SKKN Đổi mới phương pháp phân tích nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự viết về Đề tài chiến tranh trong Ngữ văn Lớp 9

pdf 29 trang sklop9 23/12/2024 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp phân tích nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự viết về Đề tài chiến tranh trong Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp phân tích nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự viết về Đề tài chiến tranh trong Ngữ văn Lớp 9

SKKN Đổi mới phương pháp phân tích nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự viết về Đề tài chiến tranh trong Ngữ văn Lớp 9
 LỜI MỞ ĐẦU 
Đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám hiệu trường THCS 
Thái Thịnh, đã tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu và thử nghiệm đề tài của mình. 
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí giáo viên Tổ 
Văn - Sử trường THCS Thái Thịnh, các em học sinh lớp 9G, 9H, đã giúp tôi trong 
suốt thời gian nghiên cứu đề tài. 
Đây là sáng kiến kinh nghiệm bắt nguồn từ các bài thi Giáo viên giỏi cấp Quận và 
cấp Thành phố môn Ngữ văn mà tôi đã vinh dự được giảng dạy trong năm học 
2013-2014 và 2014-2015. Các tiết học được dùng để minh họa trong sáng kiến kinh 
nghiệm này đều thành công và được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. Tôi rất tâm 
huyết với đề tài này và dự định tiếp tục hoàn thiện ý tưởng này trong những năm 
học tiếp theo. 
Mặc dù cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng vì chỉ là ý kiến của cá nhân nên 
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong các đồng chí lãnh đạo cùng đồng 
nghiệp, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015 
Người viết 
Phạm Thu Thủy. 
 1 
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trong những năm gấn đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra 
như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm. D9 Nghị 
quyết TW2 khoá VIII và kết luận của hội nghị TW6 khoá IX nêu rõ : “Đổi mới 
mạnh mẽ phương pháp GD -ĐT , khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói 
quen nề nếp, tư duy sáng tạo của người học”. 
 Từ yêu cầu đó, trong những năm qua ngành GD –ĐT đã từng bước có những 
cải tiến tích cực như việc cải cách chương trình, thay sách giáo khoa, tổ chức các 
lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức ra 
đề thi,  Nhờ đó, ngành GD –ĐT cũng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng 
phấn khởi. 
 3 
 Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số 
phận của mỗi người sau này: 
 "Vân xem trang trọng khác vời 
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang 
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang 
 Mây thua nước toc, tuyết nhường màu da. 
 Kiều càng sắc sảo mặn mà 
 So bề tài sắc lại là phần hơn 
 Làn thu thủy, nét xuân sơn 
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" 
 Hay việc giới thiệu Hoạn Thư: 
 "Ở ăn thì nết cũng hay, 
 Nói điều ràng buộc thì tay cũng già" 
gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau 
của nhân vật. 
 Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ 
thuật khác. Ơí đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. 
Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên 
tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. 
 2. Chức năng của nhân vật văn học. 
 Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc 
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà 
văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong 
tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những 
nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà 
văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các 
nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn 
liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với 
Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải 
là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí...Trong Chí Phèo của Nam 
Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân 
trong xã hội thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích 
là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt 
đẹp của con người... 
 Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và 
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, 
nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được 
quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất 
nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, 
việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những 
nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; 
Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là 
một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc 
nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân 
 5 
 2. Xét từ góc độ kết cấu. (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong 
tácphẩm). 
 Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành 
các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. 
 Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và 
triểnkhai tác phẩm. Ơí đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ 
ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, 
nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và 
từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. 
 Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và 
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật 
chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là 
nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm 
để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. 
Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du... 
 Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những 
nhânvật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so 
với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề 
tư tưởng của tác phẩm. 
 Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không 
được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn 
miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo 
nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh. 
 3. Xét từ góc độ thể loại. 
 Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và 
nhân vật kịch. (sẽ nói rõ trong phần các loại thể) 
 4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả. 
 Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. 
 Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ơí 
đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành 
động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. 
 Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như 
một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ 
sinh động bên ngoài của nhân vật. 
 Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa 
cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể...Nói một cách nghiêm ngặt, thuật 
ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau. 
Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về 
nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ 
trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ nghĩa 
tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở 
phương Tây.. 
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT 
 7 
 Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác 
phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, 
tâm lí, thị hiếu...Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng 
của nó. Sêđrin cho rằng: "Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu 
nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất 
hiện...Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đàng sau 
lại không có một lịch sử riêng". Quả là trong cuộc sống không thể có những người 
nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn 
ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. 
 Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít 
hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và 
khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Trong đoạn 
báo ân, báo oán của Truyện Kiều, mặc dù đang hồn lạc phách xiêu, Hoạn Thư vẫn 
biết lựa điều kêu ca: 
 Rằng: Tôi chút dạ đàn bà 
 Ghen tương thì cũng người ta thường tình 
 Nghĩ cho khi các viết kinh 
 Ðến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo 
 Lòng riêng, riêng những kính yêu 
 Chồng chung, ai dê, ai chiều cho ai 
 Trót đà gây việc chông gai 
 Cũng nhờ lượng bể tha bài nào chăng? 
 Những lời nói trên hoàn toàn phù hợp với con người khôn ngoan, thông minh, 
lanh lợi, của Hoạn Thư. 
 Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ 
nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách khác 
nhau. Chẳng hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ 
hoặc một số câu mà nhân vật thích (Biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ cố Hồng trong 
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), có thể để nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ 
nước ngoài, cách phát âm sai...nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật 
cũng phải có sự chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát 
hóa, đồng thời cũng phải phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật. 
 4. Miêu tả nhân vật qua hành động 
 Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là 
phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi 
người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm 
chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, 
trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình 
thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính 
cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua các mối quan hệ, 
sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác 
định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật. 
 Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với 
những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một 
 9 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
CÁC CÁCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VĂN HỌC 
TRONG CÁC TÁC PHẨM TỰ TỰ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG 
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9. 
1. Phân tích nhân vật qua những chi tiết đắt giá về lai lịch, ngoại hình. 
Lai lịch là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời 
nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đường đời của một 
người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành 
phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình. 
Khi dạy học, người giáo viên cần giúp học sinh nhận rõ: nhà văn miêu tả ngoại hình 
nhân vật thường với hai mục đích. Thứ nhất, để cá thể hóa nhân vật, nghĩa là tạo ấn 
tượng riêng về nhân vật ấy (không thể lẫn vào các nhân vật khác). 
Thứ hai, qua vẻ bề ngoài mà phần nào hé mở tính cách, bản chất của nhân vật ấy. 
Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc họa chấm phá có thể giúp người 
đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của một nhân vật nào đó. Một nhân 
vật thành công bao giờ cũng là “con người này” khác với con người kia, con người 
nọTrong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà “đọc” đúng nội 
tâm, bản chất của đối tượng. 
Khi phân tích khía cạnh này, người giáo viên cần cho học sinh trả lời các câu hỏi: 
 - Nhân vật đó có nguồn gốc lai lịch như thế nào? (quê quán, nơi sống và chiến 
đấu hay làm việc...), 
 - Đặc điểm ngoại hình của nhân vật ra sao? (những nét riêng độc đáo, tiêu 
biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt....) 
 - Sau đó rút ra nhận xét ( cảm nhận của mình ) về nhân vật từ những chi tiết 
về lai lịch và ngoại hình vừa tìm được. Đây là bước làm đặc biệt quan trọng, bởi lai 
lịch, ngoại hình nhân vật bao giờ cũng góp phần biểu hiện nội tâm, vì vậy, mỗi chi 
tiết tìm được sẽ cho ta biết phần nào về tính cách, cách sống, cách nghĩ của nhân 
vật đó. 
 Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" 
của Lê Minh Khuê, giáo viên có thể đưa câu hỏi sau: 
 Phương Định đã giới thiệu về mình như thế nào? Qua lời giới thiệu ấy, em 
hiểu gì về nhân vật này? 
 HS dễ dàng tìm được những chi tiết Phương Định tự giới thiệu về mình trong 
truyện: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai 
bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn 
mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”(...) 
 Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh 
bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi 
nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. (...) 
 GV phân tích để cho HS thấy: Là một cô gái TNXP có nhiệm vụ san lấp 
những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, 
khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ đáng yêu, xinh xắn, đầy sức 
sống. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_phuong_phap_phan_tich_nhan_vat_van_hoc_trong_ca.pdf