Sáng kiến Nâng cao hứng thú học Tiếng Anh của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa

docx 81 trang sklop9 01/06/2024 950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Nâng cao hứng thú học Tiếng Anh của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Nâng cao hứng thú học Tiếng Anh của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa

Sáng kiến Nâng cao hứng thú học Tiếng Anh của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI
 MÃ SKKN
 SÁNG KIẾN
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH THÔNG QUA 
 CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
 
 Lĩnh vực: Tiếng Anh
 Cấp học: THCS 
 Tên tác giả: Phạm Ngân Hà
 Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angiêri
 Chức vụ: Giáo viên
 Năm học: 2022-2023
 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 
 DANH MỤC VIẾT TẮT
 Chữ cần viết tắt Chữ cái viết tắt
 Trung học cơ sở THCS
 Sách giáo khoa SGK
 Nhà xuất bản giáo dục NXB GD
 Trang 3 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 
đề của riêng nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược 
phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. 
 Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện phát phát huy tính tích cực của học sinh 
ở môn tiếng Anh 6”
2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm:
 Nghiên cứu đề tài này tôi muốn cung cấp thêm một số lý luận về phương pháp dạy 
học mới – phương pháp tích cực, đặc biệt ở môn tiếng Anh THCS: đó là phát huy tốt 
nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn 
ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Học sinh cần phải được trang bị cách thức 
học tiếng Anh và ý thức tự học tập, rèn luyện. Người học là chủ thể, cần phải biết cách 
tự học để có thể nắm vững tiếng nước ngoài. Đồng thời tôi cũng đề xuất một số phương 
pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong môn ngoại ngữ: Đó là 
phương pháp truyền đạt trực tiếp, phương pháp dạy học giao tiếp, phương pháp nghiên 
cứu và sử dụng tài liệu tham khảo, phương pháp làm việc và thảo luận theo cặp, nhóm 
nhỏ và sử dụng một số thiết bị dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 6 trường THCS. 
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 
Học sinh lớp 6A2, 6A10 do tôi trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh.
5. Các phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứ 
sau:
 1. Phương pháp quan sát
 Quang sát các hoạt động học tập của học sinh trên lớp cũng như ở nhà để thấy được 
việc học tập bộ môn tiếng Anh của các em.
 2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
 Thông qua kết quả bài kiểm tra, vở ghi, vở bài tập,
 3. Phương pháp đàm thoại
 Thông qua trao đổi với giáo viên, học sinh để tìm ra phương pháp dạy học phát huy 
được tính tích cực học tập của học sinh trong việc học môn ngoại ngữ.
 4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Trang 5 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 
 PHẦN II
 NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận của vấn đề.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung 
ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể 
chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục , điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp 
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức 
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, 
chống lại thói quen học tập thụ động.
 Theo lý luận dạy học: Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt 
trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi 
học. Tính tích cực trong hoạt động học tập – về thực chất – là tính tích cực nhận thức, 
đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng, trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm 
lĩnh tri thức.
 Trang 7 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 
một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội 
dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá chứ không phải chỉ liên quan đến 
phương pháp dạy và học.
 Những biểu hiện tích cực đặc trưng của học sinh trong hoạt động học tập bộ môn ngoại 
ngữ được thể hiên ở những mặt chủ yếu sau: 
 - Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây 
hứng thú học tập.
 - Từ chỗ có nhu cầu tiếp thu kiến thức, rèn luyện và vận dụng kĩ năng trong giao tiếp, 
học sinh sẽ tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy (vốn từ, quy 
tắc ngữ pháp,) để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các 
tình huống giao tiếp.
 - Học sinh chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng 
xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 - Học sinh biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết thông 
qua ngoại ngữ.
 - Học sinh biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm, hợp tác với các bạn khi cần thiết 
trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu và nhiệm vụ của thầy.
 - Học sinh biết cách tự học, biết chủ động trình bày những ý định của mình thông qua 
giao tiếp nói và viết.
 Trên đây là một số nét biểu hiện chính của phương pháp dạy học mới (phương pháp 
tích cực). Phương pháp tích cực là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ đông, sáng tạo của người học, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt 
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người 
học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, đành rằng để 
dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương 
pháp thụ động.
 Từ những cơ sở lý luận trên tôi nhận thấy việc phát huy được tính tích cực của học 
sinh trong việc học môn ngoại ngữ là cực kỳ quan trọng. Đây chính là biểu hiện của việc 
áp dụng phương pháp dạy học mới – phương pháp tích cực và cũng chính là những năng 
 Trang 9 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 
 *. Động cơ của học sinh trong quá trình học tập
 Động cơ
 Hứng thú
 Tự giác Sáng tạo
 Tích cực Độc lập
 *. Mục tiêu của dạy và học tích cực
 - Kiến thức.
 - Kĩ năng.
 - Thái độ.
 *. Đặc trưng của phương pháp tích cực
 - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
 - Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
 - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
 - Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.
 Trang 11 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 
 - Lớp học không nên quá đông (30 – 35 học sinh). Giáo viên phải chuẩn bị tốt các giáo 
cụ trực quan và thể hiện tốt vai trò là một họa sĩ, diễn viên, ca sĩ, trong tiết dạy. Giáo 
viên phải chuẩn bị nhiều tình huống, chủ đề, chủ điểm sát thực với cuộc sống hàng ngày.
 - Áp dụng phương pháp này trong từng tiết cụ thể và biết vận dụng một số thủ thuật 
thích hợp trong giảng dạy.
 - Cần phải gây động cơ học tập ở học sinh (thông qua việc xây dựng chương trình học 
tập hợp lí, tạo môi trường tiếng và tình huống lời nói thích hợp, sáng tạo. Chính môi 
trường tiếng là điều kiện góp phần đáng kể vào việc hình thành hứng thú và nhu cầu học 
ngoại ngữ. Từ đó sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 
học sinh trong việc sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp.
 - Cần tập trung hình thành kĩ xảo, kĩ năng lời nói ngoại ngữ trong quá trình dạy học 
ngoại ngữ, nhưng không tách rời việc cung cấp các tri thức ngôn ngữ cần thiết. Phải hiểu 
rằng việc hình thành kĩ xảo, kĩ năng lời nói, dù bằng con đường nào (có ý thức hay bắt 
chước) cũng đều phải sử dụng những vật liệu ngôn ngữ cụ thể theo những quy tắc nhất 
định.
 *. Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 6 , Bài 9, Tiết 72
 - Dùng tranh về một bưu thiếp: 
 Trang 13 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 
 Phương pháp giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là nó bao trùm mọi 
phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã 
hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt 
phương pháp giao tiêp coi hình thành và phát triển bốn kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, 
đọc và viết là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như 
ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kĩ 
năng giao tiếp. Vì vậy phương pháp giao tiếp thực sự giúp cho học sinh có khả năng sử 
dụng được tiếng Anh để giao tiếp.
 *. Một số lưu ý
 - Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng vai trò 
chủ đạo trong quá trình dạy học; tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em 
trong luyện tập thực hành. Ở cấp THCS (lớp 6 và 7), học sinh cần rèn luyện sâu kĩ năng 
nghe, nói, đọc, viết. Muốn thực thiện được cá nhân phải tích cực và tự giác tham gia thực 
hành, không sợ mắc lỗi, và cần lưu ý rằng độ lưu loát ngôn ngữ trong giai đoạn này là 
rất quan trọng. Điều kiện tối thiểu để học sinh thực hành kĩ năng ngôn ngữ là một lớp 
học không quá đông (khoảng 30 học sinh/lớp); có đầy đủ các thiết bị nghe nhìn như cát-
xét, băng/đĩa CD, tranh tình huống. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nên nhấn 
mạnh vào bốn kĩ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kiến thức ngôn 
ngữ luôn được ưu tiên trong bất kì hình thức nào.
 Khi vận dụng phương pháp giao tiếp, giáo viên cần lưu ý:
 - Giảm thiểu tối đa thời gian nói trên lớp của giáo viên, tăng cường thời gian sử dụng 
ngôn ngữ của học sinh.
 - Dạy học theo phương pháp gợi mở: giáo viên chỉ gợi mở và dẫn dắt để học sinh tự 
tìm giải đáp và con đường đi của mình.
 - Động viên tất cả các kiến thức sẵn có của mình về văn hóa, xã hội cũng như ngôn 
ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ.
 - Có thái độ tích cực với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất 
yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn 
bè.
 Trang 15 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_nang_cao_hung_thu_hoc_tieng_anh_cua_hoc_sinh_thong.docx