Sáng kiến Một vài kinh nghiệm dạy - học bài hướng dẫn đọc thêm

docx 15 trang sklop9 28/08/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một vài kinh nghiệm dạy - học bài hướng dẫn đọc thêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Một vài kinh nghiệm dạy - học bài hướng dẫn đọc thêm

Sáng kiến Một vài kinh nghiệm dạy - học bài hướng dẫn đọc thêm
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY – HỌC BÀI 
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 1 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Đối với việc dạy học Ngữ văn, phương pháp dạy học truyền thống là lấy giáo 
viên làm trung tâm đã tồn tại nhiều năm nay. Nó trở thành một phương pháp có khó 
thay đổi. Thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi đó là cách học theo điệu “ sáo” . Nghĩa là chỉ 
bắt chiếc và nhắc lại, không hề có tính sáng tạo, hiệu quả thấp. Tình hình đó đặt ra một 
vấn đề bức thiết đối với đội ngũ giáo viên nói riêng, với ngành giáo dục nói chung là 
phải đổi mới.
 Hạt nhân của sự đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, đề 
cao vai trò của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Người thầy là người tổ chức các hoạt động nhận thức và có vai trò quyết định đối với 
quá trình tổ chức hoạt động của trò.
 Từ khi đổi mới đến nay, giáo dục tích cực theo hướng lấy học sinh là trung tâm 
không chỉ đem lại một sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới mà cũng là con 
đường có triển vọng để nhận thức lại cơ chế dạy học văn, đặc biệt là dạy tác phẩm văn 
chương.
 Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn tác động đến việc thay đổi chương 
trình, nội dung sách giáo khoa, cách đánh giá học sinh, kết quả học tập  Một chương 
trình Ngữ văn THCS. Bên cạnh loại bài dạy học theo cách truyền thống: Thầy và trò 
cùng hoạt động tìm hiểu toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm thì còn loại 
bài khác- loại bài “ hướng dẫn đọc thêm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đây không phải là loại bài mới, nhưng vì chưa có một giáo trình nào định 
hướng một cách rõ ràng cụ thể phương pháp dạy học nên hầu hết giáo viên hết sức 
lúng túng khi dạy loại bài này.
 Qua quá trình dạy học, tự tìm tòi, học hỏi thêm đồng nghiệp chúng tôi dần dần 
hình thành cho mình một phương pháp dạy- học loại bài này và bước đầu có kết quả. 
Mong rằng cùng với kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên kết hợp với kinh nghiệm 
từ sáng kiến này thì việc dạy và học kiểu bài này sẽ đạt kết quả cao. Trong phạm vi 
một sáng kiến kinh nghiệm, xin được nêu một vài kinh nghiệm của bản thân về dạy 
loại bài hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh lớp 9 năm học 2016- 2017 năm học 2016- 2017 trường THCS Nguyễn 
 Tất Thành- Nam Dong- Cư Jut- ĐăkNông
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp đọc văn bản
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp quan sát
 3 Bên cạnh hệ thống văn bản học chính thức, thì loại văn bản hướng dẫn đọc thêm này góp 
 phần làm giàu kiến thức văn cho học sinh. Đặc biệt nó có một vị trí quan trọng trong việc rèn 
 luyện kĩ năng- phương pháp tự học, tự nghiên cứu một văn bản văn chương cho học sinh, 
 góp phần hình thành ở các em một “ Văn hóa đọc” đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy 
 học Văn “ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”.
 c. Đặc trưng cơ bản về phương pháp dạy học loại bài hướng dẫn đọc thêm.
 Đặc trưng cơ bản về phương pháp dạy học loại bài này: coi trọng yếu tố tự học của trò 
 thông qua sự hướng dẫn một cách khoa học của thầy, gợi mở phương pháp nhiều hơn là dạy 
 kiến thức. Khác với loại bài dạy học chính thức là thầy và trò“đồng cảm thụ đồng hoạt động, 
 đồng sáng tạo”.
 * Cơ sở thực tiễn.
 a. Thực trạng dạy học bài hướng dẫn đọc thêm.
 Thực tế giảng dạy hiện nay đang tồn tại 2 khuynh hướng- 2 cách dạy loại bài này:
 Cách 1: Để học sinh tự hoạt động thông qua hình thức giáo viên nêu một số câu hỏi- trò 
 trả lời.
 Cách 2: Thầy trò cùng hoạt động, tìm hiểu một vài nét sơ lược về nội dung và nghệ thuật của 
 tác phẩm.
 2.2 Thực trang của vấn đề
 Nguyên nhân của thực trạng như đã nêu ban đầu là chưa có một trường Sư phạm, hay 
 cấp chỉ đạo chuyên môn nào cung cấp cho sinh viên phương pháp cụ thể dạy- học loại bài 
 này, và sách giáo viên cũng không hướng dẫn cụ thể, nên giáo viên phải tự bơi trong “ sáng 
 tạo”.
 Kết quả của cách dạy này dẫn đến yếu tố “ hướng dẫn” của thầy và kĩ năng tự học và đọc 
 thêm của trò không thực hiện được, hoặc nếu có thể thì cũng rất mờ nhạt, điều đáng buồn 
 hơn là các em không nắm được đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, do vậy mà kiến 
 thức của các em nghèo đi.
 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn như trên, đặt chúng tôi- những giáo viên dạy Ngữ văn phải 
tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm để hình thành dần phương pháp dạy- học tối ưu cho loại bài 
này nhằm khắc phục những hạn chế như đã nêu, góp phần nâng cao hiệu quả dạy- học văn 
trong nhà trường. Sau đây xin nêu một vài kinh nghiệm bước đầu của bản thân.
 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
 * Về nguyên tắc.
 Coi trọng yếu tố hướng dẫn- tự học của loại bài hướng dẫn đọc thêm và ý nghĩa của nó 
 trong việc hướng dẫn kĩ năng, tiến đến hình thành, xây dựng một phương pháp tự học- 1văn 
 5 • Với loại bài này trên cơ sở câu hỏi SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu sâu 
 2 vấn đề cơ bản:
 - Đặc sắc về nội dung.
 - Đặc sắc về nghệ thuật.
 Ở mỗi phần giáo viên phải cung cấp cho học sinh hệ thống câu hỏi vừa đủ để định 
 hướng, gợi mở cho các em tự tìm hiểu đặc sắc nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn 
 bản.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thông qua hệ thống câu hỏi đó.
 • Vai trò của thầy giáo trong phần hướng dẫn đọc- hiểu văn bản, vừa hướng dẫn, vừa
 tổ chức cho các em hoạt động tìm hiểu, vừa là thư kí chắt lọc- ghi lại kết quả tự tìm hiểu 
 của từng cá nhân- tập thể lớp, vừa giúp đỡ với tinh thần góp thêm một cách hiểu để định 
 hướng và làm phong phú thêm kết quả cảm thụ ở các em.
a. Hướng dẫn học phần tổng kết.
 Cũng thông qua hệ thống câu hỏi( 2 hoặc 3 câu) giáo viên định hướng để học sinh tự tổng 
kết rút ra đặc sắc giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản và giúp các em chắt lọc, tự ghi 
lại nội dung cơ bản của phần tổng kết. Lưu ý phần này có tác dụng rất lớn trong việc rèn kĩ 
năng tổng hợp, khái quát, kĩ năng nói ở học sinh nên thầy giáo không được làm thay.
b. Hướng dẫn học sinh tiếp tục học ở nhà.
 Đối với loại bài hướng dẫn đọc thêm phần này có ý nghĩa quan trọng, giúp các em nắm 
chắc hơn những điều đã được hướng dẫn ở lớp, trên cơ sở đó đi sâu tìm hiểu thêm những vấn 
đề chưa được thầy giáo và bạn học đề cập đến. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em tiếp tục 
tự mình đọc thêm tác phẩm ở nhà một cách cụ thể, với một mục đích rõ ràng, tránh hình thức 
qua loa, chiếu lệ.
 c. Một thiết kế minh họa.
 Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 A. Yêu cầu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Cảm nhận dược tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà- ôi trong 
 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, 
 đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
 - Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng 
 với bố cục đặc sắc của bài thơ. 
 B. Chuẩn bị: 
 - GV: giáo án
 - HS: học bài, làm bài tập và soạn bài.
 C. Tiến trình giờ học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
 7 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản
 GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc giọng II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 tha thiết, chú ý các điệp khúc.
 GV đọc mẫu.
 HS theo dõi giọng đọc
 GV: Về đặc sắc nội dung ở bài thơ này 1. Hình ảnh người mẹ Tà- Ôi.
 ta phải đi sâu tìm hiểu vấn đề gì?
 ( Nhân vật nào?)
 GV: Phân tích nhân vật bà mẹ ta phải 
 làm gì?
 HS: Tình cảm của bà mẹ.
 GV: Hình ảnh người mẹ Tà- Ôi có 
 những nét nào đáng quý?
 HS: Thương con, yêu quê hương, đất 
 nước.
 GV: Hiện lên qua lời ru của mẹ là tình - Thương con:
 yêu thương con như thế nào? + Mong con sớm trở thành chàng trai 
 + Mong con sớm trở thành chàng Tà- Ôi cao lớn, khỏe mạnh phi thường 
 trai Tà- Ôi cao lớn, khỏe mạnh để có thể vung chày lún sân, giã gạo cho 
 phi thường để có thể vung chày hạt gạo trắng ngần để cho bộ đội ăn no 
 lún sân, giã gạo cho hạt gạo đánh thắng giặc, có thể phát mười núi 
 trắng ngần để cho bộ đội ăn no K- Lưi.
 đánh thắng giặc, có thể phát + Mơ được thấy Bác Hồ, thành người tự 
 mười núi K- Lưi. do.
 + Mơ được thấy Bác Hồ, thành 
 người tự do.
 GV:Tình yêu quê hương đất nước thể - Yêu quê hương đất nước.
 hiện qua những câu thơ nào? + Thương làng đói
 - Yêu quê hương đất nước. + Thương bộ đội.
 + Thương làng đói + Giã gạo để nuôi bộ đội.
 + Thương bộ đội. + Tham gia sản xuất.
 + Giã gạo để nuôi bộ đội. + Đi chuyển lán, đi đạp rừng, đi giành 
 + Tham gia sản xuất. trận cuối.
 + Đi chuyển lán, đi đạp rừng, đi 
 giành trận cuối. 
 GV: Những câu thơ đó cho em cảm 
 nhận gì về tình yêu quê hương đất 
 nước?
 ( HS bộc lộ cảm nhận của mình) .
 GV định hướng bằng hành động của 
 mẹ tham gia sản xuất ở hậu phương 
 phục vụ tiền tuyến chiến đấu: giã gạo, 
 tỉa bắp. Mẹ trực tiếp tham gia vào công 
 việc kháng chiến với tinh thần quyết 
 tâm, với lòng tin thắng lợi. 
 9 4.Tổng kết và hướng dẫn học tập
 4.1. Củng cố
 - Từ hình ảnh của người mẹ Tà-Ôi, em có liên hệ gì về tình yêu quê hương đất nước, ý 
chí chiến đấu giành độc lập tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu 
nước?
 - Nắm được kiến thức bài học.
 4.2. Hướng dẫn học tập
 - Học thuộc bài thơ
 - Tiếp tục tìm hiểu một số khía cạnh nội dung( yêu thương con, yêu bộ đội, yêu 
 lãnh tụ bà mẹ đã làm gì?) và nghệ thuật của bài thơ( thể hiện qua những chi tiết cụ 
 thể).
 - Soạn bài: “ Ánh trăng”
 2.4. Kết quả đạt được.
 * Về định tính:
 Bước đầu học sinh biết cách đọc thêm một tác phẩm cụ thể; sự tiến bộ của học sinh thể 
hiện rõ qua bài soạn của các e về loại bài hướng dẫn đọc thêm. Đa phần trong bài soạn các 
em đã nêu được một vài nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nó chỉ là bước 
đầu nhưng có tác dụng làm cơ sở cho việc dạy và học ở trên lớp.
 * Về định lượng
 Kết quả kiểm tra 15 phút của bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” so với 
những năm trước khi chưa thực hiện kinh nghiệm này, học sinh có nhiều tiến bộ.
 Đề kiểm tra 15 phút:
 Tình cảm và ước vọng của người mẹ Tà- Ôi thể hiện như thế nào qua 3 khúc ru?
 Số lượng HS Giỏi Khá Trung bình Yếu
 35 5 7 23 0
 3. Kết luận và kiến nghị
 3.1. Kết luận
 Hướng dẫn đọc thêm là loại bài có tác dụng làm giàu vốn văn chương , rèn luyện kĩ 
năng tự học, tự cảm thụ và bước đầu xây dựng cho học sinh một văn hóa đọc.
 Là một giáo viên tuổi nghề còn ít, vốn kinh nghiệm chưa nhiều, những điều nêu trên 
mới chỉ là bước đầu mong muốn làm phong phú hóa- tiến đến góp phần định hình phương 
 11 Tài liệu tham khảo
1. Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9- NXB GD.
2. Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9- Sách giáo viên- NXB GD
3. Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS môn Ngữ văn – NXB GD.
4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn- 
 Viện khoa học gioa dục- 2002.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III( Năm học 2004- 2007 môn Ngữ văn- 
 Quyển I)- NXB GD.
6. Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT- ĐHSP Huế- Tài liệu 
 lưu hành nội bộ.
7. Tham khảo trên mạng Internet.
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_mot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_bai_huong_dan_doc_them.docx