SKKN Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh

doc 15 trang sklop9 11/07/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh
 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Người xưa vẫn thường nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích 
mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn 
thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng 
ta. Thế nhưng hiện nay, đa phần các em học sinh không mấy hứng thú với môn 
Ngữ Văn. Hầu như các em và kể cả phụ huynh học sinh thường quan tâm tới 
các môn Tự nhiên. Họ cho rằng: thời kì Khoa học hiện đại phát triển thì xã hội 
cần những người tài giỏi về các môn Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ, Tin học, còn 
riêng môn Văn mấy ai để ý tới.
 Văn vốn lãng mạn, giàu tính tưởng tượng, không khô khan, nhưng vì cho 
rằng thiếu “năng khiếu” nên hầu hết các em thấy chán nản, không đam mê học. 
Dần rồi thành thói quen, học cho có, học một cách đối phó, miễn cưỡng. 
 Xuất phát từ những thực tại còn tồn đọng và kinh nghiệm giảng dạy thực 
tiễn của bản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ học văn, 
học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học. Từ đó góp phần nâng cao 
hiệu quả dạy học nên tôi chọn đề tài: “Đưa phim truyền hình và phim tư liệu 
vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho 
học sinh” trong công tác giảng dạy của mình. 
 II. Mục đích nghiên cứu
 Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 tôi nhận thấy muốn giờ dạy 
đạt hiệu quả cao, giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. 
Từ đó mới phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực 
tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng thú học tập thì 
hiệu quả được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong học tập. Trong phạm 
vi của Sáng Kiến Kinh Nghiệm, tôi xin đề cập đến phương pháp: “Đưa phim 
truyền hình và phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm 
làm tăng hứng thú học tập cho học sinh” với mục đích thực hiện mục tiêu 
đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy. Đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng 
tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng cho 
các em phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh 
khi học Văn. 
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Ông cha ta vẫn thường nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Từ sự 
quan sát chứng kiến thực tế, con người ta sẽ học hỏi, biết thêm được nhiều điều 
mới lạ, bổ ích. Có dịp “khơi những nguồn chưa ai khơi” và biết những điều 
nhiều người chưa biết. Từ việc tiếp xúc thực tế, học sinh sẽ có ấn tượng sâu sắc 
 1 2. Khó khăn
 - Với độ tuổi còn nhỏ, các em chưa được tiếp xúc nhiều với thế giới bên 
ngoài. Nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội ...các em 
chưa biết đến. Thế nên việc dạy và học văn thuyết minh (đề cập đến các tri thức 
ở mọi lĩnh vực đời sống) là một điều tương đối khó.
 - Hơn nữa tài liệu minh họa và đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng 
dạy chưa phong phú (chủ yếu chỉ có vài bức tranh ảnh và tài liệu tham khảo) 
nên việc chuẩn bị bài đầu tư cho môn học còn gặp nhiều khó khăn.
 - Trường tôi đang dạy là một trường ở thị trấn nhưng đa phần học sinh 
xuất thân từ nông thôn, di cư từ nhiều vùng đến. Hoàn cảnh gia đình các em 
còn nhiều khó khăn. Nhiều em do áp lực gia đình về học hành nên học theo 
kiểu đối phó. 
 - Tâm lí học sinh đa phần là ngại học Văn. Các em cho rằng Văn “dài 
dòng”, đã vậy lại không có cảm xúc thật, điểm không được cao như các môn 
khác. Mỗi lần soạn bài các em hầu như xem sách tham khảo rồi chép, dẫn đến 
cách học thụ động. Cách hiểu và học Văn như thế khiến các em học ngày càng 
yếu đi, dẫn đến chán học, ngại học, thấy Văn là “buồn ngủ”.
 - Một số gia đình do hoàn cảnh khó khăn, lo làm ăn để trang trải cuộc 
sống nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Một số khác do công 
việc bận bịu nên bỏ bê con cái, phó mặc cho nhà trường nên dẫn đến các em lơ 
là, chểnh mảng trong học tập, đặc biệt là môn Văn.
 * Chất lượng bộ môn Ngữ văn của 3 lớp đang tiến hành khảo nghiệm và 
thực hiện giải pháp của năm học 2017-2018:
 Lớp Sĩ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ
 số Giỏi Khá TB Yếu
 8A1 25 0 0 5 20 15 60 5 20
 8A2 25 0 0 6 24 15 60 4 16
 8A3 32 8 25 12 37.5 12 37.5 0 0
 Từ những thực trạng trên, tôi đã lần lượt áp dụng các giải pháp vào 3 lớp 
mà tôi đang trực tiếp giảng dạy (9A1,9A2,9A3) nhằm phát huy được tính tích 
cực, chủ động của học sinh đồng thời giúp học sinh tăng hứng thú khi học Văn, 
nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn.
 Trước khi tiến hành áp dụng các giải pháp đưa phim tư liệu và phim 
truyền hình vào bài giảng, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ yêu thích của học 
sinh đối với môn Ngữ văn.
 3 tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Để thực 
hiện tốt biện pháp này, trước hết, ngay buổi học đầu tiên, tôi dành một phần ba 
thời gian tiết học để làm quen với các em. Cho các em thẳng thắn trao đổi về 
vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Từ đó định hướng bước đầu cho các em về 
cách thức, phương pháp học bộ môn này sao cho hiệu quả. Tôi hướng dẫn cụ 
thể cách chuẩn bị bài ở nhà như thế nào cho phù hợp với từng loại bài. 
 - Biện pháp 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học, giáo án tốt trước khi vào 
tiết dạy.
 Sau khi xác định được mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo 
viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học cần thiết. Ví dụ, ở 
những tiết dạy cần có phim tư liệu, phim truyền hình thì giáo viên phải chuẩn bị 
máy chiếu, máy tính (tivi có kết nối internet), bảng phụ, tranh ảnhcần thiết; 
học sinh chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập Để tổ chức tốt một tiết học thì 
điều không thể thiếu là giáo viên phải soạn kĩ bài trước khi đến lớp. Giáo viên 
làm chủ kiến thức, nắm chắc nội dung bài dạy. 
 Giải pháp 3. Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong tiết 
dạy 
 - Biện pháp 1. Lựa chọn phim tư liệu, phim truyền hình cần đưa vào 
bài giảng.
 Một nhiệm vụ quan trọng để có những tiết dạy sinh động, hấp dẫn là giáo 
viên phải lựa chọn phim tư liệu hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài dạy. Bởi 
khối lượng phim tư liệu, hình ảnhtrên internet là vô cùng lớn, nếu không tìm 
hiểu kĩ sẽ khiến cho tiết học nhàm chán hoặc mất thời gian làm ảnh hưởng đến 
các hoạt động học khác. Không chỉ yêu cầu học sinh mà giáo viên cũng phải 
chuẩn bị tốt bài dạy nếu muốn tiết dạy hiệu quả, học sinh hứng thú với môn 
học.
 Đối với phần Văn bản: cần đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu thêm thông tin về 
đời tư, sự nghiệp sáng tác của tác giả. Từ đó sẽ thấu hiểu được những tư tưởng, 
những ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm. Tìm hiểu nội dung văn bản để xác định 
vị trí cần đưa phim tư liệu hay phim truyền hình để tránh việc lạc đề hay mất 
thời gian của tiết học làm loãng kiến thức bài dạy.
 Đối với phần Tiếng Việt: cần đọc kĩ và thử phân tích ngữ liệu có trong 
sách giáo khoa. Không bắt buộc các em làm đúng mà yêu cầu các em đọc kĩ, 
trình bày theo cách hiểu của bản thân. Có thể lấy thêm ngữ liệu ở sách tham 
khảo hoặc những bài tập trong các sách khác.
 Phần Tập làm văn: ngoài việc đọc hiểu kĩ, phân tích ngữ liệu, các em 
cũng cần phải áp dụng lí thuyết vào bài văn cụ thể. Thường xuyên lập dàn bài 
và tập viết những đoạn văn ngắn để rèn luyện cách viết. Mỗi tuần sẽ có thêm 
bài tập về nhà phần Tập làm văn. Thường là viết những đoạn văn ngắn theo chủ 
đề và lập dàn bài cho một đề văn cụ thể (có thể sử dụng bằng sơ đồ tư duy). 
 5 Học sinh xem phim tư liệu về những cô gái Thanh niên xung phong
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tây Nguyên, rất nhiểu em chưa từng biết đến Sa 
Pa như thế nào. Nếu khi dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” giáo viên chỉ đơn thuần 
tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh tìm hiểu kiến thức thì tiết học rất dễ 
nhàm chán, học sinh khó hình dung ra vẻ đẹp của Sa Pa. Vì thế, tôi đã chiếu 
một đoạn phim tư liệu về vẻ đẹp của Sa Pa để các em quan sát và cảm nhận. 
Tôi tin chắc rằng, sau tiết học, khi hỏi về vẻ đẹp của Sa Pa các em sẽ nhớ lâu 
và cảm nhận tốt hơn rất nhiều so với tiết dạy chỉ sử dụng tranh ảnh.
 Vậy, một vấn đề đặt ra là đưa đoạn phim tư liệu vào phần nào của tiết 
dạy để đảm bảo nội dung và thời lượng hợp lí. Phần này là sự linh động trong 
cách tổ chức hoạt động học của giáo viên. Bản thân tôi, tiến hành như sau: Sau 
khi cho học sinh tiến học tìm hiểu chung về văn bản, tìm hiểu tình huống 
truyện, đến đoạn vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa tôi sẽ dành thời lượng một phút 
để các em quan sát và cảm nhận qua đoạn phim tư liệu. Sau khi các em quan 
sát đoạn phim và đọc văn bản ở phần trước, sẽ dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp 
thơ mộng của thiên nhiên SaPa.
 7 Học sinh quan sát đoạn phim nói về sự khốc của chiến tranh
 Đối với phần Tiếng Việt:
 Tiếng Việt vốn là phân môn có kiến thức mang tính chính xác cao. Tuy 
nhiên tôi đã mạnh dạn lồng ghép những đoạn phim truyền hình vào vừa để tạo 
hứng thú, rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy đồng thời củng cố về kiến thức. 
Hơn nữa, đó lại là những đoạn phim trong các văn bản đã học. Thế nên ngoài 
việc bổ trợ kiến thức Tiếng Việt, nó còn giúp các em hiểu sâu hơn về các tác 
phẩm đã học, biết kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức phân môn, liên môn.
 Khi dạy tiết 43: “Nghĩa tường minh và hàm ý”. Với phần tìm hàm ý 
trong câu nói của chị Dậu, tôi đã lồng đoạn phim “Chị Dậu 1989” với cảnh chị 
Dậu đau đớn thông báo với cái tí là mình sẽ bán con cho nhà cụ Nghị. Yêu cầu 
học sinh xem phim xong, cô mới cho các em tìm hàm ý trong những câu đối 
thoại của hai nhân vật. Từ cuộc đối thoại, các em vừa hiểu được tình cảnh 
đáng thương của gia đình chị Dậu, lại vừa xác định được hàm ý. Không chỉ thế, 
giáo viên còn có thể nâng cao kiến thức cho học sinh khi lồng ghép với bài tập 
1 trong sách giáo khoa. 
 Khi dạy bài “Các phương châm hội thoại”, giáo viên có thể tìm những 
đoạn phim hài để thấy được việc sử dụng các phương châm hội thoại đa dạng 
như thế nào. Từ đó vừa tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho tiết học vừa giúp 
học sinh nhớ lâu.
 Đối với phần Văn bản và Tập làm văn phần văn thuyết minh, tôi tiếp tục 
đưa các đoạn phim tư liệu vào bài giảng để tạo hứng thú cho các em học tập.
 Khi dạy bài “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”, tôi 
đã lòng ghép phim tư liệu “Cây chuối trong đời sống con người Việt Nam” vào 
bài giảng để học sinh vừa nghe vừa quan sát về cây chuối. Với khoảng thời 
gian 3 phút, học sinh được quan sát hình dáng, đặc điểm, lợi ích từ cây chuối 
mang lại cho đời sống con người. Từ phương pháp trực quan sinh động này, 
học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trước mắt các em là những hình 
 9 khi dạy bài “Vườn quốc gia Yok Đôn”, khi tôi hỏi “các em đã được đến thăm 
vườn Quốc gia Yok Đôn chưa?”, thì hầu như các em đều trả lời là chưa. Vậy 
thì việc sử dụng những đoạn phim tư liệu trên mạng Internet để giới thiệu về 
địa điểm này là một giải pháp hay. Bởi nó giúp cho các em “du lịch bằng mắt” 
để tìm hiểu những đặc trưng, giá trị của vườn Quốc gia Yok Đôn đối với đời 
sống của con người Đăk Lăk nói riêng và nước Việt Nam nói chung.
 Học sinh quan sát đoạn phim tư liệu về vườn quốc gia Yok Đôn trước khi tìm hiểu nội dung 
 bài học
 IV. Tính mới của giải pháp
 Đây là phương pháp mang tính giáo dục cao. Được hình thành từ việc 
tiếp thu kiến thức đã học qua việc quan sát, tìm hiểu và khả năng tư duy sáng 
tạo một cách khoa học, để áp dụng vào thực tiễn bằng những tình huống cụ thể. 
Từ đó giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng viết bài cảm nhận và làm bài văn 
thuyết minh tốt hơn, đồng thời giúp các em có thêm tinh thần tự giác học tập, 
tích cực, chăm phát biểu, làm bài hơn và đặc biệt yêu thích môn Ngữ văn hơn. 
Điều này thấy rõ trong bài kiểm tra cuối học kì. Tỉ lệ bộ môn tăng lên rõ rệt so 
với các lớp khác.
 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 Sau khi áp dụng những phương pháp trên, đa số giờ học Văn của lớp tôi 
dạy học sinh đều hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng bài, làm bài tốt, đầy đủ 
ý. Từ đó mà kết quả học tập của học sinh lớp 9 qua các năm học 2017-2018; 
2018-2019 đã có sự chuyển biến rõ rệt. Riêng lớp 9ª1,9ª2,9ª3 của năm học 
2018-2019 đã có những chuyển biến ró nét về chất lượng bộ môn so với năm 
trước.
 11

File đính kèm:

  • docskkn_dua_phim_truyen_hinh_va_phim_tu_lieu_vao_trong_cac_tiet.doc