SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu Ngữ văn 9

doc 27 trang sklop9 01/08/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu Ngữ văn 9

SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu Ngữ văn 9
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 ––––––––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
 QUA GIỜ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9” 
 Môn: Ngữ văn
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Đan Phượng – Hà Nội
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC: 2022-2023 2/15
xử. Đây là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, câu nói của Macxim 
Grorki “Văn học là nhân học” đã khẳng định vị trí của môn học này.
 4. Nhiều năm nay, việc dạy và học Văn đã có sự thay đổi. Việc ra đề mở 
đã giúp học sinh đỡ phải học thuộc lòng và phát huy được năng lực trí tuệ, đạo 
đức, biết vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu. Thực tế, nhiều 
học sinh vẫn phải học văn mẫu, dùng văn mẫu để viết văn thật trong các kì 
kiểm tra, kì thi. Bởi vì việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Văn nói 
riêng ở trường phổ thông chưa phát triển được năng lực học sinh. Các bài kiểm 
tra, thi cử thường thiên về kiểm tra ghi nhớ máy móc, tái hiện kiến thức làm 
theo, chép lại. Học tác phẩm nào thi tác phẩm đó, chưa đánh giá đúng sự sử 
dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp học và sử 
dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung phương pháp day học.Việc đổi 
mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh sẽ giải 
quyết được vấn đề này.
 5. Theo các nhà nghiên cứu, năng lực chuyên biệt của môn Ngữ Văn bao 
gồm năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Trong đó 
năng lực giao tiếp có nghe, nói, đọc, viết. Năng lực cảm thụ gồm: nhận ra được 
giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Văn học, biết cảm nhận, rung động trước cái đẹp, 
biết cảm, hiểu những giá trị của bản thân, từ đó có suy nghĩ, có những hành vi 
theo cái đẹp, cái thiện. Để đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá, các thầy cô 
giáo cần phải chú ý tới ba đặc trưng sau:
 Đặc trưng thứ nhất là đánh giá phát triển: Đánh giá phát triển giúp người 
dạy và người học nhận ra được hiệu quả của hoạt động giảng dạy cũng như 
hiệu quả tiếp thu. Từ đó chỉ ra những việc cần tiếp tục thực hiện để phát triển 
năng lực của người học theo mục tiêu đã đề ra. 
 Đặc trưng thứ hai là đánh giá thực tiễn đó là đề cao mục đích xem xét các 
năng lực mà người học cần có trong bối cảnh thực tế. Nó đòi hỏi người học 
phải biết ứng dụng các kĩ năng và kiến thức được trang bị trong nhà trường để 
có thể tạo ra một sản phẩm hay vận dụng những kiến thức, kĩ năng này để giải 
quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống (ngoài trường học). 
 Đặc trưng thứ ba là đánh giá sáng tạo: Đánh giá sáng tạo thường được sử 
dụng nhằm tạo động cơ cho người học, giúp họ có trách nhiệm hơn đối với việc 
học của chính mình. Nó cũng khiến cho việc kiểm tra, đánh giá trở thành một 
bộ phận thường trực của kinh nghiệm học tập và gắn chặt với những hoạt động 
thực tiễn, cho phép nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của học sinh. 
 Bên cạnh đó, khi dạy những bài đọc hiểu văn bản, giáo viên cũng phải chú 
trọng một số yêu cầu cơ bản sau đây: 4/15
PHẦN HAI: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khảo sát
 1. Trong chương trình, văn bản “Bố của Xi-mông” được dạy ở học kì II, 
 Ngữ văn 9 tập 2.
 2. Sách giáo khoa Văn 9 tập 2, trang 139 nêu kết quả cần đạt của bài là: 
 “Qua đoạn trích truyện “Bố của Xi-mông”, tìm hiểu diễn biến tâm trạng các 
 nhân vật dưới ngòi bút của nhà văn và rút ra bài học về lòng thương yêu con 
 người”.
 3. Sách giáo viên nêu mục tiêu cần đạt: “Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-
 xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong văn bản 
 này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở 
 rộng ra là lòng thương yêu con người.
 4. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu:
 + Mục tiêu cần đạt:Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của cá 
 nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.
+ Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
 -Kiến thức: Nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, khao 
 khát của em
 -Kĩ năng:
 ▪ Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại tự sự.
 ▪ Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.
 ▪ Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong 
 một văn bản tự sự.
5.Câu hỏi đọc- hiểu văn bản trong sách giáo khoa yêu cầu học sinh như sau:
 Câu 1: Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn 
 cứ vào diễn biến của truyện: nỗi thất vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông 
 và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt 
 và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường và nói với các bạn là có bố và tên 
 bố em là Phi-líp.
 Câu 2: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa 
 như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em 
 trong bài văn?
 Câu 3: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với 
 khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng 
 qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt. 6/15
 Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là 
các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.
VD : Ở bài Bố của Xi mông thì học sinh xác định mục tiêu như sau: 
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao 
tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Giáo dục lòng vị tha, đức hi sinh, lòng khát khao hạnh phúc.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;
– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được 
thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.
– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu 
thập được.
Bước 3: Thực hiện
– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu 
đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.
– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa 
chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình
Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả
– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định 
lượng
– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.
Bước 5: Phản hồi
– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa 
ra cho học sinh.
– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, 
giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về 
năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.
– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có 
thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm 
chất, năng lực đạt được,  8/15
năng nhận diện và vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống hơn là trình bày khái 
niệm lí thuyết. Phải xây dựng nhiều dạng câu hỏi khác nhau, ví dụ:
 + Câu hỏi nhớ biết (cấp độ nhận biết): Truyện Kiều được viết bằng thể thơ gì? 
Nêu những hiểu biết của em về thể thơ đó.
 + Câu hỏi hiểu biết (cấp độ thông hiểu): Tại sao Nam Cao lại để cho nhân vật 
Lão Hạc của mình chết và phải chịu một cái chết đau đớn như vậy?
 + Câu hỏi vận dụng (cấp độ vận dụng thấp): Qua kiến thức đã học về thành 
phần biệt lập, em hãy đặt câu có chứa thành phần tình thái.
 + Câu hỏi đánh giá tổng hợp (cấp độ vận dụng cao): Qua tác phẩm Lão Hạc 
của Nam Cao và trích đoạn Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, em có cảm nhận gì 
về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
3. Đổi mới cách thức đánh giá:
 Kiểm tra định kì kết hợp với kiểm tra đột xuất.
 + Kiểm tra định kì bao gồm kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra cuối học kì. Giáo 
viên chú ý phạm vi nội dung kiến thức, và hình thức ra đề (nếu là trường ra đề). 
Cần thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm tra đánh giá. Mỗi lần kiểm tra chú ý 
những thiếu sót, tồn tại cơ bản để khắc phục trong những lần kiểm tra tiếp theo.
 + Kiểm tra đột xuất bao gồm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. 
 - Khi kiểm tra miệng giáo viên có thể kiểm tra đầu tiết học và trong quá trình 
học. Câu hỏi kiểm tra kiến thức bài học cũ cũng cần chú ý đến cấp độ: câu hỏi 
nhận biết, thông hiểu đối với HS yếu-trung bình và câu hỏi vận dụng, phân tích, 
tổng hợp dành cho HS khá giỏi. Việc kiểm tra miệng kiến thức bài học cũ vào 
đầu mỗi tiết học một cách thường xuyên cũng có những hiệu quả nhất định. Đó 
là thói quen học bài cũ. Nếu ít kiểm tra vào đầu tiết học thì HS thuộc loại yếu 
kém, chây lười sẽ chủ quan, ỷ lại làm cho kết quả học tập sa sút. Trong quá trình 
dạy học, giáo viên cũng có thể kiểm tra bài học cũ nhưng cũng cần chú ý thời 
điểm và nội dung câu hỏi. Chỉ nên hỏi khi cần phải nhắc lại kiến thức cũ để mở 
rộng kiến thức mới sắp học.
 - Kiểm tra 15 phút có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Nếu sử 
dụng hình thức trắc nghiệm khách quan thì cần chú ý những hạn chế của hình 
thức này để khắc phục (sẽ nói ở phần dưới). Cũng có thể sử dụng hình thức tự 
luận bằng những câu hỏi nhỏ với nhiều cấp độ khác nhau. 
4. Đổi mới khâu ra đề kiểm tra:
Trong nhóm Văn chỉ đạo việc ra đề kiểm tra nói chung và đặc biệt là các đề 
kiểm tra thường xuyên theo phân phối chương trình đã thống nhất.
 Trong đổi mới phương pháp dạy học, đề kiểm tra nói chung, đề Ngữ văn nói 
riêng thường bao gồm hai loại: phần trắc nghiệm và phần tự luận. Tùy theo tính 
chất đặc trung của từng bộ môn mà tỉ lệ giữa hai phần này có sự khác nhau. Đối 
với bộ môn Ngữ văn, phần trắc nghiệm khách quan chiếm tỉ lệ khoảng 30-40% 10/15
 - Phần kiểm tra TLV học sinh thường làm theo văn mẫu, nên việc đánh giá về 
tính sáng tạo, khả năng cảm nhận của HS còn hạn chế.
 - Tính khách quan trong đánh giá của người dạy chưa cao vì còn phụ thuộc 
nhiều yếu tố như: chữ viết, cách diễn đạt, trạng thái tâm lí của người chấm, ..
 - GV mất khá nhiều thời gian trong việc chấm bài, nhận xét, sửa chữa, 
* Hướng chỉ đạo triển khai, thực hiện:
 + Ra nhiều câu hỏi hơn với nhiều cấp độ tư duy khác nhau.
 + Ra nhiều đề (2-3 đề) với nội dung và những câu hỏi có cấp độ tương đương.
 + Ra theo hướng đề mở.Với văn nghị luận nên khuyến khích ra các dạng đề 
nghị luận hướng các em quan tâm nhiều hơn đến đời sống xã hội, thể hiện rõ 
quan điểm sống, lập trường của giới trẻ, hướng các em đến đời sống cộng đồng, 
khơi gợi lòng nhân ái, vị tha, biết chia sẻ.
 Ví dụ: 
 - Em đã lớn rồi (Văn tự sự lớp 6)
 - Loài cây em yêu (Văn biểu cảm lớp 7)
 - Quan điểm của em về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Theo 
em, nên lựa chọn nghề làm ra nhiều tiền hay nghề phù hợp với sở thích của bản 
thân? (Văn nghị luận xã hội)
 - Bài thơ “Mây và sóng ” của Ta Go em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử? 
(Văn nghị luận xã hội lớp 9)
 5. Đổi mới khâu chấm bài:
 a) Xây dựng đáp án:
 + Đáp án cho đề đổi mới cần có tính chính xác cao, xây dựng chi tiết, cụ thể 
hướng dẫn chấm và có sự thống nhất cho từng loại bài nhưng không áp đặt. Chỉ 
nêu những ý cơ bản nhất, diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, không thừa, không thiếu. 
Đề trắc nghiệm cần chú ý phương án nhiễu, hạn chế câu trả lời “Tất cả đều 
đúng/sai”
 + Cần tạo hướng mở cho người làm bài và cả người chấm.
 b) Chấm, chữa bài: 
 + Sắp xếp thời gian để chấm các bài kiểm tra cùng loại trong cùng một thời 
điểm, tránh chấm “lắt nhắt” mỗi lần chỉ vài bài. Không nên có thành kiến đối 
với những bài chữ viết chưa được tốt và chấm bài trong trạng thái tâm lí không 
ổn định. 
 + Các bài thi học kì nên chấm chung hoặc chấm hai vòng trên bài đã rọc 
phách. Nếu chấm chung cần có sự thảo luận, thống nhất cao về đáp án, biểu 
điểm. 
 + Chấm bài của HS không chỉ cho HS thấy được kết quả làm bài của mình 
mà còn cho các em thấy được những ưu điểm để các em phát huy và đặc biệt là 

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong_phat_trien_na.doc