SKKN Biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại hút thuốc lá trong trường THCS Ngô Mây
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại hút thuốc lá trong trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại hút thuốc lá trong trường THCS Ngô Mây
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI BIÊN PHÁP GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI HÚT THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY GIÁO VIÊN: PHAN QUANG VĨ Buôn Hồ, tháng 03 năm 2019 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Từ viết tắt Giải thích THCS Trung học cơ sở BS Bác sĩ PCTHTL Phòng chống tác hại huốc lá HS Học sinh MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 I. Phân mở đầu 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Giới hạn của đề tài 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 II.Phần nội dung 5 Chương 1: Cơ sở lý luận 5 Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu 17 Chương 3: Nội dung và hình thức của đề tài nghiên cứu 21 1. Mục tiêu của giải pháp 21 2. Nội dung và cách thức thực hiện và mối quan hệ của giải pháp 21 3. Kết quả khảo nghiệm sau khi đã thực hiện các giải pháp phòng 25 chống tác hại thuốc lá ở trường THCS Ngô Mây. III. Phần kết luận và kiến nghị 25 Tài liệu tham khảo 28 Nhận xét đánh giá của hội đồng giám khảo 29 3 cần kết hợp với giáo dục trong nhà trường nhằm tuyên truyền sâu rộng đến từng học sinh trong trường về tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ, kinh tế cũng như đối với môi trường để họ có những hành vi và thái độ đúng đắn về vấn đề này đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại hút thuốc lá trong trường Trung hoc cơ sở Ngô Mây” 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá hành vi hút thuốc lá của học sinh trường THCS Ngô Mây, nguyên nhân vì sao các bạn hút thuốc và tìm ra giải pháp phù hợp để các em thấy được tác hại của thuốc lá và từ bỏ thuốc lá 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thực trạng hút thuốc lá ở học sinh trường THCS Ngô Mây - Buôn Hồ- Đắk Lắk 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được nghiên cứu ở học sinh của trường THCS Ngô Mây năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp trắc nghiệm tâm lí + Phương pháp trưng cầu ý kiến (anket) + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp thống kê toán học + Phương pháp cỡ mẫu II. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận 1.1 Tổng quan một số thông tin về thuốc lá. Thuốc lá có chứa 7.000 chất độc hoá học trong đó có khoảng 70 chất gây ung thư Việt Nam nằm trong số 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới khoảng 15,3 triệu người. Tỷ lệ người phơi nhiễm khói thuốc lá gần 60% - khoảng 33 triệu người. WHO: Tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, đến năm 2030, có thể tăng lên tới 70.000 người/năm. (Cây thuốc lá, nguồn Internet) 5 trong các loại thuốc này thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người. 1.3 Tại sao người ta lại nghiện hút thuốc lá Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng ( Điếu thuốc lá, nguồn Internet) suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tĩnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn những người nghiện thuốc lá lại không biết được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. 1.4 Thành phần hóa học của khói thuốc lá Theo BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu mới đây nhất cho thấy khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học, trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư. Khi đi vào cơ thể các chất độc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Người ta chia ra 4 nhóm chính: 1.4.1 Nicotine Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc này thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa 7 Khí CO rất độc, không mùi, không màu, thường thấy trong khói xe, lửa đang cháy hoặc khói thuốc lá. Phổi của người hút thuốc lá tích tụ nhiều khí CO hơn phổi của người không hút thuốc thở trong không khí. Vì vậy hàm lượng khí CO trong máu của người hút thuốc rất cao làm tăng rủi ro bị những bệnh về tim mạch. Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với áp lực mạnh hơn 210 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 1.4.3 Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc. 1.4.4 Các chất gây ung thư (Thuốc lá chứa rất nhiều độc tố gây ung thư. Nguồn internet) Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene, Nitrosamine có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá. 9 Một nghiên cứu ở Mỹ về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng. Ngoài ra hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng họng, tuyến tuỵ, thận, bàng quang, ruột, trực tràng, bộ phận sinh dục * Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi (Thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và gây hôi miệng, hỏng răng. Nguồn Internet) Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Điều này làm cho hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí gây ra các bệnh ở đường hô hấp: Bệnh 11 Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai: Sảy thai tự phát, vỡ ối sớm, đẻ non những thai phụ hút 1 bao/ngày thì tỉ lệ đẻ non cao hơn 20% so với phụ nữ không hút thuốc. * Ảnh hưởng của hút thuốc đối với trẻ em (Trẻ em bị ảnh hưởng bởi khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nguồn Internet) Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn mắc các bệnh: Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi con những người không hút thuốc và bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc. Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen tăng: Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc. Viêm tai giữa cấp và mãn tính: Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập. Các bệnh đường hô hấp khác: viêm họng, khàn tiếng, viêm Amidal Bệnh đường ruột: Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc. 1.5.2 Tác hại về kinh tế 13 thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. 1.5.3 Tác hại về xã hội Gây ra gánh nặng cho xã hội, cho các cấp, các ngành. Các tệ nạn xã hội gia tăng: trộm cắp, cướp giật vv.Thuốc lá là con đường để dẫn tới sử dụng ma túy. 1.6 Lợi ích khi bỏ thuốc lá 1.6.1 Đối với sức khoẻ Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm. Như vậy việc phòng chống tác hại thuốc lá nói chung và công tác giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách. Qua việc giáo dục nhằm phân tích cho các bạn thấy được những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, từ đó hiểu được vì sao không nên hút thuốc lá. Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần xây dựng một môi trường “không khói thuốc”. 1.6.2 Đối với kinh tế Giảm gánh nặng về tiền bạc rất lớn đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, có thể sử dụng tiền đó vào các mục tiêu khác của xã hội, nhất là các khoản tiền dùng khám chữa bệnh do thuốc lá gây ra 1.6.3 Đối với xã hội Giảm bớt gánh nặng cho xã hội, các tệ nạn xã hội ngày càng đươc đẩy lùi 1.7 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 1.7.1 Thuận lợi Khi thực hiện đề tài này tôi có những thuận lợi sau: Là giáo viên làm Tổng Phụ Trách trong nhà trường nên dễ gần gũi nắm bắt tâm lý học sinh và trong chương trình giáo dục trung học có một số môn học khác lồng ghép kỹ năng sống, những nội dung kiến thức liên quan đến giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá . Các em học sinh trường THCS Ngô Mây phần lớn là chưa hút thuốc lá hoặc bộ phận nhỏ chỉ mới bắt đầu hút thuốc lá nên việc giáo dục dễ đạt hiệu quả. Trường có hệ thống máy vi tính nối mạng internet tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tìm kiếm các thông tin mới nhất về tác hại thuốc lá, cũng như các biện pháp phòng chống. 15
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giao_duc_tuyen_truyen_phong_chong_tac_hai_hut.doc