Sáng kiến Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng

doc 12 trang sklop9 22/06/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng

Sáng kiến Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến : Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và 
 phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng. 
- Tác giả : Nguyễn Thị Minh Tân
- Đơn vị công tác : Trường THCS Bá Hiến
- Chức vụ : Giáo viên
- Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Văn
 Bình Xuyên, tháng 01/2019 học Văn có chiều hướng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học 
mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như Tiếng Anh,Tin học .... 
Vì thế học sinh chưa trang bị cho mình được nhiều kỹ năng sống để áp dụng vào 
thực tế cuộc sống có hiệu quả.
 Chính vì vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp tích hợp kỹ 
năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng”. 
Nhằm giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh; Nâng cao, làm 
phong phú thêm tâm hồn, tình cảm và nhận thức của các em; Các em sống có 
trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội hơn.
*Các giải pháp:
1. Giải pháp 1:Giáo viên cần có sự đầu tư trong phần chuẩn bị bài dạy.
a. Về kiến thức:
 Giáo viên không chỉ xác định đúng mục tiêu kiến thức của văn bản 
mà còn phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho 
bài giảng như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các 
nguồn thông tin đại chúng (Mạng internet, tranh ảnh, sách vở...).
 *Ví dụ: Giáo viên cần chuẩn cho mình những kiến thức thực tế, có tính 
thuyết phục cao để minh họa cho bài dạy. Cụ thể về việc sử dụng bao bì ni lông, 
về tình trạng hút thuốc lá..., trong quá trình giảng dạy văn bản nhật dụng 
b.Về phương tiện dạy học:
 Các phương tiện dạy học truyền thống như: Sách giáo khoa, bảng phụ 
chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng. Giáó viên có thể 
chuẩn bị thêm các tư liệu như: đĩa nhạc CD, phim ảnh, sơ đồ tư duy... để giúp 
các em cập nhật thông tin nhanh và có hiệu quả.
 *Ví dụ : Khi dạy bài: “Ôn dịch, thuốc lá”, giáo viên cần chuẩn bị thêm 
tấm áp phích, tranh ảnh về tác hại của thuốc lá; vỏ gói thuốc lá ghi dòng chữ 
“Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”; tranh ảnh về những người xanh xao, gầy 
ốm, bệnh tật do hút thuốc lá mà ra. Từ đó giúp mọi người tự nhận thức tác hại 
khủng khiếp của khói thuốc mà tránh xa thuốc lá đồng thời giúp học sinh hình 
thành kỹ năng sống tích cực hơn.
2. Giải pháp 2: Xác định mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng
 Qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về những vấn 
đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng 
cường ý thức công dân đối với cộng đồng.
 2 Sau khi thảo luận, học sinh có thể nói đến những hình ảnh sau: (Chòm 
râu, mái tóc, nụ cười, ánh mắt, khuôn mặt, bộ quần áo, những bữa cơm, nơi ở, 
đôi dép cao su...) 
 Giáo viên tiểu kết: Cuộc sống hiện đại đang từng ngày, từng giờ bủa vây, lôi 
kéo con người, làm thế nào mà có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc 
văn hóa dân tộc. Một hình ảnh vô cùng quen thuộc mà thân thương gần gũi, đọng 
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân Việt nam và bạn bè thế giới là hình ảnh:
 “Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ
 Bác đi từ chiến khu Bác về”
 Hay:
 “Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa che mấy áo sờn”
 Cuộc sống của Người, đức tính của Người mãi mãi là một niềm thơ cho 
hôm nay và mãi mãi mai sau. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở 
thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em trong cuộc sống hiện tại. 
 Với cách mở bài như vậy, học sinh đã được lôi cuốn ngay vào nội dung 
bài học, các em cũng xác định được bước đầu kỹ năng sống mà mình có được, 
đó là khả năng tự làm chủ bản thân, xác định giá trị bản thân và cái gọi là 
“phong cách” của mình sao cho phù hợp.
 Trong bài học này, tôi đặc biệt chú ý dến giáo dục kỹ năng sống cho các 
em ở nội dung phân tích, tìm hiểu phần 2 của văn bản, đó là nội dung: “Nét đẹp 
trong lối sống Hồ Chí Minh”, sau khi đặt câu hỏi thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ 
cho từng nhóm nhỏ để các em tìm hiểu nội dung bài học về nét đẹp của Người 
được tác giả triển khai, chứng minh ở ba phương diện đó là: Nơi ở và làm việc, 
trang phục - đồ đạc, ăn uống để toát lên một lối sống vô cùng giản dị mà thanh 
cao, trong sạch. 
 Giáo viên kết hợp giáo dục kỹ năng sống bằng cách đặt câu hỏi:
 - Cuộc sống của Bác được tác giả Lê Anh Trà đã nêu nằm trong thời kỳ nào 
trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người? Với cương vị đó, em hãy hình 
dung ra cuộc sống của những người có cương vị như vậy cùng thời với Bác?
 (Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kỹ thuật động não, thảo luận 
nhóm và ra quyết định. Trong quá trình thảo luận, Giáo viên chú ý đến kỹ năng 
ứng xử (kỹ năng giao tiếp), kỹ năng hợp tác để cùng hoàn thành một nhiệm vụ 
 4 sinh nhận thức rõ ràng, “học vấn không phải là chuyện đọc sách nhưng đọc sách 
là con đường quan trọng của học vấn”, qua đó giáo viên khích lệ ý thức học và 
tự học thông qua sách vở, thấy được vai trò, mối quan hệ giữa đọc sách với học 
vấn, tương lai, sự nghiệp, cuộc sống của mỗi con người sau này, hướng các em 
tới kho tàng kiến thức vô hạn của nhân loại.
 Về cách chọn sách giáo viên rèn kỹ năng sống của học sinh bằng cách 
hướng cho các em biết lựa chọn và biết ra quyết định khi mua sách bằng câu 
hỏi: Em có nhận xét gì về thị trường sách tham khảo hiện nay? Trước hiện thực 
đó, em phải làm gì? 
 (Học sinh động não và thảo luận nhóm để dễ dàng đưa ra quyết định: Thị 
trường sách tham khảo hiện nay rất phong phú và đa dạng, cách trình bày rất bắt 
mắt, rất đẹp về mặt hình thức để thu hút sự chú ý của người nhìn, trên thực tế, 
nếu không có một vốn kiến thức nào đó thì sẽ không biết cách lựa sách, nhiều 
khi mua 2 đến 3 đầu sách khác nhu về nhưng nội dun g lại na ná giống nhau, đôi 
khi có cuốn sách lại là sự chụp giật, sao chép từ rất nhiều cuốn khác, nội dung sơ 
sài, chung chung dẫn đến việc mua về mà không dùng được, tốn thời gian để 
đọc, tốn công sức, tiền bạc... Trước khi mua sách phải chọn cho tinh) 
 Sau khi học hết phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra trong bài, thì 
giáo viên giáo dục học sinh tự nhận thức lại quá trình đọc sách của bản thân 
mình để sửa chữa, tìm ra cách đọc tốt nhất với mục đích nâng cao kiến thức chứ 
không phải là đọc qua loa, đọc cho có, cho xong. Học sinh cần nâng niu, trân 
trọng các cuốn sách, đọc để tìm hết cái hay, cái đẹp của cuốn sách trên tay mình. 
 Ví dụ 3: Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của nguyên 
Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ ngoại giao Vũ Khoan. 
 Tuy văn bản đã ra đời cách đây trọn một thập niên nhưng nội dung của nó 
đến giờ đối với thế hệ trẻ Việt Nam còn nguyên giá trị, khi Việt Nam chưa thực 
sự thoát khỏi tình trạng của một nước nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, kém phát 
triển. Trong văn bản chia 3 nội dung kiến thức (Trong hành trang để bước vào 
thế kỷ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất; những điểm 
mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam; nhiệm vụ cần phát huy điểm mạnh, 
khắc phục điểm yếu).
 Trong văn bản này, giáo viên sẽ kết hợp giáo dục kỹ năng sống bên cạnh 
việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức theo chuẩn bằng cách đặt câu hỏi để 
các em suy nghĩ tự nhận thức bản thân, làm chủ bản thân.
 6 - Trong phần 3 giáo viên tiếp tục đưa ra câu hỏi: Thực tế, vũ khí hạt nhân 
đã được sử dụng trên trái đất chưa? Nếu có, nó đã gây ra thảm họa như thế nào? 
Thái độ của em trước việc chạy đua vũ trang?
 Học sinh sẽ thực hiện yêu cầu của giáo viên, sau đó giáo viên cho các em 
trình bày 1 phút suy nghĩ của mình trước tập thể lớp (kỹ thuật trình bày 1 phút 
và qua đó giáo dục kỹ năng tự tin khi giao tiếp, kỹ năng nghe, nhận xét và phê 
phán của từng học sinh được gọi để nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn) 
 Gọi 2 đến 3 em trình bày trước lớp để đi đến nhận định: Cách lập luận 
chặt chẽ, sử dụng phép so sánh tương phản giữa chạy đua vũ trang và khả năng 
cải thiện cuộc sống tốt đẹp của con người. Học sinh thấy được tính chất phi lý 
và vô nhân đạo của chạy đưa vũ trang. Thế mà hàng ngày, hàng giờ các chính 
sách, những khoản tiền khổng lồ vẫn được tiếp tục chi trả cho công việc chạy 
đua chết người và hủy diệt đó, con người vẫn đang bị đe dọa và đối diện trực 
tiếp với cái chết. Trong khi đó, để có được sự sống con người vẫn ngày đêm vật 
lộn, kiếm tìm giành giật với tử thần bằng mọi cách trên giường bệnh, không lý 
do gì để những kẻ hiếu chiến đẩy cả nhân loại tới thảm họa hủy diệt. Thực tế hai 
quả bom nguyên tử tiêu diệt hoàn toàn sự sống của hai thành phố xinh đẹp 
Hirosima và Nagasaki. Gần một thế kỷ đã trôi qua, đến nay người dân Nhật Bản 
vẫn ảnh hưởng nặng nề di chứng của chiến tranh, hàng ngàn, hàng vạn người 
dân vẫn đang bị căn bệnh máu trắng và hàng loạt căn bệnh hiềm nghèo khác 
hành hạ. Như vậy, chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí của cả tự nhiên và lý 
trí con người. Nếu số tiền khổng lồ ấy được chuyển sang các mục đích phi quân 
sự thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn, cuộc sống của con người sẽ đúng với nghĩa 
“người” hơn. 
 Kết thúc văn bản, trong mục củng cố kiến thức, giáo viên có thể cho học 
sinh đúng trước một tình huống: Nếu em có cơ hội được cử là người đại diện của 
tầng lớp thanh thiếu niên được nói lên suy nghĩ của mình trong một cuộc họp của 
đại hội đồng Liên hiệp quốc tế về cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, em sẽ nói gì? 
 Giáo viên sẽ giáo dục các em kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, khả năng đánh 
giá, bình luận, nêu lên suy nghĩ của mình trước một vấn đề lớn, sau đó trình bày 
một cách tự tin, thuyết phục trước lớp, qua đó giáo viên cũng gián tiếp góp phần 
hình thành kỹ năng giao tiếp cho các em trong cuộc sống. 
 (HS có quyền tự do phát biểu, thuyết phục và nêu ra dẫn chứng để kêu 
gọi, lên án chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang. Như vậy, giáo viên đã 
góp phần cho các em thấy được các em đã và đang phải đối mặt với điều gì 
 8 của các bạn. Ngoài ra đối với một số bạn khó khăn, học sinh cũng thể hiện trực 
tiếp bằng những hành động cảm thông chia sẻ, giúp đỡ về mặt vật chất cũng như 
tinh thần, để các em ý thức sâu sắc rằng: “Chăm lo sự phát triển của trẻ em là 
nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá sự 
văn minh của một quốc gia” vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” 
 Tóm lại: Việc học tập các văn bản nhật dụng là rất cần thiết vì qua đó 
giúp các em nắm được các vấn đề bức thiết và cấp thiết đòi hỏi cần giải quyết, 
từ đó liên hệ vào cuộc sống. Có thể nói qua văn bản nhật dụng học sinh tiếp 
cận được rất nhiều kỹ năng sống để sống tốt hơn và biết cùng cộng đồng tạo 
lập một cuộc sống văn minh, tiến bộ, hạnh phúc, đầy tình yêu thương...Do đó 
việc vận dụng các giải pháp trên vào giảng dạy sẽ góp phần giúp cho giáo 
viên dạy tốt và học sinh học tốt hơn về văn bản nhật dụng.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến có tính khả thi cao và được áp dụng trong việc dạy- học môn 
Ngữ văn Trung học cơ sở (phần văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9).
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia 
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung 
sau:
 + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả:
 . Lợi ích kinh tế: Không tốn kém kinh phí phục vụ cho quá trình giảng 
dạy. Rèn kỹ năng sống giúp các em hòa nhập và sống tốt hơn trong cuộc đời 
 . Lợi ích xã hội: Học sinh nắm vững được các kỹ năng sống cơ bản, biết 
vận dụng kỹ năng sống một cánh linh hoạt trong đời sốt thường nhật. Chất lượng 
được nâng cao rõ rệt, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. 
 + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
 . Ứng dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ Văn khối 6,7,8,9 trường THCS 
Bá Hiến.
 . Ứng dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ Văn trường THCS trong toàn 
huyện.
- Các thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần bảo mật. 
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_mot_so_giai_phap_tich_hop_ky_nang_song_va_phat_huy.doc