SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học

pdf 15 trang sklop9 27/12/2024 650
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học

SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học
 Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn 
Sinh học 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài: 
 Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình giáo 
dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ 
dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực 
người học. Ở Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi 
mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 – NQ/TƯ (2003) và nghị quyết 88 
(2014) của Quốc hội, Ngành giáo dục tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao 
năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó 
tăng cường dạy học theo hướng “tích cực, liên môn” là một trong những vấn đề 
cần ưu tiên. Với bộ môn Sinh học, chương trình sách giáo khoa hiện hành cũng 
đã và đang được cải tiến song song về phương pháp giảng dạy nhằm thực hiện 
mục tiêu phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh đặc biệt chú trọng 
đến các kỹ năng cũng như thái độ trong quá trình học tập. Với sự quyết tâm của 
Bộ giáo dục và Đào tạo cùng với sự cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo trực 
tiếp giảng dạy, chất lượng bộ môn Sinh học bước đầu có nhiều tiến bộ, nhưng 
trên thực tế, chất lượng giáo dục còn chưa đạt những kỳ vọng như mong muốn. 
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và chịu trách nhiệm chính về giảng 
dạy bộ môn sinh học trong nhà trường, tôi rất băn khoăn, trăn trở tìm phương 
pháp nhằm đổi mới thực sự và nâng cao chất lượng bộ môn. Từ thực tiễn giảng 
dạy, qua tiếp xúc, trao đổi tâm tư thái độ với nhiều học sinh khối 9, tôi nhận thấy 
các em rất ít vận dụng những kiến thức khoa học để giải thích các tình huống 
trong đời sống, trong tự nhiên. Nguyên nhân chính không phải là do các em 
thiếu kiến thức môn học mà chủ yếu là do các em thiếu kiến thức xã hội, thiếu 
sự liên môn, thiếu các tình huống thực tế trong dạy học. 
 Một nguyên nhân nữa nằm ở nhận thức của nhiều giáo viên hiện nay. 
Chúng ta đã hiểu một cách đơn giản mục tiêu của chương trình giáo dục và thực 
hiện giáo dục của học sinh chúng ta hiện nay là: cứ có kiến thức thì sẽ có năng 
lực, năng lực sẽ được hình thành một cách tự phát. Vì thế mà giáo dục lại đi theo 
lối mòn là truyền thụ đơn thuần kiến thức sách vở, mà ít quan tâm đến thái độ và 
kỹ năng vận dụng của các em trong thực tế đời sống. Hơn nữa, trong thực tế do 
có nhiều nguyên nhân tác động đến tâm lý và thời gian lên lớp nên nhiều hoạt 
động trải nghiệm thực tế đã bị lược bỏ hoặc được giao về nhà cho học sinh mà 
thiếu sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên dẫn đến hiệu quả của những giờ thực 
hành hầu như rất thấp. Đã đến lúc chúng ta cần hiểu năng lực là việc vận dụng 
kiến thức sách vở vào thực tế đời sống. Nói cách khác học Sinh học là để sử 
 3 |17 
 Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn 
Sinh học 
 PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1. Dạy học tích hợp – phương thức phát triển năng lực sinh học. 
1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp 
 - Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực 
học sinh. 
 - Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh 
hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ nhằm 
đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó 
đạt kết quả tốt đẹp trong một tình huống thực tế nhất định. 
 - Phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Theo đó, 
giáo dục tích hợp có những dấu hiệu cơ bản sau: 
 + Thiết lập các mối quan hệ những kiến thức kỹ năng khác nhau theo 
một logic nhất định để thực hiện một hoạt động phức hợp. 
 + Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực 
hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống 
thường ngày, làm cho học sinh hòa nhập với cuộc sống thực tiễn. 
 + Làm cho quá trình học tập mang mục đích rõ ràng. 
 + Nhà trường không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ mà 
phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng để giải 
quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. 
 + Khắc phục thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc. 
1.2. Các nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức và xác định môn học để dạy 
học tích hợp hình thành năng lực. 
 - Nội dung kiến thức từng môn học phải hướng vào hệ thống năng lực 
chung và năng lực chuyên biệt. 
 - Mỗi môn học lập được sơ đồ ma trận quan hệ giữa hệ thống kỹ năng và 
nội dung kiến thức. 
2. Khái niệm và phân loại năng lực 
2.1. Khái niệm 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) xác định: Năng lực là thuộc 
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, 
rèn luyện, cho phép con người huy động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các 
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công 
một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 
2.2. Phân loại 
 Có hai loại năng lực lớn: 
 5 |17 
 Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn 
Sinh học 
(TP. Hồ chí Minh) cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi vị thành 
niên chiếm khoảng 2,2 – 3,4% tổng số cac đẻ/phá thai ở bệnh viện. 
 Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) tỉ lệ vị thành niên có thai 
trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm. Năm 2010: 2,9%; năm 
2011: 3,1%; năm 2012: 3,2 % tương ứng tỉ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2%; 
2,4 % và 2,3 %. 
 Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy mỗi năm cả 
nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 – 19; trong đó 60 – 70% 
là học sinh, sinh viên. Theo Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mặc dù tỉ 
lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ 
vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm 20% các trường hợp 
nạo phá thai.Với con số mang thai và nạo hút thai vị thành niên như trên, Việt 
Nam là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và 
đứng thứ 5 thế giới. (Nguồn:  
 Hãy đọc đoạn thông tin trên và trả lời các câu hỏi sau: 
 1) Theo em nguyên nhân nào khiến tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành 
niên tăng cao? 
 2) Tại sao nạo phá thai ở tuổi vị thành niên lại là vấn đề đáng báo động đối 
với toàn thế giới. 
 3) Em có đề xuất gì để giảm tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. 
- Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Sinh học. 
 * Kết quả khảo sát: 
Bảng 1: Đánh giá mức độ diễn đạt ý kiến (bằng lời) của học sinh trước vấn 
đề thực tế 
 Dễ hiểu, thuyết Khó hiểu, không 
 Lớp Sĩ số Bình thường 
 phục, hấp dẫn thuyết phục 
 9G 57 16 32 9 
 9H 56 11 27 18 
 Tổng 113 27 59 27 
 (%) 100% 24% 52% 24% 
Bảng 2: Đánh giá mức độ lắng nghe của học sinh trước phần trình bày ý 
kiến của các bạn khác. 
 Chăm chú, chi Có chú ý nhưng 
 Lớp Sĩ số Không chú ý 
 chép lại không ghi chép 
 9G 57 30 20 7 
 9H 56 21 27 8 
 Tổng 113 27 59 27 
 (%) 100% 45% 42% 13% 
 7 |17 
 Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn 
Sinh học 
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, 
vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như 
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 
2.2. Đối với giáo viên 
 Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu 
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ 
là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: 
 Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường 
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã 
có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. 
 Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo 
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định 
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên 
các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ 
nhau trong dạy học. 
 Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo 
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có 
tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp 
phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ 
năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
1. Các bước dạy học theo chủ đề 
1.1. Xây dựng chuyên đề dạy học 
 Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách 
giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và 
sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học 
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế 
của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương 
trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo 
phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình 
thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. 
1.2. Biên soạn câu hỏi/bài tập 
 Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu 
(nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có 
thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy 
học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu 
đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, 
đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. 
1.3. Thiết kế tiến trình dạy học 
 Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của 
học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ 
 9 |17 
 Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn 
Sinh học 
 và tài Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm 
 liệu cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. 
 dạy Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ 
 học chức các hoạt động học của học sinh. 
 Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ 
 chức hoạt động học của học sinh. 
 2. Tổ Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức 
 chức chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
 hoạt Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của 
 động học sinh. 
 học Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích 
 cho học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
 học Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân 
 sinh tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. 
 Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả 
 học sinh trong lớp. 
 3. Hoạt 
 Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc 
 động 
 thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 của 
 Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo 
 học 
 luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
 sinh 
 Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện 
 nhiệm vụ học tập của học sinh. 
2. Một số ví dụ về dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn sinh học: 
 Chủ đề: Bệnh và tật di truyền ở người 
*Mục tiêu: 
 + Trình bày được nguyên nhân, cơ chế phát sinh một số bệnh tật di truyền. 
 + Phân tích được cơ sở khoa học của một số biện pháp nhằm hạn chế phát 
sinh bệnh, tật di truyền. 
 + Định hướng phát triển các năng lực: Tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến 
thức vào giải thích một số hiện tượng thực tiễn, kỹ năng hợp tác. 
* Phương pháp dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề. 
* Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về bộ NST của người bệnh Đao, Tơc nơ, 
tranh về kiểu hình của một số bệnh tật di truyền khác. 
* Tiến trình dạy học. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh di truyền. 
Năng lực và kỹ năng hướng tới: kỹ năng tự học, kỹ năng phân tích, kỹ năng khái 
quát, hợp tác và làm việc nhóm. 
Giáo viên nêu tình huống: Cô Lan sinh được một bé trai, cô Hoa sinh một bé 
gái. Khi các bé được khoảng 6 tháng tuổi, các cô thấy 2 bé đều phát trieeenr 
không bình thường về ngoại hình và những biểu hiện ban đầu không bình 
thường về trí tuệ nên đưa 2 bé đến bệnh viện khám. Các bác sỹ kết luận bé trai 
nhà cô Lan bị bệnh Đao, còn bé gái nhà cô Hoa bị bệnh Tơc nơ. Bác sỹ hỏi: 
“Lúc sinh cháu, các cô bao nhiêu tuổi?” Theo em, vì sao bác sỹ cần biết về tuổi 
 11 |17 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_nham_phat_trien_nang_luc_c.pdf