Sáng kiến Một số giải pháp giảng dạy giờ ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một số giải pháp giảng dạy giờ ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Một số giải pháp giảng dạy giờ ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số giải pháp giảng dạy giờ ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở - Tác giả: Nguyễn Thị Phương Oanh - Đơn vị công tác : Trường THCS Bá Hiến - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Văn Bá Hiến, năm 2019 Vì vậy tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giảng dạy giờ ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn trong TrườngTrung học cơ sở”. * Giải pháp mới: 1. Giải pháp thứ nhất: Dạy bằng phiếu học tập Phiếu học tập chủ yếu dành cho các bài ôn tập thơ, truyện. Trong các dạng bài này, tôi cung cấp phiếu học tập và yêu cầu học sinh liệt kê tên văn bản, tác giả, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. Hình thức này nhằm mục đích kiểm tra kiến thức ở mức độ đơn giản và yêu cầu học sinh nhớ lại các đơn vị kiến thức cũ. Vì vậy, đây thường là hoạt động đầu tiên trong một tiết ôn tập, tổng kết. Ví dụ 1: Dạy bài Ôn tập truyện và kí (Ngữ văn 6 - Tập 2) Thể Nghệ STT Tên văn bản Tác giả Nội dung Ý nghĩa loại thuật 1 2 Ví dụ 2: Dạy bài Ôn tập thơ trữ tình (Ngữ văn 7 - Tập 1) Đây là tiết dạy ôn tập phần văn bản thơ trữ tình có dung lượng kiến thức khá lớn. Nếu giáo viên không linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học thì sẽ dễ dẫn đến không truyền tải được hết nội dung theo yêu cầu. Nếu sử dụng công nghệ thông tin giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, đồng thời phát huy được tính tích cực của các em. Vì vậy, tôi tổ chức hoạt động nhóm trong phần ôn tập kiến thức lý thuyết về đặc điểm thơ trữ tình: đưa yêu cầu, từng nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời, sau đó đại diện nhóm trình bày với sự hỗ trợ của máy chiếu đa vật thể, cuối cùng giáo viên chốt kiến thức. Làm như vậy tôi thấy đã tạo được sự sôi nổi trong giờ học, phát huy tình tích cực của học sinh và có được nhiều thời gian hơn để rèn luyện học sinh cảm thụ thơ trữ tình trong phần luyện tập. Cụ thể: Nhóm 1: Tìm ý kiến em cho là không chính xác. Lí giải vì sao. a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm. b. Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm. c. Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm. d. Tùy bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm. e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. Nhóm 2: Điền vào chỗ trống trong các câu: 2 Với đặc điểm riêng, hình thức hoạt động nhóm rất phù hơp để áp dụng dạy kiểu bài ôn tập, tổng kết, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên, khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, để giảm thiểu được những hạn chế nêu trên, tôi rất chú ý giám sát mọi hoạt động của các nhóm, có biện pháp xử lí các tình huống phát sinh (lệch hướng, không hợp tác, ăn theo, ...) kịp thời. * Cách thiết kế Để thiết kế phiếu học tập, tôi đã thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1. Xác định mục tiêu bài dạy, nội dung và hình thức thảo luận nhóm. Bước 2. Xác định các phiếu học tập cần sử dụng trong bài. Bước 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập làm rõ nội dung cần thảo luận. Bước 4. Xây dựng đáp án cho các câu hỏi, bài tập dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra, chuẩn bị sẵn phần hướng dẫn, các câu hỏi có tính gợi ý. Bước 5. Kiểm tra lại, làm thử, xem xét mối quan hệ thống nhất hài hòa giữa bài soạn, câu hỏi và đáp án. * Một số lưu ý - Mỗi phiếu học tập nên có từ 2-4 câu hỏi tùy vào số lượng các thành viên trong nhóm hoặc nội dung cần thảo luận. - Thiết kế hệ thống các câu hỏi nên logic đảm bảo có sự ràng buộc giữa các thành viên khi tìm hiểu và thảo luận. - Để tạo sự chú ý ban đầu, kích thích người học bằng những câu hỏi gây hứng thú, “muốn nhảy ngay vào cuộc tranh luận để làm rõ đúng, sai” hoặc “không nói ra thì không chịu được”. Đây là những câu hỏi sáng tạo không có sẵn nội dung trả lời mà buộc người học phải tư duy, tìm cách giải quyết. - Câu hỏi cũng cần phải đảm bảo tính vừa sức. Nên có cả câu dễ và những câu khó tạo cho học sinh hứng thú và có cảm giác như tìm được đáp án (có thể trên thực tế đáp án đó là chưa hoàn chỉnh). - Câu hỏi của phiếu học tập cần rõ ràng, bám sát trọng tâm bài học sẽ giúp HS dễ thảo luận, kích thích tư duy, tăng tính đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm. - Đặt câu hỏi, bài tập cho nhóm, dạng câu hỏi mở để phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh, những câu hỏi tạo được tình huống có vấn đề giúp gợi mở tái hiện kiến thức, phát triển tư duy. 2. Giải pháp thứ hai: Dạy bằng bản đồ tư duy Khi đã giúp học sinh nhớ lại các đặc điểm của các bài thơ, truyện v.v bằng phiếu học tập như trên, việc tiến hành ôn tập từng đơn vị kiến thức bằng 4 Bản đồ tư duy đã và đang là công cụ tư duy hỗ trợ đắc lực cho con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt trong học tập. Vận dụng phần mềm để thiết kế bản đồ tư duy là sự vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Giải pháp thứ ba: Dạy bằng các hình thức trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là loại câu hỏi mà một số phương án trả lời đã được cung cấp sẵn, trong đó có một hoặc hơn một phương án đúng. Để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, người ta thường sử dụng các dạng câu hỏi đúng/sai, câu hỏi điền khuyết, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi nhiều lựa chọn v.v Trong các dạng câu hỏi này, câu hỏi nhiều lựa chon được sử dụng phổ biến trong các tiết ôn tập tổng kết môn Ngữ văn. Cái khó của dạng câu hỏi này chính là việc đưa ra phần lựa chọn không chỉ đơn thuần là đưa ra đáp án đúng mà là xây dựng được các phương án nhiễu hợp lý. Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đó học sinh được lựa chọn một trong số các phương án trả lời cho sẵn. Dạng câu hỏi này bao gồm hai phần: phần dẫn thường là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng. Phần nội dung gồm các lựa chọn (trong đó có một lựa chọn duy nhất đúng và các lựa chọn sai dùng để gây nhiễu) trả lời cho câu hỏi hoặc phần bổ sung cho phần bỏ lửng ở phần dẫn để học sinh lựa chọn. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm power point hoặc violet để soạn thảo các gói câu hỏi trắc nghiệm này một cách đơn giản. Ví dụ: Dạy tiết 133, 134: Tổng kết phần Văn và Tập làm văn (Ngữ văn 6) Câu hỏi: Điểm giống nhau về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại là gỡ? A. Xây dựng cốt truyện C. Phương thức tự sự. B. Cách thức kể chuyện D. Miêu tả nhân vật. Hoặc: Chủ đề chung của các văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 là gì? A. Giáo dục. B. Danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử. C. Chống chiến tranh hạt nhân D. Chống việc hút thuốc lá. 4. Giải pháp thứ tư: Dùng trò chơi ô chữ Thực tế cho thấy nhiều khi giáo viên vì say mê giảng bài mà phần tổng kết, củng cố luôn làm tắt, qua loa đại khái, hoặc là nhắc nhở học sinh, tự tổng 6 Câu hỏi: 1. 7 chữ cái: Cách miêu tả mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã thể hiện năng lực gì của Thanh Hải? 2. 8 chữ cái: Nhà thơ Thanh Hải đã có nguyện ước gì cho đất nước? 3. 7 chữ cái: Bài thơ sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nào? 4. 10 chữ cái: Người nông dân có nhiệm vụ tô điểm cho mùa xuân thì người lính có nhiệm vụ gì? 5. 7 chữ cái: Là từ chỉ hình ảnh mùa xuân thứ 2 trong bài thơ này? 6. 8 chữ cái: Là tính từ đánh giá về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ? 7. 13 chữ cái: Một loại nhạc cụ xứ Huế được nhắc đến trong bài thơ? Trò chơi ô chữ được thực hiện theo các bước sau: B1: Xây dựng khung ô chữ. B2: Xây dựng hệ thống câu hỏi B3: Tổ chức cho học sinh chơi. + Chiếu ô chữ lên màn hình. + Học sinh tự do chọn ô chữ hàng ngang. + Giáo viên đặt câu hỏi ấn định thời gian. B4: Giáo viên chiếu đáp án mẫu. Trò chơi ô chữ sẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia, tạo sự sôi nổi hào hứng trong giờ học. Những học sinh thường rụt rè, chưa mạnh dạn trong học tập khi tham gia trò chơi cũng khiến các em trở nên mạnh bạo hơn không chỉ trong học tập mà cả trong các hoạt động tập thể. Trên đây là một số hình thức dạy học khi dạy các bài ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy với sự hỗ trợ của các phần mềm và thiết bị dạy học hiện đại, việc thay đổi các hình thức ôn tập đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng hình thức dạy học, nâng cao hiệu quả trong giờ ôn tập, biến các bài ôn tập, tổng kết nặng nề, khô cứng trở thành những bài giảng sinh động trong đó học sinh là người chủ động tìm ra kiến thức. Bài học có sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho các em trở nên năng động và sáng tạo hơn. 8
File đính kèm:
- sang_kien_mot_so_giai_phap_giang_day_gio_on_tap_tong_ket_mon.doc