SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn

doc 26 trang sklop9 30/07/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn

SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 MÃ SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc 
 - Hiểu văn bản môn Ngữ văn”
 Lĩnh vực: Ngữ văn
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Tên tác giả: Đặng Thị Vân
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Chức vụ: Giáo viên
\
 NĂM HỌC: 2016-2017 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn”
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Trên văn bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám có viết : “Hiền tài quốc gia chi 
nguyên khí, nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long , nguyên khí nỗi tắc 
quốc thế nhược dĩ ô”. Nghĩa là: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí 
thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy. Như vậy, rõ ràng nhân tố con 
người trong mọi thời đại là vô cùng quan trọng.
 Ngày nay, đất nước ta đang bước vào xu thế hội nhập. Đảng và Nhà 
nước vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trước mắt 
vô cùng bức thiết là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá đất nước. Và giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm giáo dục nâng cao dân 
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Con 
người lao động mới phải là con người phát triển toàn diện.
 Vậy mà, có một thực trạng đang tồn tại trong nhà trường phổ thông hiện 
nay là học sinh không thích học môn Ngữ văn. Vì sao lại có thực trạng đó ? Có 
rất nhiều nguyên nhân. Một phần do xu thế chọn nghề của xã hội; một phần do 
định hướng của các bậc phụ huynh hướng con em họ ưu tiên các môn học tự 
nhiên; một phần cũng do bản thân môn Ngữ văn là môn học không dễ và nguyên 
nhân nữa không thể không kể đến là do kiến thức, phương pháp truyền thụ có 
phần hạn chế, cách thiết kế nội dung, các bước tổ chức cho học sinh tiếp cận tri 
thức thiếu sinh động của chính giáo viên.
 Hiện nay, việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được 
các thầy cô thực hiện đồng bộ. Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến về việc thay sách và 
đổi mới phương pháp giảng dạy, song từ những trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể 
khẳng định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em 
tiếp xúc được nhiều tác phẩm hay, mới ,lạ, cập nhật với cuộc sống. Không những 
thế, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn 
Ngữ văn nói riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, biết phát hiện và giải quyết vấn 
đề, biết nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình. Có nghĩa là học sinh 
được rèn nhiều kĩ năng, được phát triển nhiều năng lực tiềm ẩn bên trong các em 
như : năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực giải 
quyết vấn đề; năng lực cảm thụ thẩm mĩMỗi giờ học văn là một niềm vui bất ngờ 
đối với các em, như đại văn hào Nga M.Gor- ki đã từng nói: “Giáo dục nhằm phát 
triển tài năng chứ không tạo ra tài năng”!
 2/25 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn”
 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
 Phải nói rằng, lứa tuổi học sinh THCS với đặc điểm tâm sinh lí hết sức 
điển hình. Đây là thời kì quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. 
Trong giai đoạn này, hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao; hứng thú 
về học tập đã phát triển và ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức 
thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Việc tò mò thích thú môn Văn 
không phải là khoảng cách xa đối với các em. Bên cạnh đó, ý thức tự lập và khả 
năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống và khám phá những năng 
lực tiềm ẩn trong bản thân khá cao- đó là một ưu điểm điển hình của học sinh 
bậc THCS.Song song những ưu điểm trên là những nhược điểm mà nhiều em 
mắc phải, đó là còn rụt rè e ngại; còn tự ti trong việc nhận thức, đánh giá về bản 
thân; còn ngại khó, chưa chủ động trong học tập nên chưa đánh thức, phát huy 
hết khả năng tiềm ẩn của bản thân mình. Vậy làm thế nào để giải quyết những 
khó khăn đó? Làm thế nào để giờ dạy và học môn Ngữ văn có hiệu quả? Làm 
thế nào để đánh thức , khơi dậy khả năng của học trò?
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Như chúng ta đã biết “Văn học là nhân học”; “Văn học là nghệ thuật của 
ngôn từ”. Chính vì vậy, việc học Văn không phải đơn giản.Hơn nữa, trong thời 
đại hiện nay, môn Ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học 
sinh như các môn: Toán, Lí, Hóa, Anh vănmặc dù đó là một trong hai môn 
chính chiếm số lượng tiết không nhỏ. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn 
bởi lí do là văn viết dài, khó học, khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học 
sinh lười không đọc hết dẫn tới tình trạng mơ màng về nội dung, cốt truyện, 
nhân vật. Có những bài thơ khi học xong, học sinh không nắm được nghệ thuật 
tiêu biểu, nội dung ý nghĩa của bài thơ. Các em không chủ động tìm tòi, nghiên 
cứu tác phẩm ở nhà, cộng với trên lớp thầy cô “làm hộ” các em nên học sinh 
không được rèn kĩ năng vì thế các năng lực tiềm ẩn của học sinh không được 
đánh thức, khơi dậy dẫn đến kiểu học nhồi sọ, rập khuôn máy móc không hiệu 
quả. Những lí do trên khiến tâm lí học sinh ngại và chán học môn Văn. Vậy làm 
thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ văn 
thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?
 Để trả lời cho câu hỏi đó, mỗi người thầy giáo phải rèn cho mình trái tim 
nhiệt huyết, tri thức phong phú sâu sắc và bản lĩnh vững vàng khi đứng trên bục 
giảng. 
 4/25 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn”
 - Không giao bài tập về nhà và kiểm tra sát sao sự chuẩn bị của các em.
 - Phó mặc cho học sinh tự làm.
 - Không đầu tư nghiên cứu hệ thống câu hỏi dẫn dắt cho khoa học nhất là 
hệ thống câu hỏi mở và cách thức tổ chức các hoạt động trên lớp để phát huy 
năng lực cuả học sinh .
 Tất cả các yếu tố trên dẫn đến giờ dạy và học văn chưa thành công. Các 
em không có hứng thú học Ngữ văn; vốn từ ít được trau dồi cho phong phú; tỏ 
ra vụng về trong việc diễn đạt suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của bản thân. Từ đó, 
việc cảm hiểu các tác phẩm trên lớp cũng bị hạn chế do cảm quan không được 
đánh thức và rèn luyện. Nhiều kĩ năng yếu kém không được rèn giũa. Chất 
lượng giáo dục chưa được cải thiện.
V. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA:
 LỚP/SĨ SỐ NĂNG LỰC HỌC VĂN
 GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM
 9C/40 2 (5%) 5 (12,5%) 17 (42,5%) 6 (15%) 4 (10%)
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:1. Giáo viên trau dồi để có vốn kiến 
thức phong phú về môn học:
 - Giáo viên phải nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học, bao 
gồm : kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức về lí luận văn học; kiến thức về tác 
phẩm văn học cụ thể. 
 * Kiến thức về văn học sử :
 Là có sự hiểu biết về quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng 
và quá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội- lịch sử nhất định. Nắm 
chắc kiến thức văn học sử có nghĩa là giáo viên trong quá trình luyện tập ,sẽ giúp 
học sinh có cách nhìn hệ thống về tiến trình phát triển nền văn học, từ đó nắm rõ 
hơn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Các em hiểu được văn học Việt Nam 
có mấy bộ phận? Có thể chia văn học Việt Nam ra mấy giai đoạn lớn? Mỗi giai 
đoạn có tác giả và tác phẩm tiêu biểu nào? Những chủ để lớn xuyên suốt nền văn 
học dân tộc là gì? Tác phẩm đang học ra đời trong hoàn cảnh nào? Vị trí của nhà 
văn ấy trong nền văn học dân tộc?...Nắm vững văn học sử, các em sẽ tiếp nhận 
văn học một cách có hệ thống, không phiến diện, không lẫn lộnđể từ đó có cách 
nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về tác giả và tác phẩm. 
 6/25 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn”
nhau tuy cùng viết về một đề tài, một ý, nhưng cách thể hiện phong phú, đa 
dạng Trước một tình huống hấp dẫn, hình ảnh đẹp, từ ngữ chứa đựng nhiều 
thông tintrong tác phẩm, giáo viên biết gợi dẫn cho học sinh tìm tòi, giải mã 
theo suy nghĩ của các em nhưng có định hướng của người thầy trên lập trường , 
quan điểm đúng đắnvề tác giả, tác phẩm.
 Như ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học,về nội dung, là một bức tranh sinh 
động về cuộc sống và con người. Và qua bức tranh đó, người viết luôn gửi gắm 
những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống. Nhưng 
những tác phẩm văn học muốn tồn tại được không cho phép dập khuôn lặp lại 
giữa các tác giả, thậm chí cùng một tác giả. Vì vậy, khi giúp học sinh khám phá 
tác phẩm văn học, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng phân tích , tổng hợp, biết 
so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và những nét đặc sắc riêng 
để từ đó mà có kiến thức sâu sắc về mỗi tác phẩm. Chẳng hạn khi dạy “Chiếc 
lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng- SGK Ngữ văn 9), để phân tích khía cạnh nội 
dung “ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của những người đồng chí được nối dài 
trong kháng chiến” thể hiện qua các nhân vật ông Sáu, ông Ba, cô giao liên Thu 
, giáo viên có thể so sánh, đối chiếu với những tác giả khác cùng đề tài:
 “Xưa tiễn chồng đi rười rượi tóc xanh
 Nay lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc”
 ( Lưu Trọng Lư).
Còn Tố Hữu thì: 
 “Lớp cha trước, lớp con sau
 Đã thành đồng chí chung câu quân hành”.
Hoàng Trung Thông lại viết:
 “Ta lại viết bài thơ trên báng súng
 Con lớn lên viết tiếp thay cha
 Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
 Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”
Và vẫn ý ấy, Trinh Đường không muốn lặp lại:
 “Cha còn đeo quân hàm 
 Con đã ra nhập ngũ.
 Một hòn đá Trường Sơn
 Cha con cùng gối ngủ”.
 Còn về phương diện nghệ thuật, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng 
nhận diện và phân tích giá trị ,ý nghĩa để làm nổi bật nội dung, tư tưởng của tác 
phẩm.
 *Dấu câu và cách ngắt nhịp:
 8/25 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn”
ngời của sự thành công và thắng lợiCó lẽ tất cả đều do âm hưởng của vần 
“ang” rộng mở, ngân nga mang lại
 *Từ ngữ , hình ảnh, các biện pháp tu từ:
 Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn 
từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể có cách 
nào khác là nhờ vào hệ thống từ ngữ này. Các phương tiện như dấu câu, nhịp 
điệu, ngữ âm ở trên cũng chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ 
làm nền tảng. Nhà văn muốn mô tả, tái hiện hiện thực phải thông qua từ ngữ. 
Muốn nói đến nỗi lòng của mình, tình cảm và tư tưởng của mình cũng phải 
thông qua từ ngữ”Văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là như vậy. Quả thật 
ngôn từ trong các tác phẩm văn học vừa có tác dụng biểu ý, vừa có tác dụng 
biểu cảm, gợi hình ảnh, hương vị, âm thanh
Chẳng hạn như câu thơ của Nguyễn Du trong “ Truyện Kiều”:
 “Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
 “Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.
Hay đoạn văn của Nam Cao khắc họa hình ảnh về lão Hạc: 
 “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho 
nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém 
của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.” (Lão Hạc- SGK Ngữ văn 8- Tập 1).
 - Ngôn từ văn học là loại ngôn từ đã được chắt lọc từ ngôn ngữ đời 
thường, được nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện 
pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang 
điểm ngôn từ văn học, đó là các biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán 
dụ, điệp ngữGiáo viên rèn kĩ năng phân tích các biện pháp tu từ tức là rèn cho 
học sinh biết chỉ ra hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của 
chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần là chỉ gọi được tên, 
liệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng.
 Chẳng hạn , trong bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên- SGK Ngữ văn 8- 
Tập 2) đã sử dụng phép tu từ nhân hóa rất thành công:
 “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu”.
“giấy” và “mực” ,hai vật vốn vô tri vô giác vậy mà giờ đây cũng biết buồn bã, 
thảm sầu. Phải chăng chúng cũng biết đồng cảm, sẻ chia cùng chủ nhân là ông 
 10/25

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sin.doc