SKKN Áp dụng một số động tác bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh Lớp 9 trường Trung học cơ sở Cửa Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng một số động tác bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh Lớp 9 trường Trung học cơ sở Cửa Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng một số động tác bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh Lớp 9 trường Trung học cơ sở Cửa Nam
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ÁP DỤNG MỘT SỐ ĐỘNG TÁC BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỬA NAM LĨNH VỰC: THỂ DỤC PHẦN I: PHẦN LÍ LỊCH - Họ và tên: Phan Mạnh Cường - Sinh ngày: 19 /03/1987 - Quê quán: Hưng Lợi - Hưng Nguyên - Tỉnh Nghệ An - Nghề nghiệp: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Thể dục Thể thao. - Đơn vị công tác: Trường THCS Cửa Nam. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BGH Ban giám hiệu 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 KTKN Kiến thức kĩ năng 5 SGK Sách giáo khoa 6 TDTT Thể dục thể thao 7 THCS Trung học cơ sở rất tốt bên cạnh đó có một số em có thể lực yếu hơn. Vì vậy việc đưa vào những bài tập, động tác bổ trợ phù hợp với đối tượng học sinh là vấn đề cần quan tâm với lượng vận động phù hợp với hai đối tượng học sinh này là vấn đề cần quan tâm. Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng môn chạy cự ly ngắn ở trường THCS Cửa Nam nói riêng cũng như các trường THCS nói chung hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả tối ưu, nhiều học sinh nhận thấy tác dụng của môn học này. Song các em vẫn cho rằng môn học chạy ngắn không học thì cũng biết. Từ đó các em cảm thấy chán nản, thiếu cố gắng chưa tích cực trong tập luyện, vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này? Làm sao để cho các em đạt được thành tích tốt nhất trong môn học này? Và lớp 9 là lớp đã được làm quen với nội dung chạy ngắn, lớp 9 cũng là lớp được huấn luyện, bồi dưỡng năng khiếu tạo đà cho học THPT, nhất là trong tình hình giáo dục hiện nay đòi hỏi mỗi người học sinh phải có sức khoẻ tốt để học tập và lao động tốt. Do vậy người giáo viên hay huấn luyện viên cũng phải lựa chọn những phương pháp, động tác bổ trợ sao cho phù hợp để phát huy được hết khả năng của học sinh. Hơn nữa, việc nghiên cứu áp dụng một số động tác bổ trợ phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy 60m ở trường THCS Cửa Nam chưa được quan tâm nhiều. Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Áp dụng một số động tác bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Cửa Nam” với mong muốn sẽ góp phần nâng cao thành tích chạy ngắn cho các em học sinh. III. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Việc vận dụng bài tập bổ trợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và thành tích của học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững kỹ thuật đã được học, đồng thời rèn luyện các kỹ năng để học sinh thành thạo hơn trong việc sử dụng kỹ thuật, tạo cho học sinh hứng thú say mê tập luyện là biện pháp nâng cao thể lực và thành tích chạy 100m cho học sinh. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu việc vận dụng các bài tập bổ trợ vào tập luyện kỹ thuật chạy ngắn. Sáng kiến này được ra đời trước tình hình dạy học môn Thể dục nói chung và nội dung chạy ngắn nói riêng ở nhà trường cùng kinh nghiệm của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ những yêu cầu trong dạy và học bộ môn ở nhà trường hiện nay. IV. Đối TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh 2 lớp 9. Đó là học sinh lớp 9A và học sinh lớp 9B và các em trong đội tuyển Điền kinh của nhà trường. 2 PHẦN B: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Giờ học thể dục trong chương trình THCS là hình thức cơ bản của giáo dục thể chất, được tiến hành trong kế hoạch dạy học Thể dục lớp 9 là 35 tuần, 2 tiết/ tuần. Học kì I: 18 tuần (36 tiết); Học kì II: 17 tuần (34 tiết). Đặc điểm cơ bản của môn học là dạy lí thuyết gắn liền với thực hành, biết lí thuyết để thực hành đúng, chính xác hơn và ngược lại quá trình thực hành giúp học sinh hiểu lí thuyết được sâu, đầy đủ và chắc chắn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Trong chương trình học thể dục, chạy ngắn là một môn tổng hợp nhiều giai đoạn không cùng chu kì hoạt động nhiều trạng thái kĩ năng vận động khác nhau nhưng lại ghép lại với nhau liên tục từ đầu đến cuối. Người nhảy có thể kéo dài quỹ đạo bay và đo trọng tâm cơ thể vượt qua chướng ngại vật nằm ngang để đi xa đạt thành tích cao. Đối với học sinh khối 9 ở trường trung học cơ sở. Kỹ thuật chạy ngắn qua quan sát cho thấy 100% học sinh trường mắc một số nhược điểm cơ bản. Để hoàn thiện được kỹ thuật chạy ngắn phải phối hợp tốt kĩ thuật của bốn GĐ: - Giai đoạn xuất phát. - Giai đoạn chạy lao sau xuất phát. - Giai đoạn hạy giữa quãng. - Giai đoạn về đích. Bài tập bổ trợ trong môn Thể dục là một vấn đề rất rộng, có nhiều dạng khác nhau. Trong nội dung chạy ngắn chỉ vận dụng một số bài tập thuộc nhóm bổ trợ phát triển phản ứng vận động, phát triển sức nhanh của động tác và bài tập phát triển tần số động tác. Việc sử dụng các bài tập bổ trợ đó sẽ giúp HS dễ dàng hoàn thiện kỹ thuật động tác. Ngoài ra, vận dụng các động tác bổ trợ một cách hợp lí sẽ tăng cường thể lực và khắc phục được hiện tượng "Hàng rào tốc độ". II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi Thế hệ học sinh hiện nay được đào tạo khá bài bản về môn Thể dục, các em đã được tiếp cận khá sớm ngay từ khi học tiểu học và nhiều trường đã có giáo viên chuyên trách. Bản thân tôi từ khi về trường đến nay được tiếp xúc với nhiều em có năng khiếu TDTT do đó rất thuận lợi trong quá trình giảng dạy thể dục. 2. Khó khăn Trình độ học sinh hiện nay là không đồng đều: Có một số em thể lực tốt tiếp 4 thể lực chuyên môn. Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay: Mục đích nhằm thực hiện động tác đánh tay hợp lý. Vịn tay vào tường và thực hiện động tác đạp chân: Mục đích tăng sức mạnh của động tác đạp chân đồng thời tăng tần số bước khi chạy. Chạy nhanh tại chỗ: Mục đích nhằm phát triển tần số động tác và phối hợp hoạt động của hai chân. Thực hiện kỹ thuật xuất phát - chạy lao sau xuất phát: vào chỗ - sẵn sàng - chạy, và chạy tốc độ cao cự ly 20m: mục đích nhằm tăng sức mạnh của lực đạp chân và sức nhanh phản xạ. Chạy biến tốc các đoạn 20 - 30m: Mục đích nhằm tăng cường sức nhanh động tác và sức nhanh phản xạ. Chạy tốc độ cao 60m: Mục đích nhằm hoàn thiện và phát triển sức nhanh động tác, phối hợp ba giai đoạn kỹ thuật: xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng. Chạy lặp lại các đoạn 30 - 40m với tốc độ tối đa: Mục đích nhằm phát triển tốc độ và hoàn thiện kỹ thuật. Chạy có giới hạn độ dài bước: Mục đích nhằm cho học sinh cảm nhận được độ dài bước chạy của mình nhằm phối hợp tốt với động tác đánh tay để đạt được hiệu quả tốt hơn. Bật cao tại chỗ: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong quá trình chạy. Bật xa di chuyển: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong quá trình chạy. Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật có dây đích hoàn thiện cự ly 60m. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần lưu ý đến sự luân phiên luyện tập và nghỉ ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120 - 135 lần/phút. Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy 60m khoảng 2,5 - 3 phút, 100m thì khoảng 5 phút. 2. Giải pháp tổ chức những bài tập bổ trợ vào tập luyện Chạy bước nhỏ: Lớp tập trung thành bốn hàng dọc. Mỗi lần bốn học sinh thực hiện, thực hiện xong chạy nhẹ nhàng về đúng cuối hàng để thực hiện những lần tập sau. Các nhóm tiếp theo thực hiện theo đội hình nước chảy. Mỗi học sinh thực hiện hai lần và theo hiệu lệnh giáo viên. Cự ly di chuyển 7 - 10m. Chạy nâng cao đùi: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ. Lưu ý tần số động tác phải nhanh dần. Chạy đạp sau: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ. Lưu 6 của chân bật cao tại chỗ. Cứ thực hiện như vậy trong khoảng 2 phút. Yêu cầu thực hiện tích cực. Bật xa di chuyển: Lớp tập trung thành bốn hàng ngang. Lần lượt hàng đầu tiên thực hiện bật xa khoảng cách 15m. Lần lượt đến hàng thứ 2, 3, 4 cũng thực hiện như vậy. Sau khi đến vạch quy định thì tiến hành thực hiện ngược lại. Chạy lặp lại các đoạn 20 - 30m với tốc độ gần tối đa: Mỗi nhóm 6 học sinh thực hiện bài tập. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh nhanh chóng chạy đến vạch đích đã vẽ sẵn với tốc độ gần tối đa. Sau đó chạy nhẹ nhàng về vạch xuất phát và thực hiện chạy như lần đầu. Mỗi nhóm thực hiện chạy 3 lần, cứ thay nhóm tập luyện như vậy cho đến hết lớp. Chạy tốc độ cao 60m: Mỗi nhóm 4 học sinh thực hiện. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì người tập nhanh chóng vào vạch xuất phát thấp với bàn đạp. Thực hiện lần tập của mình. Thực hiện xong quay về cuối hàng để thực hiện những lần tập sau. Mỗi học sinh thực hiện 2 lần. Yêu cầu thực hiện với tốc độ tối đa và hết cự ly đã quy định. Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật hoàn thành cự ly 60m: Mỗi nhóm 4 học sinh thực hiện. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì các em vào vạch xuất phát và thực hiện hoàn thành cự ly. Yêu cầu thực hiện với tốc độ tối đa. Lưu ý cho các em có khả năng ngang nhau thực hiện cùng nhóm. 3. Giải pháp vận dụng bài tập bổ trợ vào tập luyện Với hệ thống các bài tập đã được chọn lựa ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của các bài tập đã được chọn lựa, thực nghiệm sư phạm được kéo dài trong 6 tuần với kế hoạch tập sau: Sau một thời gian thực nghiệm giảng dạy vận dụng tại lớp 9 (là lớp chúng tôi chọn để thực nghiệm) tại trường THCS Cửa Nam. Trước khi vào thực nghiệm tôi kiểm tra kỹ thuật và thành tích chạy nhanh 60m của cả 2 lớp tương đương như nhau, sự chênh lệch không đáng kể tuy rằng lớp có trội hơn đôi chút về kỹ thuật. Tôi đã tiến hành giảng dạy và phân phối khối lượng cho từng buổi tuần, tháng. Thực hiện với phương pháp giảng dạy thay đổi lặp lại, khoảng cách, ổn định... phương pháp tổng hợp. Bước sang năm học 2018 - 2019 tôi tiếp tục dạy môn chạy nhanh ở các khối lớp. Ngay những tiết đầu tiên tôi nhận thấy học sinh nữ lớp 9 các em nắm kỹ thuật nhanh hơn, thực hiện kỹ thuật các giai đoạn thuần thục hơn. Sau 2 tuần học chương trình dạy nhảy xa tôi kiểm tra về kỹ thuật và thành tích của các lớp kết quả cụ thể như sau: 8 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm + Xuất phát thấp với bàn đạp chạy + Chạy có giới hạn độ dài bước. 15m. Bài tập về nhà: Thực hiện động tác + Chạy có giới hạn độ dài bước. đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ + Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20 - ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát 30m. Bài tập về nhà: Chạy nâng cao thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao m. đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 60 - 100m. - Tuần học 4: - Tuần học 4: + Chạy bước nhỏ. + Chạy nhanh tại chỗ. + Chạy nâng cao đùi. + Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có + Chạy đạp sau. bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa. + Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: + Chạy có giới hạn độ dài bước. “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. + Chạy lặp lại các đoạn 30m tốc độ tối + Xuất phát thấp với bàn đạp chạy đa. 15m. + Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn + Chạy tốc độ cao cự ly 20m. thành cự ly 60 m. Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy Bài tập về nhà: Thực hiện động tác tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ nâng cao đùi. ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60m. - Tuần học 5: - Tuần học 5: + Luật điền kinh (phần chạy ngắn). + Chạy nhanh tại chỗ. + Chạy bước nhỏ. + Vịn tay vào tường thực hiện động tác + Chạy nâng cao đùi. đạp chân. + Chạy đạp sau. + Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có + Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa. 20m. + Kỹ thuật đánh đích. + Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa. Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy + Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy thành cự ly 60 - 100m. nâng cao đùi, luật điền kinh (phần + Kỹ thuật đánh đích. chạy ngắn). Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60m. 10
File đính kèm:
- skkn_ap_dung_mot_so_dong_tac_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich.pdf