Kết quả 19 
 II/ Bài học kinh nghiệm 19 
 III/ Một số kiến nghị 20 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 
 3 
II - Đặc điểm chương trình và nhận thức của học sinh 
Chương trình Địa lí trung học cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, 
cần thiết về Trái đất, các quy luật địa đới, phi địa đới trên Trái đất, về môi trường sống 
của con người. Biết được các đặc điểm tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của 
con người ở các khu vực khác nhau trên Trái đất. Thấy được sự đa dạng của tự nhiên, 
mối tương tác giữa các thành phần của môi trường tự nhiên, giữa môi trường với con 
người; Qua đó thấy được sự cần thiết phải kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và 
phát triển môi trường bền vững. Đặc biệt phải hiểu biết tương đối vững chắc các đặc 
điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế và những vấn đề môi 
trường cần được quan tâm của quê hương, đất nước. 
 Học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Địa lí là những học sinh 
giỏi đã được tuyển chọn, bồi dưỡng qua các năm từ lớp 6 đến lớp 9, đó là những học 
sinh ham học hỏi, hứng thú say mê với môn Địa lí, các em đã có nền kiến thức cơ bản 
khá vững chắc, đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí (đọc, phân tích, 
nhận xét, sử dụng bản đồ, vẽ một số dạng biểu đồ...), đặc biệt là khả năng tự học, suy 
luận, tư duy logic. 
III - Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh 
dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Tuy nhiên điều 
mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở và cũng là câu hỏi mà bất cứ giáo viên nào khi tham 
gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là: Làm thế nào để xây dựng và bồi dưỡng 
được một đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí thi đạt kết quả tốt nhất? Dạy như thế nào 
cho thật sự có hiệu quả? Làm thế nào để giúp cho học sinh học tốt? 
 Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí ở bậc phổ thông trung học cơ sở và cũng 
đã tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm, tham dự nhiều lớp tập huấn về đổi mới 
phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đúc rút kinh nghiệm 
 5 
hiện ra những em học sinh có năng lực, xây dựng niềm đam mê, yêu thích môn học 
cho các em ngay từ đầu. 
 Tùy theo mục tiêu của từng bài học, giao nhiệm vụ cho các em, có thể hướng 
dẫn học sinh làm một thí nghiệm (Ví dụ: Hiện tượng ngày và đêm; Ngày và đêm dài 
ngắn khác nhau trên Trái đất) hay sưu tầm tư liệu, những trang sách bổ ích phục vụ bài 
học theo những chuyên đề cụ thể (Ví dụ: Hiện tượng núi lủa, động đất; Đặc điểm các 
đới khí hậu trên Trái đất ...). Tạo điều kiện cho các em trình bày trước lớp, được trình 
bày thành quả của mình trước lớp các em cảm thấy tự tin, vinh dự và càng say mê hơn. 
 Chương trình Địa lí lớp 7, lớp 8 cung cấp cho học sinh những kiến thức về dân 
số, nguồn lao động, sự gia tăng dân số, sự phân bố dân cư... và những ảnh hưởng của 
nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc điểm các môi trường tự nhiên, các châu lục 
và đặc biệt là đặc điển tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên và các miền địa lí tự nhiên 
của Việt Nam cũng được trình bày rõ nét thông qua kênh hình và kênh chữ. Không chỉ 
cung cấp kiến thức, chương trình Địa lí lớp 7, lớp 8 còn rèn kĩ năng phân tích bảng số 
liệu, đọc, phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, các bản đồ, lược đồ tự nhiên, kinh tế... 
để từ đó khai thác các kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của người thầy. Phát huy 
được tối đa trí lực của học sinh, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện 
tượng tự nhiên, các vấn đề kinh tế xã hội trong mối quan hệ nhân quả. 
* Ví dụ: Dựa vào bản đồ (lược đồ), xác định vị trí giới hạn của các châu lục hay của 
Việt Nam; Xác định hướng gió, hướng núi; Sự phân bố các nguồn tài nguyên, các đối 
tượng địa lí ... 
* Ví dụ: Phân tích các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các môi trường địa lí để thấy 
được đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường; Biểu đồ sự phát triển dân số, phát 
triển kinh tế ... Đọc phân tích, nhận xét các lát cắt địa hình, lát cắt tổng hợp về địa lí tự 
nhiên. 
 Đây là những kiến thức và kĩ năng cơ bản, quan trọng liên quan đến nội dung 
bồi dưỡng học sinh giỏi, chính vì vậy người giáo viên chúng ta khi giảng dạy chương 
trình địa lí lớp 7, lớp 8 phải tiếp tục bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng, dành sự quan tâm 
 7 
cha mẹ cũng vẫn không coi trọng môn địa lí. Đây là một khó khăn rất lớn cho giáo 
viên dạy đội tuyển. Để có thể làm tốt được việc này, tôi luôn luôn, kích lệ học sinh, 
trao đổi với phụ huynh để họ yên tâm động viên con học tập. Tìm thời gian lịch học 
phù hợp với học sinh, kể cả học vào buổi chiều tối và chủ nhật. 
 Sau mỗi phần kiến thức đã được ôn tập tôi cho các em làm bài kiểm tra vừa để 
kiểm tra kiến thức, kĩ năng nắm được vừa có thể đánh giá được học sinh nào thật sự 
chăm chỉ, có khả năng tư duy, vận dụng tốt các kiến thức và kĩ năng vào bài làm để có 
những bài thi đạt kết quả cao. Từ đó lựa chọn được các thành viên chính thức của đội 
tuyển học sinh giỏi. 
KẾ HOẠCH – CHƯƠNG TRÌNH 
Buổi Nội dung 
 1. - Ôn tập kiến thức Địa lí lớp 6 (Tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ. Sự 
 chuyển động của Trái đất quanh trục. Giờ trên Trái đất.) 
 2. - Ôn tập kiến thức Địa lí lớp 6. (Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt 
 trời và các hệ quả. Cách vẽ hình minh họa.) 
 3. - Ôn tập kiến thức lớp 6 (Cách tính góc chiếu sáng của MT ở các vĩ độ khác 
 nhau trong những ngày đặc biệt trên TĐ. Các qui luật địa đới trên Trái đất) 
 4. Kiểm tra những kiến thức địa lí lớp 6 
 5. - Ôn tập kiến thức về địa lí Tự nhiên Việt Nam ( Dàn bài trình bày các đặc 
 điểm tự nhiên VN, đặc điểm các miền địa lí TNVN. Hệ thống hóa những 
 kiến thức quan trọng về đặc điểm các thành phần địa lí tự nhiên VN) 
 6. - Ôn tập kiến thức về địa lí Tự nhiên Việt Nam (Đặc điểm các thành phần 
 địa lí tự nhiên VN) 
 7. - Ôn tập kiến thức về địa lí Tự nhiên Việt Nam (Đặc điểm các miền địa lí tự 
 nhiên VN). - Bài tập áp dụng 
 8. Ôn tập về thực hành: Vẽ, nhận xét biểu đồ (Nhận biết, cách vẽ các dạng 
 biểu đồ hình tròn, hình cột). 
 9 
1.2 - Tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ. Các qui luật địa đới trên Trái đất 
Đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến những kiến thức cả các lớp trên. Nắm 
vững những kiến thức này học sinh dễ dàng xác định vị trí, giới hạn (các châu lục, khu 
vực, các quốc gia); Xác định hướng gió thổi, hướng sông, núi ; Đo, tính khoảng 
cách trên thực tế, đặc biệt là đo độ dài của lát cắt địa lí. Để giúp học sinh nắm vững 
kiến thức phần này, tôi dạy các em thông qua các bài tập thực hành. 
* Tỉ lệ bản đồ: 
Hướng dẫn học sinh các tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước 
trên bản đồ. 
Ví dụ: Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây 1: 200.000 và 1: 6.000.000, cho biết 
5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
* Phương hướng trên bản đồ: Dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến để xác định được 
phương hướng chính trên bản đồ. Từ đó xác định các hướng còn lại như Đông Đông 
Bắc , Tây Tây Bắc.... 
 11 
1.3 - Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả. 
* Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất: 
 66033’ 
 Hình 19 – Hướng tự quay của Trái Đất. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ và nhớ lại hướng quay, chu kì quay quanh trục của 
Trái Đất. Và để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt 
Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Kinh tuyến gốc được coi là khu vực giờ 0. Nước ta nằm ở 
khu vực giờ thứ 7 và thứ 8. 
 13 
1.4 - Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời và hiện tượng ngày đêm dài 
ngắn theo mùa. 
Cách tính góc chiếu sáng của Mặt trời ở các vĩ độ khác nhau trong những ngày đặc biệt 
trên Trái đất. Nếu như trước đây, phần lớn giáo viên chúng ta thường ôn lại cho học 
sinh bằng cách đọc cho học sinh chép những kiến thức cơ bản để ghi nhớ, học thuộc 
lòng thì tôi lại dạy học sinh theo cách khác. Tôi hướng dẫn học sinh cách vẽ hình minh 
họa về Trái đất sao cho dễ nhớ nhất và đúng kiến thức, trên hình thể hiện rõ đặc điểm 
của Trái đất, trục, độ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo, hướng chuyển động, các 
đường vĩ tuyến quan trọng trên Trái đất. Đặc biệt vị trí của Trái đất trong các ngày 
(Hạ chí – 22/6; Đông chí – 22/12; Xuân phân – 21/3; Thu phân – 23/9). 
Học theo cách này học sinh không chỉ nắm vững được kiến thức về hệ quả của sự 
chuyển động của Trái đất quanh trục, sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời mà 
còn biết vẽ hình minh họa nhanh, không nhầm lẫn. 
 21 - 3 
 Xuân 
 Phân 
 Mùa Mùa 
 xuân đông 
 Lập Lập 
 hạ xuân 
 22 - 6 22 - 12 
 Hạ Đông 
 Lập L p 
 Chí Lập Chí 
 thu 
 Mùa đôngM ùa 
 hạ 
 23 - 9 thu 
 Thu phân 
 Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu 
Học sinh cần hiểu được do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển 
động trên quĩ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về 
phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó có góc chiếu sáng lớn, 
nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào 
 15 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_boi_duong_doi_tuyen_hoc_si.pdf