Sáng kiến Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở trường THCS Lê Đình Chinh

doc 31 trang sklop9 14/07/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở trường THCS Lê Đình Chinh

Sáng kiến Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở trường THCS Lê Đình Chinh
 Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói 
môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh
==========================================================================================================
 PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH
 TÊN SÁNG KIẾN
 MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHẰM RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO 
 HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT LUYỆN NÓI MÔN NGỮ 
 VĂN Ở TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung 
 Chức danh: Giáo viên
 Trình độ chuyên môn: Đại học 
 Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn
 Krông Ana, tháng 02 năm 2017
 1
==========================================================================================================
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Trường THCS Lê Đình Chinh Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói 
môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh
 ==========================================================================================================
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng chủ đạo của 
chiến lược dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Hiện nay các nước trên thế 
giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một căn cứ để hình 
thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, 
viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động 
tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, 
truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Nói là hoạt 
động sử dụng ngôn ngữ cùng các yếu tố kèm theo nhằm truyền đạt một thông tin 
nào đó tới người nghe.
 Từ xưa đến nay, ngôn ngữ - tiếng nói đã góp phần quan trọng trong giao tiếp, 
trao đổi thông tin, biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng 
trong biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Vì thế, giáo dục lời nói trong giao tiếp 
từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng:
 “Lời nói không mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
 Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương trình môn 
Ngữ văn nhấn mạnh trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là 
làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo theo các kiểu 
văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng 
lực cảm nhận và bình giá văn học. Chính vì thế, SGK Ngữ văn THCS đã chú trọng 
hơn tới việc hình thành và phát triển kỹ năng nói. Đây là một trong những điểm 
mới về quan điểm dạy học của môn học.
 3
 ==========================================================================================================
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Trường THCS Lê Đình Chinh Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói 
môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh
 ==========================================================================================================
đoạn văn, luyện nói trong giờ Tập làm văn hay tiết trả bài tính chủ động của học 
sinh vẫn còn ít. Vì vậy, tôi băn khoăn đặt ra câu hỏi làm thế nào để các em mạnh 
dạn hơn trong giờ học đặc biệt là kể chuyện, tập làm văn nói và có hứng thú học 
tập. Tiếp đó, rèn những kỹ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp là 
một mảng vô cùng quan trọng trong dạy phân môn Tập làm văn.
 Xuất phát từ lý do trên tôi nhận thấy mình cần phải suy nghĩ tìm tòi để tìm ra 
những phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm thu hút được mọi đối tượng học 
sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Bởi vậy tôi xin đưa 
ra: “Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết 
luyện nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh”. Đến nay tôi đã tạo 
được một bước đột phá trong chuyên môn của mình. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 a) Mục tiêu: 
 Với đề tài này không những giúp học sinh nắm vững, nắm chắc các kiến thức 
về các kiểu bài làm văn trong chương trình mà qua đó còn rèn cho học sinh hình 
thành bốn kĩ năng cơ bản đó là nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nói. Học 
sinh từ chỗ còn lo lắng, rụt rè, nói còn ngập ngừng vấp váp đến chỗ nói tốt hơn, lưu 
loát, ngừng nghỉ đúng chỗ. Hơn nữa nói có kết hợp với ánh mắt cử chỉ, thái độ, tình 
cảm. Không những thế, qua tiết luyện nói còn phát hiện được chỗ yếu của học sinh, 
giúp học sinh khắc phục được những điểm yếu để viết tốt bài làm văn... Từ đó có 
thể rèn luyện cho học sinh khả năng thể hiện, bộc lộ khả năng giao tiếp của mình 
trong nhà trường và ngoài xã hội góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng như 
chất lượng chung của toàn trường .
 Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao kĩ năng nói cho học sinh là việc làm hết 
sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên. Chính vì lẽ đó tôi muốn đưa ra một số 
 5
 ==========================================================================================================
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Trường THCS Lê Đình Chinh Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói 
môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh
 ==========================================================================================================
 Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn. Qua 
luyện tập thực hành thì mới hình thành kĩ năng nói một cách có hiệu quả.
 - Phương pháp giao tiếp:
 Phương pháp này giúp học sinh mạnh dạn hơn để phát triển kĩ năng nói.
 - Phương pháp phân tích ngôn ngữ : 
 Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên phải chọn những từ ngữ dễ lẫn, 
tùy theo từng địa phương, tùy theo tình hình lớp. Cách phân tích phải dễ hiểu, 
không sử dụng thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh.
 - Phương pháp quan sát :
 Đây là phương pháp mà đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị một số đồ 
dùng học tập và một số câu hỏi nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả.
 - Phương pháp điều tra, thống kê kết quả: 
 Phương pháp này nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua từng 
giai đoạn.
 II. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lý luận
 Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng rất quan trọng đối với bộ môn Ngữ văn. 
Rèn kĩ năng nói cho học sinh không chỉ là công việc ngày một ngày hai, cũng 
không phải một thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn rèn luyện là có thể thành công đối 
với các em. Mà đó là một quá trình nỗ lực tự bản thân học sinh cố gắng rèn luyện, 
có người hướng dẫn là các giáo viên dạy môn Ngữ văn, sự giám sát nhắc nhở của 
các thầy cô giáo bộ môn cùng phối hợp với cha mẹ học sinh mới tạo nên sự thành 
công ấy. Bởi vậy mà việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là một nhiệm vụ 
không thể thiếu đối với mỗi thầy cô giáo.
 7
 ==========================================================================================================
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Trường THCS Lê Đình Chinh Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói 
môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh
 ==========================================================================================================
phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng. 
Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy học văn, là biện pháp 
góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ 
giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã 
hội. 
 Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không 
chỉ ở học đường mà của toàn xã hội khi tình trạng các em nói chưa lưu loát, phát 
âm chưa chuẩn, dẫn đến sự lệch lạc về lời ăn tiếng nói trong học tập cũng như 
trong giao tiếp.
 2. Thực trạng
 Chúng ta biết rằng: Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những 
con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị 
chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong 
xã hội hiện đại. Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối các hoạt động dạy 
học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy các kĩ năng làm văn. Một tiết dạy học Ngữ văn đạt 
hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó 
chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học. Mặt 
khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội 
dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy 
học. Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp 
dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm 
rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng nói là vô cùng 
quan trọng. Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. 
Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt 
thông tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ 
văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn 
 9
 ==========================================================================================================
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Trường THCS Lê Đình Chinh Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói 
môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh
 ==========================================================================================================
 Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên, nói lủng 
củng ngập ngừng không rõ ràng, không nói được điều muốn nói, không kết hợp 
được các yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng Một thực trạng nữa 
của giờ luyện nói trên lớp là học sinh thường nói như đọc (học thuộc lòng bài nói 
rồi lên lớp đọc lại) làm cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên, thiếu tư thế và tác 
phong của giờ luyện nói. Qua một số tiết học đầu năm, tôi đã thử kiểm tra và phân 
loại đối tượng học sinh một lớp theo khả năng nói với kết quả thu được như sau:
 Lớp Sĩ Kĩ năng nói tốt Kĩ năng nói chưa tốt
 số Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
 6A2 36 6 17% 30 83%
 Điều đáng nói ở đây là đối với học sinh lớp 6, là học sinh lớp đầu cấp, vừa 
rời cấp tiểu học bước sang cấp Trung học cơ sở nên các em còn nhiều bỡ ngỡ trong 
việc tiếp cận các môn học, đặc biệt là môn Ngữ văn. Các em tiếp thu kiến thức còn 
thụ động, thiếu tích cực, thiếu chủ động sáng tạo. Ngay cả trong việc tiếp xúc với 
giáo viên các em vẫn cảm thấy lo sợ khi phải nói, phải trình bày một vấn đề nào đó. 
Mặt khác, về phía giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất nhiều thời gian, chú 
trọng nhiều vào việc dạy các tri thức mà bỏ qua khâu luyện kĩ năng nói cho 
học sinh. 
 Mặc dù nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người thành 
công qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa 
nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết. Thời gian luyện nói lại có hạn không tạo được 
điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn 
cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Do vậy mà trong một tiết 
luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh chậm 
 11
 ==========================================================================================================
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Trường THCS Lê Đình Chinh

File đính kèm:

  • docsang_kien_mot_vai_kinh_nghiem_nham_ren_ki_nang_noi_cho_hoc_s.doc